Bụng Sôi Đi Ngoài Lỏng: 5 Nguyên nhân và cách khắc phục
- Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ và tiêu kết trong Đông y: Ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị bệnh
- Kinh Nguyệt Ra Cục Máu Đông: Đừng Quá Lo Lắng!
- Ăn gì dễ đi cầu? Danh sách thực phẩm tốt nhất cho tiêu hóa
- 1 Tuần Không Đi Đại Tiện Có Sao Không? 4 Cách Xử Trí
- Uống nước gì để dễ đi cầu? TOP 9 Loại nước tốt nhất
Tình trạng bụng sôi đi ngoài lỏng kéo dài là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Thông tin dược sĩ Khỏe 247 cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về top 5 nguyên nhân gây đau bụng, sôi bụng đi ngoài thường gặp nhất và cách khắc phục.
Bụng sôi và đi ngoài lỏng là tình trạng nhiều người gặp phải
1. Bụng sôi đi ngoài lỏng có bọt do bệnh đại tràng
Bệnh đại tràng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sôi bụng đi ngoài lỏng. Chính vì vậy, khi bị bụng sôi đi ngoài lỏng liên tục, tái phát nhiều lần, bạn hãy đi thăm khám kiểm tra xem có mắc các vấn đề đại tràng dưới đây hay không:
⦿ Hội chứng ruột kích thích
⦿ Viêm loét đại tràng
Triệu chứng
Khi mắc bệnh đại tràng, ngoài triệu chứng bụng sôi liên tục và đi ngoài ra nước, người bệnh còn có biểu hiện sau:
⦿ Hội chứng ruột kích thích: Bụng đau âm ỉ thường gặp sau ăn, cơn đau giảm sau khi đi đại tiện, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng nát 3 - 5 lần/ngày, phân có thể lẫn nhầy nhưng không có máu, thường xuyên chướng bụng đặc biệt là sau bữa trưa, giảm khi đi ngủ,...
⦿ Viêm đại tràng: Đau bụng ở hố chậu trái hoặc phải, buồn đại tiện, đi ngoài phân lỏng nát lẫn nhầy và máu, sụt cân, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm,...
Bệnh đại tràng là nguyên nhân phổ biến gây bụng sôi, đi ngoài lỏng
Cách chữa sôi bụng đi ngoài do bệnh đại tràng
Bệnh lý đại tràng gây nhiều triệu chứng khó chịu và dễ tái phát ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vấn đề chữa trị bệnh lý này cũng tương đối khó khăn. Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các loại thuốc tây giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng như:
⦿ Thuốc cầm tiêu chảy (ví dụ Loperamid)
⦿ Thuốc giảm đau (ví dụ Paracetamol)
⦿ Thuốc chống co thắt (ví dụ Duspatalin)
⦿ Thuốc kháng sinh (trường hợp viêm loét)
⦿ Thuốc kháng cholinergic (ví dụ Hyoscyamine)
⦿ Thuốc an thần (ví dụ Rotunda)
Hiện nay nhiều bệnh nhân lo ngại sử dụng các loại thuốc tây do gặp nhiều tác dụng phụ và một số trường hợp “nhờn thuốc” nên thường lựa chọn các loại thuốc chiết xuất thảo dược lành tính như Phương Đông Đại Tràng.
Ưu điểm của thuốc nam trị viêm đại tràng là lành tính, không gây tác dụng phụ và phát huy hiệu quả khá tốt nếu sử dụng đúng hướng dẫn của người có chuyên môn.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để bệnh đại tràng nhanh thuyên giảm.
2. Bụng sôi đi ngoài lỏng do bệnh dạ dày
Bệnh dạ dày là một trong những “thủ phạm” khiến bạn bị sôi bụng đi ngoài. Tiêu biểu như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,...
Triệu chứng
Một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết bệnh dạ dày như:
⦿ Vùng bụng phía trên rốn (vùng thượng vị) đau, nóng rát kèm theo tiếng sôi ùng ục
⦿ Thường xuyên bị chướng bụng, ợ hơi, ợ chua
⦿ Cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng, đắng miệng, ho, khản tiếng
⦿ Đau vùng ngực dưới xương ức, khó thở
⦿ Ăn không ngon, khó tiêu, có thể bị đi ngoài lỏng,...
Bụng sôi đi ngoài lỏng do bệnh dạ dày
Mẹo chữa sôi bụng, đi ngoài do bệnh dạ dày
Để điều trị bệnh dạ dày hiệu quả, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn, lối sống lành mạnh. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh dạ dày như:
⦿ Thuốc ức chế bơm proton (Nexium, Omeprazole,...)
⦿ Thuốc kháng acid (Cimetidine, Famotidine,...)
⦿ Thuốc trung hòa acid (Gaviscon, Phosphalugel, Kremil,...)
⦿ Thuốc bao phủ ổ loét (Sucralfat,...)
⦿ Thuốc kháng sinh khi dương tính với vi khuẩn HP (Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin,....)
⦿ Thuốc nam (Thuốc ứng dụng bài thuốc cổ truyền bào chế dạng viên tiện lợi như Dạ dày An Châu,...)
3. Đau bụng, sôi bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa
Bụng sôi đi ngoài lỏng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Điển hình như trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt thường do loạn khuẩn hoặc nhiễm khuẩn đường ruột,...
Triệu chứng
Rối loạn tiêu hóa thường gặp hơn ở trẻ nhỏ, biểu hiện thông qua các triệu chứng như:
⦿ Biếng ăn, bú kém, quấy khóc
⦿ Đau bụng, sôi bụng
⦿ Nôn trớ
⦿ Tiêu chảy, đi ngoài phân sống hoặc táo bón,...
Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, sôi bụng đi ngoài
Cách chữa sôi bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa
Một số biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo áp dụng như:
⦿ Dùng thuốc trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa theo chỉ định (thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc bù nước điện giải,...)
⦿ Bổ sung men vi sinh, chất xơ
⦿ Điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường ăn rau củ quả, thực phẩm giàu omega 3, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn,...
⦿ Giúp trẻ tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, vận động thể chất nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tiêu hóa,....
4. Bụng sôi liên tục và đi ngoài ra nước do bất dung nạp Lactose
Trường hợp bị bất dung nạp Lactose nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa loại đường này (sữa công thức, sữa mẹ, phô mai,....) thì sẽ bị đi ngoài phân lỏng, sôi bụng.
Bởi vì trong cơ thể người bệnh bị thiếu hụt enzyme Lactase dẫn đến đường ruột không thể tiêu hóa và hấp thu được. Lactose khi đó sẽ bị dư thừa đi xuống đại tràng tương tác với vi khuẩn tạo thành Acid Lactic, Carbon dioxide - 2 chất gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Triệu chứng
Các dấu hiệu đặc trưng nhận biết trẻ bị bất dung nạp đường Lactose như:
⦿ Trẻ hoảng sợ, quấy khóc khi bú mẹ, uống sữa công thức
⦿ Sau khi uống trẻ bị căng chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng có bọt hoặc toàn nước chua
⦿ Da xung quanh hậu môn bị hăm đỏ,...
Không dung nạp Lactose có thể gây ra tình trạng bụng sôi liên tục và tiêu chảy
Cách khắc phục
Khi phát hiện bệnh nhân bị bất dung nạp Lactose, bác sĩ thường khuyến nghị áp dụng các biện pháp dưới đây:
⦿ Tránh tiêu thụ các sản phẩm chứa đường lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
⦿ Trẻ lớn và người trưởng thành có thể sử dụng sản phẩm chứa đường Lactose trong giới hạn cho phép.
⦿ Bổ sung thêm enzyme Lactase để cải thiện hiện tượng bất dung nạp,...
⦿ Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, tái khám đúng hẹn để kiểm tra xem triệu chứng bất dung nạp Lactose đã thuyên giảm hay chưa,...
5. Bụng sôi đi lỏng do các nguyên nhân khác
Ngoài các bệnh lý dược sĩ Khỏe 247 vừa giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể bị sôi bụng đi ngoài lỏng do các nguyên nhân sau:
⦿ Viêm ruột thừa
⦿ Bệnh Celiac
⦿ Dị ứng thực phẩm, chế độ ăn uống không hợp lý
⦿ Stress kéo dài
⦿ Mẹ bầu bị sôi bụng đi ngoài do rối loạn nội tiết, thai nhi chèn ép ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa,...
Như vậy trong bài viết này, dược sĩ Khỏe 247 đã phân tích một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng bụng sôi đi ngoài lỏng. Khi bị triệu chứng này, tốt nhất bạn nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhanh được cải thiện. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn thì bạn hãy kết nối trực tiếp với dược sĩ qua zalo 0369 617 500.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG