Đau Bụng Đầy Hơi - Nguyên nhân và Cách chữa hiệu quả

Đau Bụng Đầy Hơi - Nguyên nhân và Cách chữa hiệu quả

Đau bụng đầy hơi diễn ra thường xuyên là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng này cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. 

 

Trong bài viết sau, chuyên gia Khỏe 247 sẽ giới thiệu chi tiết một số nguyên nhân phổ biến và cách chữa đau bụng đầy hơi hiệu quả, mời độc giả cùng tham khảo.

 

Đau bụng đầy hơi

 

Đau bụng đầy hơi cảnh báo bệnh lý gì?

 

Đau bụng đầy hơi là tình trạng đau, khó chịu kèm theo cảm giác căng chướng, dư thừa hơi vùng bụng.

 

Khi gặp triệu chứng này, không ít người thắc mắc “đau bụng đầy hơi là bệnh gì?”. Đau bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn uống của bạn không hợp lý, loạn khuẩn đường ruột hoặc cũng có thể do mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như:

 

⦿ Viêm loét dạ dày

⦿ Trào ngược dạ dày

⦿ Viêm đại tràng,...

 

Chế độ ăn uống không hợp lý

 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau bụng đầy hơi khó tiêu. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn.

 

Một số thực phẩm và thói quen gây tình trạng này là:

 

⦿ Ăn quá nhanh: Khi đó bạn sẽ nuốt nhiều không khí hơn nên dễ bị đầy hơi.

⦿ Uống nhiều bia, nước ngọt có gas gây đầy hơi.

⦿ Ăn nhiều thực phẩm họ đậu: Loại thức ăn này kết hợp với vi khuẩn đường ruột thúc đẩy quá trình lên men gây đầy hơi, chướng bụng,...

⦿ Ăn nhiều chất xơ: Dư thừa chất xơ tạo nhiều khí gây đầy hơi,...

⦿ Ăn nhiều rau củ muối chua (Dưa chua, cà muối, hành muối,...)

 

Đau bụng đầy hơi do chế độ ăn uống không hợp lý

 

Viêm loét dạ dày

 

Bụng đầy hơi, đau âm ỉ cũng là những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh viêm loét dạ dày.

 

Acid dịch vị dư thừa tấn công gây tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày gây đau bụng, nhất là vùng thượng vị. Từ đó kéo theo hoạt động tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn bị giữ lại lâu trong dạ dày lên men sinh hơi.

 

Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình có mắc viêm loét dạ dày hay không:

 

⦿ Đau vùng thượng vị

⦿ Đầy hơi, chướng bụng

⦿ Nóng rát, cồn cào

⦿ Buồn nôn, nôn

⦿ Đi cầu phân đen

⦿ Có thể kèm ợ hơi, ợ chua,...

 

 

Trào ngược dạ dày

 

Nếu bạn bị đau bụng, đầy hơi, buồn nôn liên tục kèm theo các triệu chứng điển hình sau thì rất có thể bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản:

 

⦿ Đau vùng thượng vị lan ra sau lưng

⦿ Ợ hơi, ợ chua

⦿ Nuốt vướng, nuốt đau

⦿ Nóng rát

⦿ Khó thở

⦿ Khàn tiếng

⦿ Hôi miệng

⦿ Đắng miệng...

 

Triệu chứng đau bụng, đầy hơi thường nặng hơn vào ban đêm khi bệnh nhân nằm nghỉ hoặc khi bệnh trào ngược dạ dày chuyển biến sang cấp độ nặng.

 

 

Chướng bụng đầy hơi do bệnh dạ dày

 

Loạn khuẩn đường ruột

 

Bình thường, hệ vi sinh đường ruột luôn được giữ ở trạng thái ổn định (85% vi khuẩn có lợi, 15% vi khuẩn có hại).

 

Duy trì mức cân bằng này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Một tác nhân nào đó phá vỡ tỷ lệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột sẽ dẫn đến loạn khuẩn.

 

Nguyên nhân chính gây loạn khuẩn đường ruột là do dùng kháng sinh liều cao, kéo dài. Một số yếu tố sau cũng làm gia tăng khả năng loạn khuẩn đường ruột:

 

⦿ Ăn uống không khoa học

⦿ Thay đổi thời tiết

⦿ Nguồn nước ô nhiễm

⦿ Vệ sinh kém

⦿ Thói quen ăn sống,...

 

Chướng bụng đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột

 

Viêm đại tràng

 

Nếu bạn bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy thì hãy kiểm tra xem mình có đang mắc viêm đại tràng không.

 

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa gây viêm loét ở niêm mạc đại tràng. Các triệu chứng viêm đại tràng xuất hiện tùy theo tình trạng bệnh nhẹ hay nặng.  Thông thường, người bệnh viêm đại tràng gặp một số triệu chứng điển hình sau:

 

Viêm đại tràng cấp tính:

 

⦿ Đau bụng dưới, đầy hơi (đau quặn thắt dọc khung đại tràng)

⦿ Chướng bụng

⦿ Tiêu chảy

⦿ Phân kèm máu

⦿ Chán ăn

⦿ Mệt mỏi

⦿ Sốt nhẹ

 

Viêm đại tràng mãn tính:

 

⦿ Đau bụng kéo dài

⦿ Đau ở khung đại tràng dưới (2 hố chậu)

⦿ Sau khi đại tiện cơn đau giảm

⦿ Tiêu chảy

⦿ Táo bón

⦿ Phân lẫn nhầy/máu

⦿ Mệt mỏi

⦿ Suy nhược

⦿ Sụt cân nhanh

 

Đau bụng đầy hơi do viêm đại tràng

 

Cách chữa đau bụng đầy hơi

 

Tình trạng đau bụng, đầy hơi kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

“Đau bụng đầy hơi uống thuốc gì” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên việc dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân gây đau bụng, đầy hơi thường không mang lại hiệu quả cao.

 

Để điều trị dứt điểm tình trạng này, đầu tiên người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa đau bụng, đầy hơi, đi ngoài,...phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn.

 

Thông thường, phác đồ cần kết hợp cả điều trị nguyên nhân và khắc phục triệu chứng. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về biện pháp điều trị.

 

Đau bụng đầy hơi nên làm gì?

 

Điều trị nguyên nhân

 

Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ/dược sĩ chỉ định cụ thể theo từng căn nguyên gây đầy hơi, đau bụng như:

 

Chế độ ăn uống không hợp lý:

 

Điều chỉnh lại thực đơn và thói quen ăn uống đảm bảo cân bằng, khoa học. Ví dụ ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế ăn các thức ăn gây đầy hơi, thức ăn nhanh,...

 

Viêm loét, trào ngược dạ dày:

 

Có thể dùng một hoặc kết hợp các loại thuốc chữa đau dạ dày tùy theo mức độ viêm loét, trào ngược. Một số nhóm thuốc được dùng phổ biến là ức chế bơm proton (Nexium), kháng acid (Gaviscon), kháng histamin H2 (Famotidin), kháng sinh, bảo vệ niêm mạc,...Ngoài ra, người bệnh cần duy trì chế độ ăn, thói quen tốt cho dạ dày và có thể dùng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược thiên nhiên (Dạ dày An Châu, Dạ dày chữ B,...).

 

Loạn khuẩn đường ruột:

 

Điều trị bằng một hoặc nhiều loại kháng sinh, có thể kết hợp sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột.

 

Viêm đại tràng:

 

Điều trị bằng các loại thuốc tây y như kháng sinh (biseptol, metronidazol, ciprofloxacin), chống co thắt (Trimebutine, Mebeverine), cầm tiêu chảy (Actapulgite)...Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng (Phương Đông Đại Tràng, Tradin Extra,...).

 

Cách giảm đau bụng đầy hơi

 

Các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng đau bụng, đầy hơi sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Dưới đây là một số mẹo giảm đau bụng, đầy hơi tại nhà bạn nên tham khảo áp dụng:

 

⦿ Massage bụng: Dùng tay xoa đều theo chiều kim đồng hồ

⦿ Tập yoga: Một số động tác yoga như tư thế cánh cung, thả khí giúp làm dịu cảm giác đau chướng bụng, đầy hơi,...

⦿ Chườm ấm: Dùng túi chườm hoặc đổ nước ấm vào chai thủy tinh, chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng để giảm đau bụng, đầy hơi.

⦿ Uống trà: Có nhiều loại trà thảo mộc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đầy hơi, đau bụng như trà hoa cúc, trà bạc hà,...

 

Như vậy, trong bài viết trên, chuyên gia Khỏe 247 đã giới thiệu cho quý độc giả các thông tin tham khảo về nguyên nhân và cách chữa đau bụng đầy hơi. Nếu bạn còn câu hỏi liên quan đến tình trạng này cần giải đáp, hãy liên hệ ngay để được chuyên gia giải đáp miễn phí bằng cách Đăng ký vào form bên dưới:

Đăng ký tư vấn miễn phí

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn