TOP 10+ Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

TOP 10+ Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

Dùng Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày là phương pháp thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Vậy loại thuốc điều trị tốt nhất hiện nay là thuốc nào? Sử dụng ra sao để có hiệu quả tốt nhất?... 

 

Khỏe 247 sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn đọc những loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày

 

Thuốc Tây trị viêm loét dạ dày

 

Thuốc chữa viêm loét dạ dày được kê trong các phác đồ điều trị tại bệnh viện thường thuộc các nhóm sau:

 

⦿ Ức chế bơm proton (PPI)

⦿ Kháng histamin H2 (ức chế thụ cảm thể H2)

⦿ Kháng acid (antacid)

⦿ Bảo vệ niêm mạc dạ dày

⦿ Kháng sinh diệt HP,...

 

Dưới đây là một số thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng phổ biến hiện nay.

 

Thuốc trị viêm dạ dày Omeprazol

 

Một trong những thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay là omeprazol. 

 

Omeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton. Hoạt chất này có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày từ đó làm giảm các triệu chứng viêm loét, trào ngược dạ dày.

 

Theo nghiên cứu, omeprazol có thể duy trì giảm 80% acid dịch vị trong 24h. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có tác dụng kìm hãm vi khuẩn HP. Do đó, omeprazol thường được sử dụng phối hợp trong các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do HP.

 

Dạng thuốc

 

Omeprazol được bào chế dạng viên hàm lượng 20, 40mg hoặc dạng ống 40mg.

 

Cách dùng

 

⦿ Dùng trước bữa ăn 1 giờ

⦿ Uống cả viên, không được nhai, nghiền nát thuốc

⦿ Nếu bị vướng nghẹn, khó nuốt có thể mở nang, hòa tan bột thuốc với ½ cốc nước.

 

Liều dùng

 

Người lớn mắc viêm loét dạ dày tá tràng có thể dùng omeprazol với liều như sau:

 

⦿ Loét dạ dày: 40mg/lần, ngày 1 lần

⦿ Loét tá tràng: 20mg/lần, ngày 1 lần

 

Thông thường, người bệnh được chỉ định dùng omeprazol trong 2 - 4 tuần.

 

Đối với trẻ em:

 

⦿ Trên 1 tuổi, nặng 10-20kg: 10mg/lần, ngày 1 lần

⦿ Trên 2 tuổi, nặng trên 20kg: 20mg/lần, ngày 1 lần.

 

Nhóm thuốc trị viêm dạ dày này nói chung có một số ưu và nhược điểm sau:

 

⦿ Ưu điểm: Phát huy tác dụng khá mạnh, tương đối lành tính

⦿ Nhược điểm: Có thể gây các tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, phát ban, trầm cảm,...

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày omeprazol

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày Cimetidin

 

Cimetidin thuộc nhóm kháng histamin H2. Nhóm thuốc này ức chế cạnh tranh histamin tại thụ thể H2 từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị.

 

Dạng thuốc

 

Cimetidin được bào chế ở các dạng sau:

 

⦿ Dạng viên nén, viên nén bao phim 200, 300, 400, 800mg

⦿ Dạng dung dịch uống hàm lượng 200mg/5ml, 300mg/5ml

⦿ Dạng thuốc tiêm 100mg/ml, 150mg/ml

⦿ Dạng dung dịch truyền: Cimetidin 300, 600, 900, 1200 mg trong NaCl 0.9%

 

Cách dùng

 

⦿ Uống hoặc tiêm truyền

⦿ Dùng vào 1 lần buổi tối trước khi đi ngủ hoặc 2 lần sáng tối

⦿ Tổng liều dùng 1 ngày không quá 2.4g

 

Liều dùng

 

Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường dùng cimetidin với liều lượng như sau:

 

⦿ 800mg/ngày, ngày 1 lần dùng buổi tối trước khi ngủ

⦿ 400mg/ngày, ngày 2 lần sáng tối

 

Với trẻ em nên chia ra sử dụng nhiều lần trong ngày với liều như sau:

 

⦿ Sơ sinh: 5-10mg/kg/ngày

⦿ Trẻ nhỏ: 20-40mg/kg/ngày

 

Tác dụng phụ

 

Cimetidin là thuốc trị viêm loét dạ dày có hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ như:

 

⦿ Rối loạn tiêu hóa

⦿ Đau đầu, chóng mặt

⦿ Phát ban (mày đay, ban trứng cá, dát sần)

⦿ Chứng vú to ở nam giới khi dùng liều cao kéo dài

⦿ Bất lực

⦿ Men gan tăng tạm thời

⦿ Creatinin máu tăng

⦿ Các tác dụng phụ hiếm gặp khác: loạn nhịp, thiếu máu, ảo giác, trầm cảm, rối loạn chức năng gan, đau cơ khớp, dị ứng,...

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày cimetidin

 

Antacid

 

Thuốc antacid có tác dụng trung hòa acid dịch vị, thường gồm các thành phần như:

 

⦿ Canxi cacbonat

⦿ Magie cacbonat

⦿ Natri bicacbonat,...

 

Antacid giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên tác dụng này chỉ là tạm thời chứ không trị tận gốc căn nguyên bệnh.

 

Cách dùng

 

Antacid thường ở dạng gel thường được dùng trong hoặc sau khi ăn và trước lúc ngủ.  Lưu ý nếu kết hợp với các thuốc nhóm khác nên dùng cách 2-4 giờ sau khi dùng antacid để tránh giảm hiệu quả thuốc.

 

Trẻ em bị viêm loét dạ dày cũng có thể dùng thuốc này. Tuy nhiên, cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn.

 

Trường hợp quên uống 1 liều, người bệnh có thể uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó, tránh tự ý uống liều gấp đôi.

 

Một số đối tượng sau cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng:

 

⦿ Đang mang thai

⦿ Đang cho con bú

⦿ Người bệnh xơ gan, cao huyết áp

⦿ Người trên 60 tuổi

⦿ Đang dùng thuốc chống đông máu,...

 

Tác dụng phụ

 

Thuốc antacid tương đối an toàn, ít xảy ra tác dụng phụ. Nhưng người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như:

 

⦿ Táo bón

⦿ Dị ứng

⦿ Nhạy cảm với một số thức ăn

⦿ Dùng quá liều có thể gây buồn nôn, nôn, sỏi thận, nhiễm kiềm,...

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày Sucralfate

 

Sucralfate là loại thuốc dạng gel trị viêm loét dạ dày quen thuộc. Cơ chế tác dụng của sucralfate là tạo một lớp màng bao bảo vệ niêm mạc tổn thương.

 

Sau khi uống, trong môi trường acid dịch vị, sucralfate biến đổi thành một phức hợp có tính chất như hồ tinh bột. Lớp phức hợp này bám dính trên niêm mạc, bao bọc vết loét.

 

Cách dùng

 

Sucralfate được khuyên dùng lúc đói. Bệnh nhân có thể dùng trước khi ăn 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng sucralfate tối đa 8 tuần.

 

Liều lượng

 

Đối với người lớn:

 

⦿ Viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng sucralfate 2g/lần, ngày uống 2 lần hoặc 1g/lần, ngày uống 4 lần.

⦿ Loét dạ dày lành tính uống sucralfate 1g/lần, ngày 4 lần.

⦿ Dự phòng loét tá tràng tái phát: uống sucralfate 1g/lần, ngày uống 2 lần, dùng tối đa 6 tháng.

 

Đối với trẻ em:

 

⦿ Dưới 2 tuổi: 250mg/lần, ngày 4-6 lần

⦿ 2-12 tuổi: 500mg/lần, ngày 4-6 lần

⦿ 12-15 tuổi: 1g/lần, ngày 4-6 lần

 

Tác dụng phụ

 

Táo bón là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng sucralfate. Ngoài ra, có thể gặp:

 

⦿ Buồn nôn

⦿ Đầy bụng

⦿ Ngứa, phát ban

⦿ Chóng mặt

⦿ Buồn ngủ, mất ngủ

⦿ Đau lưng,...

Thuốc trị viêm dạ dày sucralfate

 

Thuốc kháng sinh trị viêm loét dạ dày

 

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Hiện nay, nhiều trường hợp vi khuẩn HP kháng kháng sinh khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

 

Do đó, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do HP cần được điều trị theo phác đồ phù hợp. Không tự ý mua, tự ý kết hợp các loại kháng sinh. 

 

Các thuốc kháng sinh trị viêm loét dạ dày do HP hiệu quả là clarithromycin, metronidazol, amoxicillin, levofloxacin,...

 

Hai phác đồ thường được áp dụng để điều trị HP là:

 

⦿ Phác đồ 3 thuốc: Clarithromycin + 1 thuốc nhóm PPI + Amoxicillin hoặc Metronidazol. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng kháng kháng sinh gia tăng làm giảm hiệu quả của phác đồ này.

⦿ Phác đồ 4 thuốc: Tetracycline + Metronidazol + thuốc nhóm PPI + Bismuth. Phác đồ này được ưu tiên hàng đầu cho trường hợp kháng clarithromycin.

 

Thuốc nam trị viêm loét dạ dày

 

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc nam rất được ưa chuộng vì vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả tốt.  Một số cây thuốc nam được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày là: Lá khôi, đơn nem, ngải tiên, nghệ,...

 

Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thảo dược này qua phân tích dưới đây.

 

Lá khôi

 

Nhắc đến thuốc đông y trị viêm loét dạ dày tá tràng không thể không nhắc đến lá khôi.

 

Lá khôi (khôi tía) mọc và được trồng nhiều ở miền núi phía bắc. Từ xưa đến nay, có khá nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh công dụng của dược liệu này đối với dạ dày.

 

Theo y học cổ truyền, khôi tía có vị chua, tính hàn giúp:

 

⦿ Giảm đầy bụng, khó tiêu

⦿ Làm dịu nóng rát, ợ hơi, ợ chua,...

 

Theo y học hiện đại, khôi tía chứa hoạt chất tanin, glycosid giúp:

 

⦿ Giảm tiết acid

⦿ Trung hòa dịch vị

⦿ Kháng viêm

⦿ Phục hồi niêm mạc

⦿ Làm lành nhanh vết loét,...

 

Thực tế sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện Y học cổ truyền cũng cho thấy khôi tía có tác dụng tốt trên bệnh nhân viêm loét, trào ngược dạ dày.

 

Thuốc nam lá khôi trị viêm loét dạ dày

 

Đơn Nem

 

Hội thảo Y dược học cổ truyền lần thứ nhất đã đánh giá cao tác dụng hiệp đồng của đơn nem và khôi tía trong điều trị bệnh dạ dày.

 

Đơn nem là cây thuốc có vị đắng, tính bình giúp cầm máu, giảm đau tốt. Ngoài ra còn có tác dụng tái tạo tế bào mới, giúp các vết trợt, ổ loét trên niêm mạc lành nhanh.

 

Ngải tiên

 

Một vị thuốc trị viêm loét dạ dày tại nhà khá hiệu quả đó là sử dụng ngải tiên. Bởi vì dược liệu này giúp giảm đau, chống viêm, cầm máu rất tốt.

 

Ngoài ra, ngải tiên có vị cay tính ấm nên còn giúp giảm đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt, ngải tiên tác động lên hệ thần kinh thực vật giúp phục hồi từ từ trương lực van tâm vị ngăn trào ngược, ngừa tái phát.

 

Dùng thuốc nam chữa bệnh dạ dày cần chú ý một số điểm sau:

 

⦿ Chọn thảo dược sạch

⦿ Sắc, hãm thuốc đúng cách

⦿ Dùng đúng liều lượng

 

Để thuận tiện, an toàn và phát huy hiệu quả cao nhất của các vị thuốc nam, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như Dạ Dày An Châu, Dạ dày chữ B,...

 

Bài viết trên, Khỏe 247 đã giới thiệu với bạn đọc về các loại thuốc trị viêm loét dạ dày. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với dược sĩ Khỏe 247 qua hotline 0369 617 500 để được giải đáp sớm nhất.

Đăng ký tư vấn miễn phí

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn