Bệnh viêm loét đại tràng, nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị tốt nhất

VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI

VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI

Viêm loét đại tràng là một bệnh nằm trong nhóm viêm đại tràng, cùng một loại với viêm đại tràng Crohn. Tại sao lại tách riêng bệnh này ra trong nhóm viêm đại tràng, đấy là vì tính chất nguy hiểm của nó. 
 

Viêm loét đại tràng là gì?
 

 Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm mạn tính của đại tràng. Ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, loét và viêm niêm mạc bên trong đại tràng dẫn đến các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và đi ngoài có máu.
 

 Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau. Bệnh này thường bắt đầu nhất ở tuổi thiếu niên và trưởng thành sớm, một số ít bắt đầu trong thời thơ ấu và sau này trong cuộc sống.
 

Viêm loét đại tràng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, Anh và Bắc Âu, ít khi có ở Việt Nam

 

 Những ai thường mắc Viêm loét đại tràng?


》 Viêm loét đại tràng có tính chất ảnh hưởng tới nam giới và nữ giới như nhàu, bên cạnh đó nghi ngờ có tính chất di truyền. Người có khả năng mắc viêm loét thường có độ tuổi từ 15 đến 35, và tình trạng viêm loét mạn tính kéo dài đến cuối đời. 

 

Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là gì?
 

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
 

》 Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng vẫn chưa được biết đến, các nhà khoa học chỉ đưa ra giả thiết.
 

 Viêm loét đại tràng có khả năng liên quan đến kích hoạt bất thường của hệ thống miễn dịch trong ruột. Hệ thống này được cho là để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nấm và những vi sinh vật gây bệnh khác. Thông thường, hệ thống miễn dịch chỉ được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với những vi sinh vật có hại. 
 

 Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, hệ thống miễn dịch được kích hoạt bất thường cho dù không có bất cứ tác nhân gây hại nào. Sự kích hoạt bất thường liên tục của hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng viêm mãn tính và các phần loét của đại tràng. Tình trạng này có tính di truyền, do đó nếu trong gia đình có người mắc viêm loét đại tràng thì khả năng cao những thành viên khác trong gia đình cũng mắc phải.
 

  Ít ai biết rằng, viêm đại tràng thông thường do vi khuẩn, virus…ít khi gây ung thư đại tràng, mà thể viêm loét đại tràng này mới chính là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu ở người bệnh viêm đại tràng. Nguy cơ bắt đầu phát triển sau 10 năm mắc bệnh, do đó người bệnh không được chủ quan khi có viêm loét đại tràng mà cần phải thăm khám định kỳ để sớm phát hiện các bất thường.
 

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: 


⦿  Tuổi tác: bệnh thường bắt đầu khởi phát các triệu chứng trước tuổi 30. Tuy nhiên, cũng có một số người không có các triệu chứng của viêm loét cho đến năm 60 tuổi.


⦿  Di truyền: Tỉ lệ mắc viêm loét đại tràng cao hơn ở những người có người thân cũng mắc bệnh như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột.


⦿  Chủng tộc: bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ chủng tộc nào. Tuy nhiên, người da trắng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với các chủng tộc khác. Đặc biệt là tỉ lệ mắc bệnh tăng cao ở người gốc Do Thái.


⦿  Sử dụng một số loại thuốc: Isotretinoin là một loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng.

 

Nguyên nhân gây ra viêm loét đại tràng

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến viêm loét đại tràng
 

 

Triệu chứng của viêm loét đại tràng
 

 Viêm loét đại tràng có những triệu chứng mà người viêm đại tràng mắc phải: đau bụng, đi ngoài bất thường, đi ngoài nhiều, đi ngoài sau khi ăn uống đồ ăn kích thích….Ở người bệnh viêm loét đại tràng đi ngoài rất dễ thấy có máu trong phân.
 

 Thông thường, người bệnh viêm loét đại tràng bị viêm giới hạn ở trực tràng và một đoạn ngắn của đại tràng liền kề trực tràng có triệu chứng nhẹ hơn và tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân bị viêm đại tràng lan rộng hơn. 
 

Triệu chứng bệnh nhiều khi còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và vị trí mắc bệnh tại đại tràng:
 

⦿ Viêm loét tại trực tràng: Chỉ có thể phát hiện bệnh qua tình trạng chảy máu trực tràng. Trường hợp hiếm hơn là thấy đau đại tràng, khó khăn khi đi đại tiện vì khó rặn.
 

⦿ Viêm loét tại đại tràng trái: Vết loét ở vị trí đại tràng Sigma và đại tràng xuống. Triệu chứng thường thấy là đại tiện phân có máu, đau bụng và sụt cân không rõ nguyên nhân.
 

⦿ Viêm loét toàn bộ đại tràng: Có khi ra mồ hôi trộm, thường xuyên đau bụng, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, sụt cân liên tục, đại tiện phân ra máu nhiều.
 

⦿ Viêm loét đại tràng tối cấp: Hiếm gặp nhưng gây hậu quả khôn lường. Mức độ, cường độ đau bụng, tiêu chảy dữ dội hơn bình thường. Nặng hơn, bệnh nhân có thể vỡ đại tràng, giãn đại tràng,…
 

 Biểu hiện bên ngoài của bệnh còn co đau khớp gối, mắt cá chân và cổ tay hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mắt.
 

 Nhưng người bệnh viêm loét đại tràng một phần sau đó có thể phát triển thành viêm đại tràng lan rộng hơn. Do đó, những bệnh nhân ban đầu chỉ bị viêm loét trực tràng sau đó có thể bị viêm đại tràng bên trái hoặc thậm chí viêm tụy. Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Quá trình viêm loét đại tràng có thể khác nhau, với một số người có thời gian thuyên giảm.

 

Khi nào nên gặp bác sĩ?


》 Gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải sự thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện hoặc nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng như:

⦿ Đau bụng


⦿ Máu trong phân 


⦿ Tiêu chảy đang diễn ra mà không đáp ứng với các loại thuốc không kê đơn


⦿ Tiêu chảy đánh thức bạn khỏi giấc ngủ


⦿ Một cơn sốt không rõ nguyên nhân được kéo dài hơn một hoặc hai ngày


Mặc dù viêm loét đại tràng thường không gây tử vong, nhưng đây là một căn bệnh nghiêm trọng, trong một số trường hợp có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Mức độ nguy hiểm của viêm loét đại tràng

Đau bụng tiêu chảy là biểu hiện dễ thấy nhất của viêm loét đại tràng.
 

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?

 

》 Ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng lan rộng có thể dẫn tới xuất huyết nặng. Tình trạng xuất huyết có thể dẫn tới thiếu máu và bệnh nhân cần được truyền máu và bổ sung thêm sắt.


》 Những trường hợp viêm loét nặng có thể dẫn tới phình đại tràng nhiễm độc với các triệu chứng như sốt cao, đau bụng, đầy chướng bụng, mất nước, suy nhược cơ thể. Đây là một trường hợp bệnh nhân cần được cấp cứu, nếu không có nguy cơ vỡ đại tràng. Điều trị thông thường bằng thuốc và phẫu thuật để phòng biến chứng vỡ đại tràng.


》 Đặc biệt, viêm loét đại tràng là bệnh lý có khả năng tiến triển ung thư đại tràng rất cao. Nguy cơ bắt đầu xuất hiện viêm loét đại tràng xuất hiện từ 8-10 năm sau khi bị viêm loét. 

 

➠➠➠ XEM THÊM: Dấu hiệu sớm giúp phát hiện Ung thư đại tràng


》 Một số cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng của viêm loét đại tràng. Có khoảng 10% người bệnh có biến chứng viêm khớp, đau lưng do viêm ở khớp cùng-chậu. Một số bị đau, đỏ da, nổi hạch cứng da, đau mắt, đỏ mắt, giảm thị lực.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Chẩn đoán Viêm loét đại tràng

 

》 Khi có nghi ngờ các triệu chứng là biểu hiện của bệnh như đau bụng, tiêu chảy phân lẫn nhầy máu,..thì ngay lập tức, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, khác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị bệnh hiệu quả.


Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh là:


⦿  Nội soi đại trực tràng: Trong quá trình tiến hành kỳ thuật nội soi, bác sĩ có thể kết hợp sinh thiết một mẩu tế bào để làm xét nghiệm và chẩn đoán xem ổ viêm loét có chứa tế bào lạ hay tế bào ung thư hay không.


 XEM THÊM: Những lưu ý không thể bỏ qua khi nội soi đại tràng


Trong trường hợp cơ sở y tế chưa triển khai kỹ thuật nội soi đại tràng thì có thể tiến hành chụp X-quang đại trực tràng cũng có thể chẩn đoán được bệnh.


⦿  Xét nghiệm máu:  Bác sĩ của bạn có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.


⦿  Xét nghiệm phân:  Các tế bào bạch cầu trong phân của bạn có thể chỉ ra viêm loét đại tràng. Một mẫu phân cũng có thể giúp loại trừ các rối loạn khác, chẳng hạn như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus  và ký sinh trùng.


⦿ Soi đại tràng sigma linh hoạt:  Bác sĩ  sử dụng một ống mảnh, linh hoạt, được chiếu sáng để kiểm tra trực tràng và đại tràng sigma - phần cuối cùng của đại tràng của bạn. Nếu đại tràng của bạn bị viêm nặng, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm này thay vì nội soi toàn bộ.


⦿ Tia X:  Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng tia X  để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đại tràng bj thủng do viêm loét gây ra.


⦿ Chụp CT:  Chụp CT bụng hoặc xương chậu của bạn có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ có biến chứng do viêm loét đại tràng. Chụp CT cũng có thể cho thấy mức độ đại tràng bị viêm.


⦿ Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cắt lớp cộng hưởng từ (MR): Bác sĩ có thể đề nghị một trong những xét nghiệm không xâm lấn này nếu muốn loại trừ bất kỳ tình trạng viêm nào ở ruột non. Những xét nghiệm này nhạy hơn trong việc tìm kiếm tình trạng viêm trong ruột so với các xét nghiệm hình ảnh thông thường. Chụp cắt lớp MR là phương pháp không dùng bức xạ, mang lại sự an toàn cho người bệnh.

 

Điều trị

 

Theo tây y có 2 phương pháp:
 

 Dùng thuốc và phẫu thuật là 2 phương pháp được dùng để điều trị viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ dùng cho những người bị viêm nặng và các biến chứng đe dọa tính mạng. 
 

 Thể viêm loét đại tràng rất dễ tái lại cho nên người bệnh trong điều trị cố gắng kiểm soát tình trạng bệnh thường xuyên. Điều trị viêm đại tràng loét là cần thiết để có thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư, đồng thời kiểm soát các triệu chứng, giảm giảm cảm giác khó chịu mà viêm loét gây ra cho bệnh nhân.

Hiện nay, Tây y chưa tìm ra được loại thuốc nào đặc trị bệnh. Các thuốc hiện dùng chỉ nhằm thuyên giảm triệu chứng, kéo dài thời kỳ bệnh lui và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.


Một số loại thuốc thường dùng:


⦿  Thuốc chống viêm nhóm 5-ASA.. Đây là các thuốc chống viêm đường ruột, có tác dụng đối với loét đại tràng ở mức độ nhẹ.


⦿  Thuốc chống viêm nhóm Corticoid như prednisolon, dexamethason, betamethason... Đây là những thuốc chống viêm theo cơ chế ức chế miễn dịch và cho tác dụng toàn thân. Do vậy, được sử dụng trong viêm loét đại tràng mức độ vừa và nặng.


⦿  Thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin, ciclosporin, infliximab... Đây là loại thuốc được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc chống viêm ở trên. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm loét nào cũng có thể sử dụng được loại thuốc này. Thuốc không được sử dụng trong các trường hợp sau:


- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thận trọng với các trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Bện suy gan, suy thận…

 

⦿  Thuốc sinh học: 

Các loại thuốc sinh học được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng bao gồm:

Infliximab, adalimumab golimumab: Những loại thuốc này được gọi là chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) và hoạt động bằng cách trung hòa một loại protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của bạn.

Vedolizumab: Thuốc đặc hiệu đường ruột này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào viêm đến vị trí viêm.


⦿  Thuốc cầm tiêu chảy như Loperamid


⦿  Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,…


⦿  Thuốc kháng sinh: metronidazole và ciprofloxacin là hai loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng.


⦿  Bổ sung sắt và vitamin B12: bổ sung sắt và vitamin B12 giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa kéo dài.


》 Do thường phải phối hợp các thuốc trên với nhau trong điều trị bệnh, nên việc có thể xảy ra những tác dụng phụ do thuốc là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

 

Giám sát ung thư

 

》 Bạn sẽ cần sàng lọc ung thư đại trực tràng  thường xuyên hơn vì nguy cơ gia ung thư gia tăng khi mắc bệnh. Lịch trình tầm soát ung thư được đề nghị sẽ phụ thuộc vào vị trí viêm loét của bạn và thời gian bạn mắc bệnh.

 

Nếu bệnh của bạn liên quan đến trực tràng nhiều hơn, bạn sẽ được yêu cầu nội soi theo dõi mỗi 1 đến 2 năm. Thường sẽ cần nội soi theo dõi bắt đầu ngay sau 8 năm kể từ khi chẩn đoán nếu phần lớn đại tràng của bạn bị viêm loét, hoặc 15 năm nếu chỉ có bên trái của đại tràng  bị bệnh.

 

Theo đông y

 

》 Ngày càng nhiều người bệnh tìm kiếm và lựa chọn các bài thảo dược để cải thiện viêm loét đại tràng bởi tính an toàn khi dùng lâu dài và hiệu quả mà các bài thuốc này mang lại.  Trong số các thảo dược hỗ trợ cho viêm loét đại tràng thì theo kinh nghiệm của người Dao, nước sắc Ngải Tiên cải thiện các triệu chứng của bệnh này tốt và ổn định trong thời gian dài.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho người bệnh

 

Chế độ ăn uống


Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng viêm loét và hạn chế bệnh tái phát.


 Người bệnh nên ăn


⦿   Các loại cá: Người bệnh nên ăn các loại cá, đặc biệt là cá hồi do trong thành phần có chứa thành phần omega-3. Đây là chất có lợi cho đường tiêu hóa và giúp nâng cao sức khỏe đại tràng.
⦿   Bổ sung đủ thành phần chất đạm: mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung đủ 1g/kg/ngày, nên ưu tiên các loại chất đạm có từ sữa đậu nành, cá, các loại sữa không chứa Lactose.
⦿   Thực phẩm giàu Probiotic có nhiều trong sữa chua. Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có thể giúp giảm và ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét tái phát.


》 Người bệnh nên kiêng


⦿   Rượu, bia và các chất kích thích đường ruột như thuốc lá, cà phê, đồ ăn quá cay nóng,…
⦿   Các sản phẩm sữa chứa lactose, đặc biệt là sữa có nguồn gốc động vật.
⦿   Các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh,…do chúng làm nặng thêm hiện tượng đầy bụng, chướng hơi ở người bệnh.
⦿   Các loại trái cây sấy, hạt cứng, măng,…do các thức ăn cứng có thể cọ xát vào niêm mạc đại tràng và làm nặng thêm tình trạng viêm loét.
⦿   Thực phẩm chứa Gluten: Một số thực phẩm chứa nhiều Gluten như lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh.
⦿   Nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Tránh ăn các loại thực phẩm sống như rau sống, dưa cà muối, nem chua, gỏi cá,…

 

  Một số biện pháp khác:


⦿  Ăn nhiều bữa nhỏ: Bạn có thể thấy bạn cảm thấy tốt hơn khi ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì hai hoặc ba bữa lớn hơn.


⦿  Uống nhiều chất lỏng: Cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Nước tinh khiết là tốt nhất. Rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột của bạn và có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí gas, vì vậy bạn nên tránh những loại đồ uống này.


⦿  Nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng: Nếu bạn bắt đầu giảm cân hoặc chế độ ăn uống của bạn trở nên rất hạn chế, hãy nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên phù hợp.

 

Về chế độ sinh hoạt phù hợp

 

》 Mặc dù căng thẳng không gây ra bệnh viêm loét đại tràng, nhưng nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn và có thể kích hoạt một đợt bệnh bùng phát.

 

》 Để giúp kiểm soát căng thẳng, hãy thử các phương pháp như:

 

⦿ Tập thể dục:  Ngay cả việc tập thể dục nhẹ cũng có thể giúp giảm căng thẳng, giảm trầm cảm và bình thường hóa các chức năng đường ruột. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để có một kế hoạch tập thể dục phù hợp.


⦿ Phản hồi sinh học:  Kỹ thuật giảm căng thẳng này giúp bạn giảm căng cơ và làm chậm nhịp tim với sự trợ giúp của máy phản hồi. Mục tiêu là giúp bạn bước vào trạng thái thư giãn để bạn có thể dễ dàng đối phó với căng thẳng hơn.


⦿ Thường xuyên thư giãn và tập thở: Một cách hiệu quả để đối phó với căng thẳng là thực hiện các bài tập thư giãn và thở. Bạn có thể tham gia các lớp học yoga và thiền hoặc thực hành tại nhà bằng cách sử dụng sách, đĩa CD hoặc DVD.

 

==> Bạn đang bị VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG, phân vân về chế độ ăn hợp lý -  Hãy để lại bình luận, hoặc đăng ký tư vấn sức khỏe tại Khỏe 247 để được dược sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Đăng ký tư vấn miễn phí

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn