NGẢI CỨU

NGẢI CỨU

Ngải cứu được sử dụng rộng rãi vừa làm món rau ăn kèm, vừa là vị thuốc Đông Y có tác dụng giúp cầm máu, giảm đau, khứ hàn,… Chính vì những tác dụng này mà Ngải cứu được ứng dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, phòng ung thư, cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp.


Cây ngải cứu


》 Ngải cứu còn có nhiều tên gọi khác nhau như cỏ linh ti, ngải diệp, thuốc cứu…, người dân miền Nam còn gọi ngải cứu là bùa ngải. Cây có nhiều ở các nước châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu,…


》 Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris thuộc họ Cúc. Đây là loài cây thảo có nhiều cành non, 2 mặt của lá đều có lông, lá mọc so le. Hoa nhỏ màu lục nhạt, mọc thành từng chùm.
 


Ngải cứu


》 Bộ phận dùng làm thuốc của cây ngải cứu là lá tươi. Thông thường, lá và thân cây được thu hái vào đầu tháng 6 âm lịch. Sau khi thu hái, đem rửa sạch và phơi khô trong bóng râm.


》 Thành phần hóa học chính của Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chính nhưu Acid amin, Cholin, Flavonoid,…


Tác dụng của Ngải cứu


》  Trong thành phần lá cây chứa nhiều chất kháng khuẩn, và thành phần tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả.  


》 Theo Y học cổ truyền, Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, quy vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận được sử dụng để:


⦿  Điều hòa kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
⦿  Giúp cầm máu, sơ cứu vết thương
⦿  Phòng ngừa ung thư
⦿  Giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp
⦿  Trị suy nhược cơ thể
⦿  Giảm cân, giảm mỡ bụng,…
 


Ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt


Cách dùng, liều dùng


》 Ngải cứu có thể được sử dụng dưới dạng sắc nước uống hoặc đắp. Liều dùng ở mỗi trường hợp bệnh lý thường không giống nhau, vì vậy trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Trong trường hợp sử dụng không đúng liều lượng, ngải cứu có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.


Tác dụng phụ


》 Một trong những tác dụng phụ của ngải cứu là dị ứng. Ngải cứu có thể gây ra các phản ứng dị ứng với những bệnh nhân bị dị ứng với các loài thực vật họ cúc như cần tây. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng với một số bệnh nhân bị dị ứng với mật ong, oliu, kiwi,…


Một số bài thuốc Đông y từ cây ngải cứu


 Trị kinh nguyệt ra nhiều máu:


Nguyên liệu: lá ngải cứu 12g, đương quy 10g, Xuyên khung 3g, Sinh địa 10g, bạch thược 5g. 
Cho tất cả nguyên liệu trên đã rửa sạch cùng khoảng 800ml nước và đun sôi đến khi thuốc cạn còn khoảng 300ml thì dừng, chắt lấy nước. Thêm 12g a giao khuấy tan, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày.


    Trị rối loạn kinh nguyệt, gây đau bụng mỗi khi hành kinh


Sắc 500g ngải cứu cùng hương phụ và 1 lít nước. Uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn sáng và tối 1 tiếng.


 ➠➠➠ XEM THÊM : Cách trị đau bụng kinh đơn giản tại nhà

 

    Trị đau nhức do thấp khớp


Lá ngải cứu tươi 50g, thái nhỏ và nấu lấy nước. Sau đó, lọc lấy nước thuốc thêm 100g gạo tẻ để nấu cháo. Khi ăn có thể thêm 1 ít đường, ăn liên tục 3-5 ngày để giúp thuyên giảm tình trạng đau nhức.


    Bài thuốc giúp hỗ trợ an thai


Dùng 16 g lá ngải cứu  tươi, sắc chung với 16 g tía tô cùng 600 ml. Đến khi thuốc cạn còn 100 ml, tắt bếp, lọc lấy thuốc, chia thuốc ra làm 3 – 4 lần uống trong ngày. 


    Làm sáng da và dưỡng ẩm da


Lấy lá ngải cứu tươi, trần với nước sôi rồi vớt ra thái nhỏ, tiếp tục đun với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Lọc lấy nước rồi cho vào bình thủy tinh. Bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày dùng lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên mặt, thực hiện 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cung cấp độ ẩm, giúp sáng mịn làn da.


Trên đây là một số bài thuốc từ ngải cứu thường dùng để điều trị bệnh, ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc khác từ cây ngải cứu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước sĩ sử dụng các bài thuốc từ cây ngải cứu để điều trị bệnh.


 
Trước khi dùng ngải cứu để điều trị bệnh cần thảm khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ


Những lưu ý trước khi sử dụng ngải cứu


 Không nên dùng ngải cứu trong các trường hợp sau:


⦿ Phụ nữ có thai muốn dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu do ngải cứu có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. 
⦿ Không dùng cho người bệnh suy gan, suy thận do tinh dầu có trong ngải cứu có thể gây độc gan, thận và một số quá trình trao đổi khác trong cơ thể.
⦿ Người bị rối loạn đường ruột không nên dùng do ngải cứu có thể gây khó khăn trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
⦿ Dị ứng với ngải cứu.


Từ lâu, ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, khi không hiểu đúng có thể dẫn tới vô tình dùng sai liều, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Vì vậy, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả. 

Hi vọng những thông tin bổ ích ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về thảo dược ngải cứu và cách sử dụng thảo dược này làm sao để đạt hiệu quả nhất, phòng tránh những rủi ro không đáng có. Ngoài ra độc giả có thể trở lại trang chủ https://khoe247.vn để đọc thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích về bệnh học và y tế uy tin từ những chuyên gia của chúng tôi nữa nhé. Chúc bạn sức khỏe.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn