TOP 5 CÁCH THOÁT CẢM GIÁC MUỐN ĐI ĐẠI TIỆN NHƯNG KHÔNG ĐI ĐƯỢC

TOP 5 CÁCH THOÁT CẢM GIÁC MUỐN ĐI ĐẠI TIỆN NHƯNG KHÔNG ĐI ĐƯỢC

Khi có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được sẽ khiến người mắc phải vô cùng khó chịu, thắc mắc không biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và phải làm sao để khắc phục hiệu quả bệnh. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

 

Những nguyên nhân có thể dẫn tới cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được?


》 Hiện tượng đau bụng buồn đi đại tiện là hoạt động sinh lý của con người, giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã ra ngoài, mỗi ngày đi đại tiện một lần được coi là bình thường. Tuy nhiên, khó đi đại tiện hay có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể đi được là một dấu hiệu bất thường, đáng được bạn quan tâm.
 

Cảm giác muốn đi đại tiện mà không đi được

Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được khiến người bệnh rất mệt mỏi 


Nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng này như: 

 

Tình trạng táo bón
 

》 Bệnh táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được. Khi người bệnh ăn uống không hợp lý với chế độ ăn quá ít chất xơ, nhiều chất đạm, nhiều chất cay nóng, uống ít nước,…cùng chế độ ít vận động kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng táo bón.

》 Phân ứ động lâu ngày trong đại tràng bị hút nước, trở nên khô cứng và gây khó khăn khi đi đại tiện. Người bệnh tuy buồn đi đại tiện nhưng lại khó rặn, thậm chí không thể rặn phân ra ngoài.

》 Khi táo bón kéo dài, trở nên nặng nề có thể gây tổn thương hậu môn-trực tràng, gây chảy máu và có thể tiến triển các bệnh khác, đặc biệt là trĩ.

Nguyên nhân muốn đi đại tiện nhưng không đi được

 

Bệnh đại tràng co thắt
 

》 Đại tràng co thắt (còn gọi là hội chứng ruột kích thích) là một bệnh lý phổ biến của đại tràng với đặc điểm tuy không có tổn thương, viêm nhiễm gì trên niêm mạc đại tràng nhưng các cơ của đại tràng lại co thắt bất thường, có liên quan đến yếu tố thần kinh thực vật.

》 Khi bị đại tràng co thắt, bệnh nhân có thể buồn đi đại tiện nhiều lần, các cơ đại tràng liên tục co thắt mặc dù đã tống hết phân ra ngoài dẫn tới người bệnh bị mót rặn, đi ngoài cảm giác không hết phân hay cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.

Đăng ký tư vấn miễn phí



》 Kèm theo đó có thể là cảm giác đầy bụng, chướng hơi, đi đại tiện táo lỏng thất thường. Bệnh thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác như trĩ.

 

Xem ngay: Đại tràng co thắt là bệnh gì? Giải pháp trị dứt điểm tại nhà

 

Đại tràng co thắt nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó đại tiện

Đại tràng co thắt là nguyên phân phổ biến gây cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được

 

Bệnh lý hậu môn - Trực tràng


Một số bệnh lý tại vùng hậu môn – trực tràng cũng có thể gây nên cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được và có thể kèm theo máu và dịch nhầy trong phân như:
 

⦿ Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn

⦿ Polyp hậu môn

⦿ Ung thư đại trực tràng

 

Do nhu động ruột kém
 

》 Những đối tượng có thói quen lười vận động như đứng hoặc ngồi một số quá lâu sẽ khiến cho hoạt động nhu động ruột bị giảm. Phân ứ đọng lâu bị hút nước dẫn đến đại tiện khó khăn.

 

Do tác dụng phụ của một số thuốc
 

》 Với các bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng một số thuốc như trầm cảm, bệnh về thần kinh,…các thuốc có thành phần như sắt, canxi,…cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khó đi đại tiện. 

 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

 

Chứng táo bón thông thường


》 Bạn được coi là bị táo bón khi số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần với phần khô cứng, khó đi ra ngoài, đồn ứ đọng trong trực tràng. Kèm theo đó là cảm giác thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Phân khô cứng khiến bệnh nhân bị đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện.


》 Đây không được gọi là một bệnh, mà là một trong những triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý hậu môn – trực tràng. Bạn có thể gặp tình trạng táo bón thời gian ngắn hoặc táo bón mãn tính.  Thường các bác sĩ chẩn đoán chứng táo bón dựa trên tiền sử bệnh, sau đó kiểm tra thăm khám vùng chậu, đặc biệt là phần trực tràng. Đồng thời soi trực tràng để xác định các vấn đề bệnh lý liên quan như bệnh trĩ.

 

Bệnh đại tràng co thắt ( hội chứng ruột kích thích )


》 Cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đại tràng co thắt, lúc này người bệnh thường mót rặn, đi đại tiện cảm giác không hết phân, đi xong cứ buồn đi tiếp dù ngồi mãi trong nhà vệ sinh nhưng không đi được.


》 Kèm theo đó, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như đầy bụng, chướng hơi, một số người bị tiêu chảy,… Bệnh có thể nặng lên do sự tác động của yếu tố thần kinh như stress, căng thẳng lo lâu. Chính vì vậy mà đôi khi nhiều người nhầm tưởng rằng mình bị trầm cảm và dẫn đến điều trị sai hướng. Khi tiến hành chẩn đoán, bác sĩ thường kiểm tra đại tràng bằng phương pháp nội soi đại tràng, xét nghiệm phân, X-quang hoặc CT scan,…

 

Nguyên nhân dẫn tới đại tràng co thắt chính là rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đây là hệ thần kinh chi phối hoạt động co bóp của cơ đại tràng, do vậy, khi rối loạn có thể khiến người bệnh tiêu chảy hoặc táo bón, đặc biệt là cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được.

 

Hiện nay, bác sỹ Hoàng Sầm - Viện trưởng viện y học Bản Địa Việt Nam đã công bố nghiên cứu thành công hoạt chất Diterpenes coronerin trong củ Ngải tiên có tác dụng làm an dịu hệ thần kinh thực vật. Do vậy, tác động điều hòa lại sự co bóp của đại tràng và giúp dứt điểm được tình trạng đại tràng co thắt.

 

》 Sau hơn 30 năm nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng bác sỹ Hoàng Sầm đã ứng dụng chiết xuất củ Ngải tiên để tạo ra sản phẩm chữa đại tràng co thắt. Sản phẩm mang tên Phương Đông Đại Tràng, giúp hàng ngàn người thoát khỏi cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được do đại tràng co thắt gây ra.

 

Bệnh trĩ


》 Bệnh trĩ là một bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến với các dấu hiệu: chảy máu sau khi đi đại tiện, đau rát hậu môn, cảm giác đi ngoài xong vẫn còn thấy khó chịu, vẫn còn buồn đi nữa dù không đi được. Bệnh càng nặng thì lượng máu chảy ra khi đại tiện càng nhiều. Khi đó, người bệnh sẽ khó đại tiện và chịu cảm giác đau đớn. 

》 Khi tiến hành chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực trực tràng. Những phương pháp khác có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma, soi hậu môn. 

 

Polyp hậu môn


》 Triệu chứng của polyp hậu môn ngoài triệu chứng buồn đi mà không đi được, còn có các triệu chứng như:


⦿   Đại tiện rát buốt bên trong hậu môn
⦿   Phân có thể dẫn nhày, máu
⦿   Nội soi trực tràng là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh, khi nội soi, có thể thấy bề mặt khối polyp thường tròn, màu hồng sáng, có nhung mao, u tuyến có dạng hoa súp lơ với cuống màu đỏ.

 

Polyp đại tràng


》 Hầu hết các polyp không gây ra các dấu hiệu hay triệu chứng gì điển hình để giúp người bệnh phát hiện sớm. Người bệnh có thể phát hiện mình có polyp trong một lần thăm khám, nội soi đại tràng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu có thể phát hiện bệnh sớm như:


⦿   Máu lẫn trong phân, đi ngoài phân đen hay có vệt đỏ
⦿   Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần
⦿    Đau bụng
⦿    Mệt mỏi hoặc khó thở khi chảy máu gây thiếu máu mạn tính

 

Ung thư đại tràng


》 Đây là bệnh lý nguy hiểm, thường kèm theo các biểu hiện triệu chứng như: buồn đi đại tiện những không đi được, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi, phân lỏng dẹt, sụt cân bất thường. 


》 Giai đoạn đầu thường khó phát hiện ra bệnh bởi các triệu chứng mơ hồ, hay nhầm với các rối loạn tiêu hóa khác. Ở giai đoạn muộn, bệnh thể hiện ra rõ ràng hơn, có thể đại tiện phẫn lẫn máu, đại tiện nhiều lần, lúc táo lúc lỏng, cơ thể xanh xao,…


》 Chẩn đoán bệnh thường dựa vào phương pháp nội soi đại tràng cùng sinh thiết để xác định tính chất ung thư của tế bào.



Click ngay  Những dấu hiệu phát hiện sớm ung thư đại tràng. Bạn không nên bỏ qua!



Nếu tình trạng muốn đi đại tiện nhưng không được có dấu hiệu không thuyên giảm, thường xuyên lặp lại kèm theo những bất thường về thói quen đại tiện và phân bất thường thì bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì đây cũng có thể là cảnh báo sớm bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
 

⦿ Nếu là bệnh táo bón thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kích thích tiêu hóa giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu hiện tại của bạn.
⦿ Trong những trường hợp bác sĩ nghi ngờ có dấu hiệu bất thường sẽ chỉ định phương pháp thăm khám chuyên sâu bằng hình ảnh như: siêu âm, nội soi không đau.
⦿ Với bệnh đại tràng co thắt bạn có thể sẽ được kê đơn điều trị và dặn dò chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh và theo dõi, điều trị.
⦿ Với bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như polyp, bác sĩ có thể tiến hành mổ nội soi không đau, không xâm lấn để chấm dứt tình trạng muốn đi ngoài mà không được, cũng như ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư…

5 cách thoát cảm giác đi đại tiện nhưng không đi được

 

TOP 5 cách giúp bạn không còn cảm giác khó đi đại tiện

 

1. Loại trừ nguyên nhân, giảm thiểu triệu chứng
 

》 Điều trị các bệnh liên quan dẫn tới tình trạng này như táo bón, trĩ, đại tràng co thắt,…để có thể chấm dứt tình trạng tiến triển của bệnh. 

》 Nếu tình trạng bệnh quá trầm trọng, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ điều trị bằng phương pháp phù hợp giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Trong trường hợp nhẹ, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, giúp tiêu hóa các thức ăn và việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.

》 Trong trường hợp nặng, các bác sĩ có thế sử dụng một số thủ thuật hiện đại giúp nhanh chóng đưa phân ra ngoài dễ dàng. Các biện pháp này sẽ làm thông thoáng đường ruột , tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển. Giúp việc đi đại tiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

 

2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý 
 

Những thực phẩm nên ăn:

》 Nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ và dễ tiêu hóa như rau, củ, quả, trái cây…Bổ sung các thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, sữa, bơ,…
Tăng cường các loại thức ăn chứa vitamin nhóm B như các loại ngũ cốc, đu đủ để kích thích  nhu động ruột.
 

Ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng bệnh
Chế độ ăn nhiều chất xơ và cung cấp đầy đủ hoa quả giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh


Uống nước đầy đủ:

》 Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, Mỗi ngày nên uống 1 lít nước ấm, nhất là vào lúc sáng sớm khi tỉnh dậy và khi bụng đói.  Việc uống nước sẽ giúp làm mềm phân và giảm bớt ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực. 

》 Nên uống nước chanh pha với nước ấm mỗi ngày từ 2- 3 lần

Tránh ăn những thực phẩm sau:

Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, món chiên xào, thực phẩm cay nóng, những đồ uống gây ảnh hưởng đến nhu động ruột như rượu bia, cà phê, chè,…

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: 

》 Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa, giảm gánh nặng tiêu hóa cho các cơ quan, đặc biệt là đại tràng.
 

3. Chế độ vận động lành mạnh
 

》 Ngoài việc chú ý ăn uống đễ hỗ trợ loại bỏ cảm giác đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được, người bệnh nên có chế độ vận động mỗi ngày thật hợp lý và khoa học:

⦿ Nên luyện tập đều đặn mỗi ngày với những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga…
⦿ Chú ý ngủ đủ giấc và nên ngủ sớm, dậy sớm thành thói quen khoa học
⦿ Nên hình thành thói quen đi cầu vào mỗi buổi sáng, không nên nhịn đi cầu quá lâu,…
 

Trước khi đi đại tiện, bạn có thể tập một số bài tập vận động như sau:

》 Bạn có thể tập bằng cách nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống hoặc hít thở sâu và ép bụng vào trước khi đi đại tiện. Bài tập này sẽ giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxy, kích thích nhu động đại tràng. Đồng thời thúc đẩy khả năng đưa phân ra khỏi trực tràng, hạn chế gặp hiện tượng mệt mỏi vàmất sức khi đi đại tiện.

 

4. Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và đúng tư thế
 

》 Không nên nhịn đại tiện quá lâu, đồng thời luyện tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày. Khi ngồi bồn cầu để đi đại tiện, tư thế đại tiện hợp lý nhất là kê thêm một chiếc ghế nhỏ đặt dưới hai bàn chân, sao cho bụng và đùi tạo thành một góc 35 độ. Tư thế này sẽ tạo một góc đường ruột thẳng và giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn và hạn chế táo bón, khó đi đại tiện.

》 Không nên đọc báo, lướt web, xem phim, chơi game khi đi đại tiện: Việc này sẽ tạo thành một phản xạ đại tiện khó khăn trong những lần kế tiếp.

 

➠ XEM THÊM: Cách massage bụng giảm táo bón hiệu quả

 

5. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
 

》 Tùy từng nguyên nhân gây ra tình trạng này mà sử dụng các sản phẩm phù hợp. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn và lành tính với sức khỏe của bạn.

 

Hiện nay, với bệnh lý hội chứng ruột kích thích gây cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được, sản phẩm Phương Đông Đại Tràng hỗ trợ rất tốt. Nhiều bệnh nhân đã dứt điểm được tình trạng này khi kiên trì dùng sản phẩm kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý mà chuyên gia đưa ra.



Cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được thường không phải là triệu chứng nguy hiểm hay đe dọa đến sức khỏe người mắc phải, vì thế bạn không nên quá căng thẳng. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan, coi thường bệnh. Khi có triệu chứng này, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để biết đươc chính xác nguyên nhân, đồng thời áp dụng các biện pháp giúp cải thiện tình trạng này. 

 

Mọi câu hỏi về bệnh ĐẠI TRÀNG cần được giải đáp vui lòng gửi thông tin tình trạng bệnh đến Khỏe 247 để nhận được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.

Đăng ký tư vấn miễn phí

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn