1 Tuần Không Đi Đại Tiện Có Sao Không? 4 Cách Xử Trí

1 Tuần Không Đi Đại Tiện Có Sao Không? 4 Cách Xử Trí

1 tuần không đi đại tiện có sao không, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đường ruột của bạn đang gặp vấn đề. Trong bài viết dưới đây, dược sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách xử trí khi gặp tình trạng 1 tuần không đi đại tiện, tham khảo ngay nhé!

 

Nhiều bạn đọc lo lắng không biết 1 tuần không đi đại tiện có sao không

Nhiều bạn đọc lo lắng không biết 1 tuần không đi đại tiện có sao không

 

Giải đáp 1 tuần không đi đại tiện có sao không?

 

Tần suất đi đại tiện là một trong những chỉ số đánh giá sức khỏe đường tiêu hóa. Vậy đi đại tiện như thế nào là bình thường và lâu ngày không đi đại tiện có sao không, thông tin sau sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

 

Tần suất đại tiện bình thường

 

Một người khỏe mạnh, không mắc bệnh lý gì về tiêu hóa thì tính chất đại tiện như sau:

 

⦿ Tần suất 1 lần/ngày (phổ biến nhất), ngoài ra trường hợp đi 2 - 3 lần/ngày hoặc 3 - 4 lần/tuần vẫn được xem là bình thường.

⦿ Phân thành khuôn, mềm mịn

⦿ Phân có màu vàng nâu, nâu nhạt hoặc nâu sẫm do ảnh hưởng của sắc tố bilirubin, đôi khi màu phân thay đổi do ảnh hưởng của màu thực phẩm tiêu thụ, ví dụ thanh long đỏ, củ dền,...

⦿ Mùi hôi

 

Các trường hợp đi ngoài không có đặc điểm như trên thường được xem là đại tiện bất thường.

 

1 tuần không đi đại tiện, thận trọng tiêu hóa có vấn đề

 

Như vậy, 1 tuần không đi đại tiện là dấu hiệu bất thường và tình trạng này cảnh báo bạn đang gặp vấn đề đường ruột. Hiện tượng nhiều ngày không buồn đi đại tiện nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì chưa đáng lo ngại.

 

Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên kèm theo các triệu chứng dưới đây thì tốt nhất bạn nên đi khám để được điều trị sớm:

 

⦿ Bụng đau và đầy hơi

⦿ Nôn mửa, buồn nôn

⦿ Không xì hơi được

 

Các vấn đề tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng 1 tuần không đi đại tiện được

Các vấn đề tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng 1 tuần không đi đại tiện được

 

Lâu ngày không đi đại tiện, bạn có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

 

⦿ Ứ phân, tắc ruột

⦿ Thủng ruột do áp lực tăng, phân tràn vào khoang bụng gây viêm nhiễm

⦿ Trĩ,...

 

Trong đó, tắc ruột, thủng ruột là tình trạng cấp tính cần đưa đến bệnh viện thăm khám ngay để được can thiệp điều trị kịp thời.

 

Tại sao 1 tuần không đi đại tiện được?

 

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc không biết nguyên nhân tại sao 1 tuần không đi đại tiện được. Các chuyên gia cho biết tình trạng 1 tuần hay 10 ngày không đi đại tiện có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây:

 

Táo bón

Đi đại tiện ít hơn 3 lần/ 1 tuần là một trong những triệu chứng điển hình của chứng táo bón. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có dấu hiệu phân khô cứng, đau bụng, cảm giác khó chịu, căng thẳng, tắc nghẽn trực tràng khi đi đại tiện.

 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc táo bón như cơ thể mất nước, chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên nhịn đại tiện, lười vận động,...

 

Hội chứng ruột kích thích

 

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần, không có tổn thương niêm mạc khi thăm khám.

 

Biểu hiện của hội chứng này là đau bụng dưới, chướng bụng kéo dài, rối loạn đại tiện (đi lỏng >3 lần/ngày, táo bón xen kẽ), buồn đi đại tiện nhưng không đi được

 

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích chưa xác định rõ ràng, nhưng các yếu tố dưới đây được cho rằng làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này:

 

⦿ Tiền sử gia đình có người bị các vấn đề về tiêu hóa

⦿ Do tâm lý, stress, lo âu kéo dài

⦿ Ruột tăng nhạy cảm, thay đổi nhu động,...

 

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng 1 tuần không đi đại tiện được

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng 1 tuần không đi đại tiện được

 

Dính ruột, u xơ ruột

 

Một số bất thường ở đường tiêu hóa như dính ruột, u xơ ruột có thể là nguyên nhân khiến bạn 1 tuần không đi đại tiện được.

 

Dính ruột thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật, viêm nhiễm ổ bụng, mắc bệnh lây qua đường tình dục,...Các triệu chứng cảnh báo dính ruột đó là đau bụng, đau khi hít thở sâu hoặc khi duỗi người, chán ăn, buồn nôn,...

 

U xơ ruột hình thành do tế bào phát triển mất kiểm soát, gây triệu chứng đau, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa,...

 

Cả 2 bệnh lý này đều có thể chuyển biến nghiêm trọng gây tắc ruột, cản trở đường đi của thức ăn khiến bệnh nhân bị chướng bụng, bí trung tiện, nhiều ngày không đi đại tiện được, khát nước, ít đi tiểu,...

 

Tác dụng phụ của thuốc

 

1 tuần không đi đại tiện có sao không?, tình trạng này cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc tây. Vì vậy nếu nhiều ngày không đi đại tiện được thì bạn hãy kiểm tra xem mình có đang sử dụng các loại thuốc dưới đây không:

 

⦿ Thuốc an thần

⦿ Thuốc trị bệnh Parkinson

⦿ Thuốc hạ huyết áp

⦿ Thuốc bổ sung sắt, canxi

⦿ Thuốc gây nghiện

⦿ Thuốc kháng acid dạ dày,....

 

Nguyên nhân khác

 

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng 7 ngày không đi đại tiện cũng có thể do lạm dụng thuốc nhuận tràng, loạn khuẩn đường ruột, bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết, ung thư trực tràng,...

 

Cả tuần không đi đại tiện phải làm sao?

 

Chắc hẳn tình trạng cả tuần không đi đại tiện khiến bạn lo lắng, không biết phải xử trí thế nào. Hãy tham khảo ngay chia sẻ của dược sĩ Khỏe 247 dưới đây để khắc phục tình trạng này nhanh chóng, đúng cách nhé!

 

Đi khám tiêu hóa

 

Nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu, 1 tuần không đi đại tiện thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị phù hợp, kịp thời.

 

Sử dụng thuốc 

 

Một số thuốc có thể giúp bạn buồn đi ngoài và đi đại tiện dễ dàng hơn như thuốc nhuận tràng (ví dụ như duphalac, forlax, sorbitol), thuốc bơm hậu môn (ví dụ như rectiofar), sản phẩm bổ sung chất xơ, men vi sinh,....

 

Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết nên dùng loại thuốc nào tốt nhất, phù hợp nhất và sử dụng thuốc đúng cách giúp sớm đẩy lùi hiện tượng cả tuần không đi đại tiện.

 

Lưu ý các giải pháp cho tình trạng cả tuần không đi đại tiện được

Lưu ý các giải pháp cho tình trạng cả tuần không đi đại tiện được

 

Điều chỉnh chế độ ăn để dễ đi cầu

 

Thay đổi chế độ ăn khoa học cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe, điều chỉnh lại tần suất đi đại tiện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm giàu chất xơ là một lựa chọn tốt giúp bạn cải thiện tình trạng khó đi đại tiện.

 

Một số thực phẩm giàu chất xơ bạn nên bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày như mận, bơ, mâm xôi, táo, súp lơ, bắp cải, khoai lang, yến mạch, hạt đậu, hạt chia,...

 

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm kém lành mạnh, tăng nguy cơ táo bón như các món ăn cay nóng, thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo xấu,...

 

 

Bổ sung đủ nước để đại tiện dễ dàng

 

Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần sẽ giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn, chấm dứt tình trạng 1 tuần không đi ngoài.

 

Bởi vì khi cơ thể đủ nước, đại tràng không phải hấp thụ quá nhiều nước từ bã thức ăn, từ đó giúp phân đủ ẩm, mềm mịn, dễ tiêu. Hơn nữa, nước cũng giúp hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. 

 

Vậy nên uống nước gì để dễ đi cầu hơn?, bạn nên ưu tiên các loại nước tốt cho tiêu hóa như:

 

⦿ Nước ép trái cây như mận, táo, cam, lê,....

⦿ Trà thảo mộc như gừng, bồ công anh, phan tả diệp,...

⦿ Nước ép rau củ như cần tây, diếp cá,...

 

 

Chắc hẳn những thông tin dược sĩ chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “1 tuần không đi đại tiện có sao không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ về nguyên nhân nhiều ngày không đi đại tiện được và sớm khắc phục được tình trạng này. Hãy kết nối với dược sĩ qua zalo 0369 617 500 để được tư vấn mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe.

 

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn