NGẢI TIÊN
Ngải Tiên, một cái tên còn xa lạ so với một số người, nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, loại cây này mang tính đột phá trong việc trị bệnh viêm đại tràng thể phân lỏng, nát, thể viêm đại tràng phức tạp nhất hiện nay.
Tổng quan về ngải tiên
Tên thông thường: Cây Ngải tiên hay còn gọi là Bạch yến, Bạch điệp.
Tên khoa học: Hedychium coronarium Koenig, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
Cây mọc tự nhiên ở một số vùng núi có độ cao 1400-1800 m. Hoa của cây Ngải Tiên còn được xem là quốc hoa của đất nước Cuba.
Ngải tiên
Tác dụng:
Thân rễ và quả của cây Ngải tiên có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu gây trung tiện.
Thân rễ và quả Ngải Tiên dùng chữa đau bụng lạnh, bụng đầy chướng, tiêu hóa kém. Thân rễ sắc lấy nước súc miệng chữa hôi miệng, uống để chữa cảm sốt, đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Dùng ngoài thì lấy thân rễ tươi giã nát, uống nước, bã đắp chữa rắn cắn, đòn ngã tổn thương. Thân cây thái nhỉ, sắc, ngậm chữa viêm lợi, viêm amidan.
Hoa Ngải Tiên có thể dùng để ăn. Tinh dầu hoa là một loại hương liệu cao cấp. Trên thế giới, nhiều nước cũng sử dụng thân rễ cây Ngải Tiên chữa một số bệnh thông thường như: ở Hawaii dùng làm thuốc trị thối mũi, ở Ấn Độ dùng rễ cây tán bột làm thuốc hạ nhiệt và trị tê thấp; ở Mooluyc, Indonexia dùng nấu nước súc miệng, tinh dầu thân rễ trị giun; ở Vân Nam, Trung Quốc dùng chữa đòn ngã tổn thương, phong thấp, cảm mạo, bạch đới nóng lạnh.
Tọa đàm về dược liệu ngải tiên
Cơ chế tác dụng của cây Ngải Tiên:
Kể từ thời xa xưa, Ngải tiên đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng: trong các chiết xuất của các bộ phận khác nhau của cây có sự hiện diện của các hợp chất có hoạt tính sinh học với các thuốc giảm đau, chống dị ứng, chống viêm, chống lão hoá và chống viêm gan.
Giá trị làm thuốc của cây Ngải tiên đã có một số công trình ghi nhận.
Liều dùng:
- Chữa sốt: thân rễ cây, hành, thìa là (liều lượng bằng nhau) dùng tươi, giã nát, đắp lên trán.
- Chữa đau bụng lạnh, đầy trướng, tiêu hóa kém: thân rễ khô hoặc quả sắc lấy nước hoặc tán bột uống 3 lần/ngày.
- Chữa đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi xương: thân rễ sắc lấy nước hoặc tán bột uống thường xuyên.
- Chữa hôi miệng, viêm lợi, viêm amidan: thân rễ thái nhỏ, sắc lấy nước súc miệng hàng ngày là khỏi.
- Chữa đòn ngã tổn thương, rắn cắn: thân rễ giã tươi lấy nước uống, bã đắp lên vết thương, đắp lên chỗ rắn cắn sau khi đã sơ cứu.
Cơ chế và tác dụng của cây ngải tiên
Mức độ an toàn:
Ngải Tiên phù hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi, an toàn và không gây tác dụng phụ, kể cả dạng sắc uống, tán bột hay đắp ngoài.
Tương tác:
Ngải Tiên có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng tùy vào loại thuốc. Cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG