10+ Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn thường gặp nhất
Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn có thể liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa hoặc vấn đề ăn uống. Trong bài viết này, dược sĩ Khỏe 247 sẽ chia sẻ các nguyên nhân đại tiện không thành khuôn thường gặp nhất và hướng dẫn biện pháp khắc phục, hãy tham khảo ngay nhé!
Có nhiều nguyên nhân gây đi ngoài không thành khuôn
Lý giải nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn
Ở trẻ nhỏ và người lớn khỏe mạnh, phân thường đóng thành khuôn dài, thể chất mềm mịn, dễ đại tiện, màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có mùi hôi. Phân lỏng nát, đi ngoài không thành khuôn là một dấu hiệu bất thường có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đi ngoài không thành khuôn ở từng nhóm đối tượng.
Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn ở người lớn
Người lớn đi đại tiện phân lỏng không thành khuôn thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết trợt hoặc ổ loét gây ra các triệu chứng:
⦿ Đau bụng, mót đại tiện
⦿ Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm máu và nhầy
⦿ Mệt mỏi
⦿ Sút cân
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng như virus, vi khuẩn xâm nhập, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đại tràng, ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng kháng sinh,...
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng chức năng đại tràng bị rối loạn nhưng không có tổn thương niêm mạc. Các triệu chứng đặc trưng của hội chứng ruột kích thích đó là:
⦿ Đau bụng dưới, đau nhiều sau ăn và giảm khi đi đại tiện hoặc trung tiện.
⦿ Đi ngoài phân lỏng nát không thành khuôn, phân lẫn nhầy nhưng không có máu, đôi khi bị táo bón xen kẽ.
⦿ Bụng chướng, khó chịu, tăng dần sau buổi trưa và giảm dần vào ban đêm.
Các yếu tố làm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích đó là căng thẳng, rối loạn tâm lý, nhiễm trùng đường ruột, di truyền, ăn uống kém lành mạnh,...
Một số bệnh lý gây đau ngoài không thành khuôn ở người lớn
Ngộ độc thực phẩm
Đi ngoài không thành khuôn cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, virus, ôi thiu, nấm mốc.
Ngoài tiêu chảy, người bị ngộ độc thực phẩm còn có các triệu chứng sau:
⦿ Đau bụng, buồn nôn và ói mửa
⦿ Sốt, mệt mỏi
⦿ Chán ăn, ớn lạnh,....
Lối sống kém lành mạnh
Ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh cũng là “thủ phạm” khiến bạn thường xuyên bị đi ngoài không thành khuôn.
Điển hình như chế độ ăn quá nhiều chất béo, đạm, ăn đồ ăn nhanh, uống nhiều rượu bia, nước ngọt,...Thói quen bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, ăn khuya, ngủ muộn, lười vận động cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, trong đó có tình trạng bé đi ngoài không thành khuôn, phân sống,... Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ trên 6 tháng hoặc trẻ 1 tuổi đi ngoài không thành khuôn chủ yếu là do các nguyên nhân dưới đây:
Dùng nhiều kháng sinh
Sức đề kháng của trẻ nhỏ thường non yếu hoặc chưa hoàn thiện nên rất dễ bị mầm bệnh tấn công. Cũng chính vì vậy mà trẻ thường xuyên phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.
Sử dụng kháng sinh sai cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ. Hậu quả của việc lạm dụng loại thuốc này đó là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trẻ tiêu hóa kém, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, biếng ăn, còi cọc,...
Bất dung nạp Lactose, Fructose hoặc Gluten
Nếu cơ thể thiếu hụt men tiêu hóa đường Lactose, Fructose hoặc protein Gluten thì khi ăn uống thực phẩm có các chất này, trẻ sẽ không tiêu hóa, hấp thu được. Kết quả là các chất này xuống đại tràng, xảy ra phản ứng biến đổi thành chất khác gây hại cho đường tiêu hóa, từ đó gây tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Lactose được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa, Fructose có trong trái cây, mật ong, Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, bánh mì, bánh ngọt, bia,...
Đi ngoài không thành khuôn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ
Dị ứng thức ăn
Trẻ nhỏ cũng có thể bị đi ngoài phân lỏng do dị ứng thực phẩm. Trong quá trình nuôi dạy, phụ huynh cần chú ý theo dõi, phát hiện những thực phẩm con bị dị ứng để hướng dẫn trẻ tránh sử dụng.
Một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ cao đó là trứng, đậu phộng, hải sản, sữa bò,...Khi ăn phải các món ăn này trẻ có biểu hiện mệt mỏi, nôn mửa, phát ban, đau bụng, tiêu chảy,...
Nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn gặp phổ biến ở trẻ. Trẻ nhỏ thường bị nhiễm trùng đường ruột do nhiễm virus (Rota virus, Norwalk virus, viêm gan siêu vi), vi khuẩn (Shigella, Campylobacter, E.coli, Salmonella), ký sinh trùng (Cryptosporidium,...).
Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ đó là đau bụng, chướng bụng, quấy khóc, mệt mỏi, tiêu chảy, bú kém, chán ăn, nôn trớ,...
Nguyên nhân khác
Ngoài những lý do kể trên, trẻ cũng có thể bị tình trạng đi ngoài không thành khuôn do các nguyên nhân sau:
⦿ Tiêu chảy du lịch
⦿ Cường giáp
⦿ Đại tràng kích thích
⦿ Loét dạ dày,...
Đi ngoài không thành khuôn khi nào cần đi khám?
Như đã trình bày ở trên, hiện tượng đi ngoài không thành khuôn có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan, hãy đi khám ngay trong trường hợp sau:
⦿ Đối với người lớn: Đi ngoài phân lỏng quá 3 ngày, phân màu đen hoặc lẫn máu, khát nước, da khô, ít hoặc không tiểu tiện, nước tiểu tối màu, cơ thể suy nhược, chóng mặt, đau bụng dữ dội, sốt trên 39 độ C,...
⦿ Đối với trẻ nhỏ: Sốt trên 39 độ C, không đi tiểu hoặc tã không ướt trong nhiều giờ, đi ngoài phân đen hoặc có máu, miệng khô, khóc không có nước mắt, cáu kỉnh, ngủ li bì, mắt/má trũng, da không đàn hồi,...
Lưu ý khi nào cần đi thăm khám tại bệnh viện
Mẹo khắc phục tình trạng đi ngoài không thành khuôn
Khi bị đi ngoài phân không thành khuôn kéo dài, tái phát thường xuyên, kèm theo các triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám. Sau khi hỏi bệnh, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây đi ngoài phân lỏng, từ đó hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
Các biện pháp dược sĩ Khỏe 247 giới thiệu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị đi ngoài phân lỏng.
Điều trị bằng thuốc
Người bệnh đi ngoài phân không thành khuôn, tùy theo nguyên nhân có thể được kê đơn các loại thuốc như:
⦿ Thuốc bù nước điện giải khi bệnh nhân có dấu hiệu mất nước (ví dụ như Oresol)
⦿ Thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy phân lẫn máu, tiêu chảy do tả, lỵ, kèm theo viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,...(ví dụ như Erythromycin, Ciprofloxacin, Azithromycin, Metronidazol,...)
⦿ Thuốc giảm co thắt, cầm tiêu chảy, thuốc an thần, men vi sinh,...trong trường hợp bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng (ví dụ như Duspatalin, Smecta, Meteospasmyl, Rotunda, Phương Đông Đại Tràng, Enterogermina,...)
Lưu ý các mẹo khắc phục tình trạng đi ngoài không thành khuôn hiệu quả
Điều chỉnh lối sống
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị đi ngoài không thành khuôn, bên cạnh việc dùng thuốc cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
⦿ Về chế độ ăn: Nên ăn chín uống sôi, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, tránh các món ăn khó tiêu, thực phẩm cay nóng, chiên xào, hải sản,... Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ưu tiên nước lọc, nước trái cây, tuy nhiên nên hạn chế uống nước ép táo, lê, tránh rượu bia, nước ngọt có gas,...
⦿ Về chế độ sinh hoạt: Ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi đều đặn, vận động thể chất thường xuyên, giải tỏa căng thẳng,...
Như vậy trong bài viết này, dược sĩ Khỏe 247 đã chia sẻ cho độc giả những nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn và cách khắc phục. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe tiêu hóa cần giải đáp thì hãy kết nối zalo 0369 617 500 để được chuyên gia Khỏe 247 tư vấn miễn phí.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG