TÁO BÓN LÀ GÌ ? CHỮA TÁO BÓN BẰNG CÁCH NÀO?
- Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch: Có bầu hay mắc bệnh?
- Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ và tiêu kết trong Đông y: Ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị bệnh
- Kinh Nguyệt Ra Cục Máu Đông: Đừng Quá Lo Lắng!
- Ăn gì dễ đi cầu? Danh sách thực phẩm tốt nhất cho tiêu hóa
- 1 Tuần Không Đi Đại Tiện Có Sao Không? 4 Cách Xử Trí
Hầu hết chúng tai ai cũng đã từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời. Cụm từ táo bón đã phổ biến với cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ. Vậy táo bón là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
》 Năm 2003, theo điều tra của Viet Nam Health Monitor, có khoảng 28,7% dân số Việt Nam bị táo bón trong vòng 12 tháng. Từ đó đến nay đã hơn 10 năm. Con số đó đang có dấu hiệu tăng. Lối sống hiện đại với chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học chính là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ người bị táo bón mỗi ngày một tăng.
》 Táo bón chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành và trẻ em. Táo bón nhẹ thường là hệ quả của chế độ ăn thiếu chất xơ, lười uống nước hoặc không có thói quen đi vệ sinh mỗi ngày. Ngoài ra, nhịn đại tiện thường xuyên cũng có thể là một nhân tố gây nên tình trạng này. Nhưng nếu dể nó chuyển biến sang táo bón mãn tính thì biểu hiện và cách chữa trị sẽ phức tạp hơn.
Táo bón là gì?
》 Táo bón là tình trạng đại tiện khó. Khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Tùy theo cơ địa của mỗi cá nhân mà có số lần đại tiện khác nhau. Chưa có một con số cụ thể nào quy định điều này. Nhưng nếu trong một tuần, số lần đại tiện của bạn ít hơn 3 thì đó chính là một biểu hiện của táo bón.
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến.
》 Táo bón không phải là tình trạng gây nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, nó có thể tự biến mất nếu bạn điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi của mình.
》 Nhưng nếu đó là dạng táo bón mãn tính, hãy cẩn thận vì nó rất có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa.
Táo bón không được gọi là bệnh. Nó được xếp vào nhóm triệu chứng của bệnh ở đại trực tràng. Thường thì, nó là hệ quả của một số căn bệnh phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.
Nguyên nhân táo bón là gì?
》 Nguyên nhân chung gây táo bón là do chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động. Nhưng còn nhiều nguyên nhân khác nữa tùy thuộc vào loại táo bón.
》 Táo bón chức năng: đây là loại táo bón phổ biến không đi kèm tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn.
Dạng táo bón này chia làm hai loại và nguyên nhân đi kèm như sau:
★ Táo bón thời gian ngắn: Đây là loại táo bón thường gặp. Nó là hệ quả của các tác nhân như:
⦿ Bệnh toàn thân gồm sốt, nhiễm khuẩn, di chứng sau phẫu thuật
⦿ Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần, sắt…
⦿ Những người bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù nề đôi khi có đi kèm phản xạ là táo bón thời gian ngắn
⦿ Nhiễm độc chì
★ Táo bón mãn tính: Loại táo bón này diễn ra dai dẳng trong một khoảng thời gian dài khiến người bệnh khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là:
》 Tính chất công việc văn phòng hoặc thói quen sinh hoạt ngồi nhiều, ít vận động. Nếu ngay từ nhỏ bạn đã có thói quen nhịn đại tiện thì khi lớn lên, trực tràng có thể mất dần phản xạ và áp lực tống phân ra ngoài ra không đều đặn nữa. Vì vậy, táo bón mãn tính được hình thành.
Ngồi nhiều, lười vận động là một nguyên nhân gây táo bón.
⦿ Do tác động của hội chứng ruột kích thích xảy ra vào thời kỳ nhu động ruột giảm hoặc co thắt nhiều
⦿ Ăn ít, lười ăn cũng có thể dẫn đến táo bón lâu ngày
⦿ Táo bón mãn tính cũng có thể là do suy nhược thần kinh dẫn đến. Nó làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột.
⦿ Người bị rối loạn tâm thần cũng có thể bị táo bón kéo dài do mất phản xạ đại tiện.
》 Táo bón do tổn thương thực thể: Đây là dạng táo bón đi lèm những tổn thương ở các bộ phận tiêu hóa.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là:
⦿ Loét dạ dày, tá tràng và tăng tiết acid
⦿ Do u đại trực tràng hoặc u trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng, cản trở đường di chuyển của phân đi đến hậu môn.
⦿ Những người có đại tràng tật bẩm sinh như đại tràng dài, đại tràng to thì sẽ gặp hiện tượng phân được giữ lại trong đại tràng lâu và nhiều. Nước sẽ bị tái hấp thu dẫn đến phân khô, cứng, khó đại tiện.
⦿ Do có thể là 1 trong những dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính.
⦿ Do các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ. . .
⦿ Do các trường hợp dính tắc sau mổ.
⦿ Do các bệnh như u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống…
》 Táo bón thường dễ xảy ra ở những đối tượng như người già, người thừa cân, phụ nữ mang thai… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn đàn ông.
Lưu ý trường hợp táo bón khi mang thai ở phụ nữ
Triệu chứng táo bón là gì?
》 Dấu hiệu táo bón tùy thuộc vào phép so sánh với đại tiện bình thường. Ở người bình thường, thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non sẽ đi xuống đại trường. Phần lớn nước sẽ được hấp thụ lại. Phân Vì vậy, phân bình thường sẽ dẻo hơn. Chúng đi xuống đại tràng sigma rồi sẽ được lưu giữ ở đó.
》 Khi khối lượng phân đạt đến mức khoảng 200 – 300g, chúng sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng tạo ra phản ứng là mót, rặn. Cơ nâng hậu môn co lại, cơ vòng hậu môn mở ra, đại tràng thực hiện co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành cùng các cơ thành bụng cũng co bóp mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, tống cứ phân ra ngoài. Một khi cơ chế này bị rối loạn, hiện tượng táo bón sẽ nảy sinh.
Mót rặn khó, đại tiện khó là triệu chứng phổ biến của táo bón.
Chúng ta có thể nhận biết táo bón qua những triệu chứng sau:
⦿ Đại tiện khó, mót rặn khó, phân cứng, khô, dồn ứ
⦿ Chướng bụng đầy hơi
⦿ Triệu chứng đau bụng
⦿ Khi đi đại tiện thấy có máu lẫn trong phân hoặc thấy chảy máu
⦿ Sau khi đại tiên xong vẫn muốn đại tiện tiếp
》 Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
》 Táo bón là tình trạng phổ biến. Nhưng, bạn cũng không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Để hạn chế nguy cơ bị táo bón mãn tính, bạn nên đi khám ngay khi thấy hiện tượng này kéo dài trên hai tuần.
》 Trong trường hợp đại tiện thấy chảy máu hoặc máu lẫn trong phân, sụt cân không rõ nguyên do hoặc táo bón đi kèm tình trạng đau bụng dữ dội, hãy đến cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán.
Chẩn đoán và điều trị táo bón
》 Khi thấy có triệu chứng và tìm đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh táo bón cho bạn. Họ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên các yếu tố như tiền sử mắc bệnh, thay đổi bất thường của cơ thể gần đây và các loại thuốc bạn đang sử dụng.
》 Sau đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, đặc biệt là bụng và trực tràng. Họ có thể thực hiện soi trực tràng để xác định các vấn đề như trĩ, nứt đại tràng. Ngoài ra, họ có thể lấy mẫu phân trong trực tràng, kiểm tra độ đặc và xem có máu lẫn trong chất thải hay không.
》 Trong trường hợp phân lẫn máu, bác sĩ có thể chỉ định bạn nội soi đại trực tràng. Dụng cụ tiến hành là một ống nhỏ gắn với một dụng cụ có đèn để quan sát trực tràng. Bác sĩ cũng xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu do ung thư đại trực tràng hay không. Những xét nghiệm bổ sung như chụp cắt lớp (CT) ở bụng và xương chậu sẽ được tiến hành nếu tìm thấy một khối u trong bụng.
》 Với trường hợp táo bón nhẹ, cách chữa rất đơn giản. Bác sĩ có thể khuyên bạn xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Chế độ ăn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cũng là một cách hay để chữa táo bón. Trong trường hợp bạn lạm dụng thuốc nhuận tràng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế phụ thuộc vào thuốc.
Điều trị táo bón phụ thuộc vào mức độ của tình trạng này.
》 Nếu cần thiết, một số biện pháp chữa táo bón tự nhiên như rau mồng tơi, đu đủ hoặc chuối cũng có thể được áp dụng.
》 Người bị táo bón nên giữ tâm lý thoải mái khi đi đậi tiện. Có một mẹo nhỏ là bạn hãy uống chút cà phê hoặc nước nóng trước khi đi vệ sinh để kích thích nhu động trực tràng hoạt động tốt hơn.
》 Cách trị táo bón lâu ngày phức tạp hơn. Người bị táo bón ở mức độ vừa và nặng có thể được chỉ định đặt thuôc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng và thụt tháo. Bác sĩ sẽ không dùng thuốc táo bón như thuốc nhuận tràng quá mạnh trừ khi các cách trên không hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt cho người bị táo bón
》 Hiệu quả điều trị táo bón phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, mức độ nặng, thời gian mắc,... Nhưng một chế độ ăn uống đúng cách và giải pháp thay đổi lối sống có thể giúp chữa khỏi và phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Bạn nên tuân thủ một vài lời khuyên về chế độ sinh hoạt như sau:
★ Cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể mỗi ngày: Để làm được điều này, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau quả, trái cây, ngũ cốc và các hạt họ đậu. vào bữa ăn hằn ngày. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi táo bón ăn gì. Khi đi vào cơ thể, chất xơ không bị tiêu hóa, hấp thu tại ruột và hút nước làm phân trở nên mềm, xốp, giúp bạn dễ dàng đi đại tiện.
★ Tạo thói quen đi đại tiện hợp lý: Đi tiêu hàng ngày là thói quen tốt giúp thải các chất cặn bã, chất độc hại ra ngoài, đáp ứng nhu cầu tự nhiên của cơ thể. Nếu có thể, hãy cố gắng xây dựng à duy trì thói quen đi tiêu vào một giờ, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.
★ Uống đủ nước: Uống từ 1,5 đến 2 lít, tương đương với 6-8 ly nước mỗi ngày. Nước giúp làm sạch hệ tiêu hóa và làm mềm phân để chúng được tống ra ngoài một cách dễ dàng. Buổi sáng khi ngủ dậy, bạn nên uống một cốc nước ấm. Nó rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng và đại tràng nói chung. Ngoài ra, các loại nước trái cây, nước rau, canh xúp lỏng cũng là được khuyến khích sử dụng mỗi ngày.
★ Vận động đều đặn: Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiên sức khỏe mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra nếu bạn đang cần trợ giúp hoặc có bất cứ câu hỏi nào? cần trợ giúp từ đội ngủ chuyên gia của Khoe247.vn, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp nhé.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG