ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI DẤU HIỆU CẢNH BÁO NHỮNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM?

ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI DẤU HIỆU CẢNH BÁO NHỮNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM?

Đau bụng đi ngoài là vấn đề tiêu hóa mà hầu như ai trong chúng ta cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tuy phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan vì nhiều khi, đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người.


》  Tùy theo tình hình của mỗi người mà có muôn hình vạn trạng kiểu đau bụng đi ngoài khác nhau. Đơn giản, có người chỉ bị đau bụng đi ngoài một lần trong ngày. Có trường hợp lại bị nhiều lần trong ngày, hoặc đau bụng đi ngoài liên tục.


 Rất nhiều trường hợp đau bụng đi ngoài còn đi kèm những biểu hiện khác như nôn, chóng mặt, sốt cao. Khi đó, nó đã trở thành dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến những dạng đau bụng đi ngoài kèm những bệnh lý liên quan đến tình trạng đó.

 

Đau bụng đi ngoài lỏng liên tục

 

 Đau bụng đi ngoài liên tục, khi đại tiện thì đi phân lỏng có thể là hệ quả do những bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – hành tá tràng gây ra.

Đau bụng đi ngoài lỏng liên tục là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến dạ dày.

Đau bụng đi ngoài lỏng liên tục là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến dạ dày.

Khi bị các bệnh về dạ dày, người bệnh thường sẽ có các triệu chứng như:


⦿ Bụng đau quặn, đau dữ dội: Mức độ đau đớn tăng lên sau khi ăn đối với bệnh viêm loét dạ dày, hoặc khi đói bụng đối với bệnh viêm dạ dày tá tràng.

⦿ Ợ nóng, ợ chua: Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tượng ợ nóng, ợ chua diễn ra thường xuyên, đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này tăng lên khi bạn ăn no.

⦿ Đau bụng đi ngoài lỏng liên tục: Triệu chứng phổ biến nữa của bệnh dạ dày đó rối loạn đại tiện, đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn.
 

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn

 

 Ăn xong đau bụng đi ngoài là vấn đề khiến nhiều người đau đầu tìm cách giải quyết nhưng bất thành. Vậy ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Thường thì đây là biểu hiện dễ nhận biết của chứng ngộ độc thực phẩm.


 Ngộ độc thực phẩm còn được gọi bằng những cái tên khác như ngộ độc thức ăn, trúng thực. Tác nhân gây bệnh là do người bệnh tiêu thụ thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ôi thiu hoặc chứa nhiều chất phụ gia độc hại.


 Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân thường có biểu hiện bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn, kèm theo tình trạng ói mửa, tiêu chảy, sốt, chóng mặt…Trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
 

Đau bụng đi ngoài kéo dài nhiều ngày

 

 Những người mắc hội chứng ruột kích thích, bị rối loạn vi khuẩn đường ruột hay viêm đại tràng mãn tính thường sẽ gặp triệu chứng là đau bụng đi ngoài nhiều ngày.


 Cụ thể hơn, đó là thường xuyên đau bụng, đi ngoài trên 3 lần/ngày, tình trạng phân sống hoặc lỏng không thành khuôn kèm theo cảm giác đau bụng, có lúc đau quặn không chịu được, mót đi ngoài, đi xong lại muốn đi tiếp, cơ thể mệt mỏi…

Đau bụng đi ngoài tái diễn liên tục là dấu hiệu đáng ngại mà bạn không nên chủ quan.
Đau bụng đi ngoài tái diễn liên tục là dấu hiệu đáng ngại mà bạn không nên chủ quan.


 Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, gây kiệt sức, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
 

Đau bụng đi ngoài buồn nôn

 

 Hiện tượng đau bụng đi ngoài ra nước, đau bụng đi ngoài buồn nôn thường là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa.
 

Các bệnh liên quan có thể kể đến là:

 

⦿ Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng kháng sinh dài ngày, stress kéo dài…
 

⦿ Viêm loét dạ dày: Vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến căn bệnh này. Nhưng người hay uống rượu bia, ăn uống không đúng bữa, có thói quen ăn mặn, stress kéo dài hoặc sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không steroid có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao hơn người bình thường.
 

⦿ Viêm đại tràng: Đa số các nguyên nhân viêm đại tràng khởi phát bệnh khi đại tràng bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hoặc do ảnh hưởng của xạ trị ở bệnh nhân bị ung thư ở các cơ quan lân cận đại tràng. Ngoài ra, nó cũng có thể là hậu quả do tình trạng thiếu máu cục bộ trong đại tràng (các mạch máu bị tắc nghẽn lâu ngày) gây ra.

⦿ Ngộ độc thực phẩm: Là hệ quả do bệnh nhân ăn phải thực phẩm nhiễm ký sinh trùng, thức ăn đã ôi thiu, các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia hoặc ăn phải các thức ăn có chứa độc.
 

⦿ Kỳ hành kinh của phụ nữ: Nhiều chị em thường bị đau bụng đi ngoài buồn nôn, thậm chí đi ngoài ra nước trước chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do khi tới kì, niêm mạc tử cung của người phụ nữ sẽ tăng sinh ra oestrogen và progestagen. Nội tiết tố thay đổi dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chứng đau bụng đi ngoài buồn nôn.


 Đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì? là lo lắng của nhiều người khi thấy bản thân mắc phải những triệu chứng khó chịu trên. Nhưng lời khuyên tốt nhất là bạn hãy đi khám bác sĩ, không nên mua thuốc tự ý điều trị tại nhà.
 

Đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt

 

 Nhiều khi, người bệnh không chỉ bị đau bụng đi ngoài bình thường mà nó còn đi kèm những biểu hiện nghiêm trọng như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt. Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ bởi những dấu hiệu trên đã cảnh báo một vài chứng bệnh đáng ngại như:


⦿ Ngộ độc thực phẩm: Đa số các trường hợp mắc phải tình trạng này đều sẽ càm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Tiếp sau đó là những cơn đau bụng xuất hiện.
 

⦿ Đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt trong thời gian dài còn có thể là biểu hiện ung thư. Thường những người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối mới thường gặp dấu hiệu như vậy. Bệnh càng nghiêm trọng thì chứng buồn nôn sẽ giảm dần và thay vào đó là những cơn đau bụng dữ dội.
 

Đau bụng đi ngoài kèm sốt

 

 Đau bụng đi ngoài sốt cao là những triệu chứng nguy hiểm, cần được thăm khám ngay để tránh trường hợp các bệnh ký liên quan phát triển theo chiều hướng xấu đi.


 Nếu người bệnh bị đau bụng đi ngoài kèm sốt, tiêu chảy lẫn máu thì đó rất có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường ruột.


 Nếu người bệnh thấy đau bụng âm ỉ, liên tục, tăng dần, lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa thì đó là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm ruột thừa.

Đau bụng đi ngoài kèm sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Đau bụng đi ngoài kèm sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.


 Nếu người bệnh bị chướng bụng đầy hơi kéo dài, đau bụng, táo bón thì đó là biểu hiện của viêm đại tràng thể nhiệt. Những đợt cấp có thể kèm theo sốt nóng hoặc lạnh, mệt mỏi, chán ăn, sút cân.
 

Sáng sớm đau bụng đi ngoài nhiều lần

 

 Câu hỏi trên là băn khoăn của khá nhiều người. Trên thực tế, đa số trường hợp đau bụng đi ngoài buổi sáng là một phản ứng bình thường của hệ tiêu hóa, không phải là triệu chứng của bệnh.


 Chức năng của ruột già là nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non. Nó sẽ hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn, sau đó, kết hợp với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi lượng chất thải đã đủ, đại tràng sẽ co bóp tạo ra nhu động ruột để bài tiết phân qua trực tràng.


 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồng hồ sinh học của cơ thể người. Từ 5h – 7h. sáng là khoảng thời gian mà ruột già thải độc. Qua thời gian 1 ngày đêm, phân được đưa qua ruột và dừng lại ở đây, tích lượng đủ lớn, đợi đến thời gian từ 7h sáng. Đó là khi ruột già thải độc, kích thích trực tràng – hậu môn tống phân ra ngoài. Do đó, đau bụng đi ngoài buổi sáng, sau khi ngủ dậy là điều hoàn toàn bình thường.
 

Đau bụng đi ngoài phải làm sao?

 

 Trước hết, khi theo dõi thấy đau bụng đi ngoài đi kèm với những dấu hiệu đã liệt kê ở trên, điều bạn cần làm là hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nhận kết luận chính xác.


 Phương pháp điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa quyết định tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, mức độ mắc bệnh và thể trạng từng người. Tùy theo dạng bệnh mà phương pháp điều trị sẽ là nội khoa (thuốc) hoặc ngoại khoa (phẫu thuật).


 Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì là băn khoăn của khá nhiều người bệnh. Không phải tất cả các trường hợp đau bụng đi ngoài đều sẽ uống thuốc. Có những trường hợp tự khỏi vì chỉ là phản ứng bình thường của hệ tiêu hóa. Những trường hợp còn lại tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, kết quả khám và chẩn đoán.

Phải làm sao trong trường hợp bạn bị đau bụng đi ngoài


》 Một trong những lưu ý quan trọng là người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa. Những trường hợp như vậy, có khi bệnh không khỏi mà còn trở nên trầm trọng hơn.


 Để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh đau bụng đi ngoài xuất hiện liên tục kèm những biểu hiện đáng lo, bạn nên xây dựng một chế độ ăn và sinh hoạt điều độ hợp lý.

 

Đau bụng đi ngoài nên ăn gì và ăn như thế nào?

 

》 Đáp án là hãy ăn đủ chất nhưng tăng cường rau xanh, vitamin. Chú ý ăn chín, uống sôi, không ăn những thứ đồ ôi thiu, đồ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, đồ dễ gây kích ứng. Chú ý vệ sinh sạch sẽ tay chân trước khi ăn. Bạn hãy tạo dựng thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hay vừa ăn vừa làm việc riêng. Đó là những lời khuyên hữu ích cho những ai còn băn khoăn về chuyện đau bụng đi ngoài ăn gì.


 Khi đau bụng đi ngoài, bạn nhớ uống nhiều nước và bổ sung các chất điện giải để tránh mất nước, kiệt sức.


Trên đây là những thông tin cần thiết về đau bụng đi ngoài và các chứng bệnh liên quan. Hi vọng, chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh và phát hiện kịp thời các căn bệnh đe dọa đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp từ đội ngũ tư vấn Khỏe 247, nhanh tay truy cập Tin Sức khỏe mới nhất để đăng ký tư ván sức khoẻ miễn phí.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn