Trào Ngược Dạ Dày Gây Đắng Miệng: Nguyên Nhân & Cách Cải Thiện
Trào ngược dạ dày gây đắng miệng khiến người bệnh khó chịu, ăn không ngon, mệt mỏi dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm. Vậy tại sao bệnh trào ngược dạ dày lại gây đắng miệng? Làm thế nào để cải thiện nhanh tình trạng đắng miệng? Chuyên gia Khỏe 247 sẽ giải đáp cho bạn đọc trong bài viết sau.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đắng miệng
Một số người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản phản ánh rằng họ gặp tình trạng đắng miệng. Tuy nhiên đa số chưa hiểu rõ nguyên nhân trào ngược dạ dày đắng miệng là do đâu? Hãy cũng Khỏe 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng và cổ họng?
Khi bị trào ngược dạ dày, các chất chứa trong dạ dày bệnh nhân sẽ trào lên thực quản và khoang miệng. Các chất trong bao tử thường bao gồm: Acid, men tiêu hóa và cả thức ăn đang tiêu hóa dở,...
Thông thường, người bệnh trào ngược có cảm giác chua ở miệng và cổ họng nhiều hơn. Trường hợp bị đắng miệng có thể là do dịch mật trào lên.
Dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ ở túi mật, có nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tại ruột non. Nhưng khi van môn vị mở quá mức hoặc rối loạn tiêu hóa, dịch mật sẽ vào dạ dày và trào lên gây đắng ở cổ họng và khoang miệng.
Một số nguyên nhân khác gây đắng miệng
Ngoài ợ đắng do trào ngược dạ dày, người bệnh cũng có thể bị đắng miệng do các nguyên nhân sau:
⦿ Vệ sinh răng miệng kém: Bạn có thể bị đắng miệng nếu chăm sóc răng miệng không tốt. Do làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như nhiễm trùng, sâu răng, viêm nướu,...
⦿ Mang thai: Hormone trong cơ thể biến đổi có thể ảnh hưởng đến giác quan. Do vậy, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu dễ gặp cảm giác miệng có vị đắng hoặc kim loại trong miệng, thèm ăn, nhạy cảm với một số thức ăn có mùi,...
⦿ Mãn kinh: Estrogen suy giảm thời kỳ mãn kinh dẫn đến các vấn đề ở khoang miệng như khô miệng, hội chứng miệng bỏng rát,...Do đó, phụ nữ bị mãn kinh cũng có thể gặp tình trạng đắng miệng.
⦿ Nấm miệng: Nhiễm nấm trong miệng thường gây những đốm trắng trên lưỡi, niêm mạc miệng hoặc cổ họng. Ngoài ra nấm miệng cũng có thể gây cảm giác đắng, khó chịu. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi điều trị khỏi nấm.
⦿ Dây thần kinh bị tổn thương: Khiến vị giác bị rối loạn nên bệnh nhân có cảm giác đắng miệng. Nguyên nhân là do chấn thương hoặc các bệnh lý như u não, động kinh, liệt mặt,...
⦿ Do thuốc: Một số thuốc khi uống bệnh nhân có cảm giác bị đắng miệng. Hiện tượng này có thể do vị đắng của hoạt chất trong thuốc hoặc do tác dụng phụ làm rối loạn vị giác.
Phân biệt đắng miệng do trào ngược dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây đắng miệng vậy làm thế nào để biết bạn có đang mắc trào ngược dạ dày đắng miệng hay không? Đắng miệng do trào ngược dạ dày thường đi kèm với các dấu hiệu điển hình sau:
⦿ Nóng rát
⦿ Ợ hơi, ợ chua
⦿ Đau vùng thượng vị lan ra sau lưng
⦿ Khó thở
⦿ Buồn nôn
⦿ Viêm họng
⦿ Hôi miệng,...
Cải thiện trào ngược dạ dày gây đắng miệng
Trào ngược dạ dày gây cảm giác đắng ở miệng họng khiến nhiều người bệnh chán ăn, khó chịu, mệt mỏi kéo dài. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo các phương pháp mà Khỏe 247 giới thiệu dưới đây.
Vệ sinh răng miệng
Sâu răng, viêm nướu,...có thể khiến cảm giác đắng miệng thêm trầm trọng. Do đó, chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp bạn hạn chế hiệu quả tình trạng này. Để chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cần chú ý một số điều sau:
⦿ Đánh răng 2 lần/ngày
⦿ Đổi bàn chải 3-4 tháng một lần
⦿ Vệ sinh lưỡi
⦿ Súc miệng sau ăn để làm sạch khoang miệng, tái khoáng cho răng, giảm lượng acid,...
⦿ Dùng chỉ nha khoa/tăm nước để làm sạch kẽ răng nhỏ, hạn chế viêm nhiễm,...
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất quan trọng đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày. Duy trì khẩu phần ăn hợp lý và các thói quen khoa học sẽ giúp bệnh trào ngược nhanh khỏi. Từ đó cảm giác đắng miệng cũng chấm dứt.
Dưới đây là một số lưu ý mà người bị trào ngược dạ dày đắng miệng cần tuân thủ.
Chế độ ăn |
Chế độ sinh hoạt |
|
Nên |
⦿ Ăn các loại quả tốt cho dạ dày như: đu đủ chín, táo, lê, dưa gang, chuối,... ⦿ Ăn nhiều các loại rau: súp lơ, cần tây, tía tô, lá mơ lông, mồng tơi, bắp cải,... ⦿ Ăn chậm nhai kỹ --------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
⦿ Nằm nghiêng trái hoặc nằm ngửa ⦿ Kê cao đầu giường hoặc gối cao đầu khi ngủ ⦿ Ngủ sau ăn 3 tiếng ⦿ Mặc quần áo rộng rãi ---------------------------------------------------------------- |
Không nên |
⦿ Ăn các đồ ăn chua cay: ớt, tiêu, mù tạt, me, sấu, chanh, xoài, cóc,... ⦿ Ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh ⦿ Ăn đồ tanh sống ⦿ Uống rượu, bia ⦿ Uống cafe, nước có gas,... ⦿ Ăn khuya |
⦿ Thức khuya ⦿ Lười vận động ⦿ Ngủ ngay sau ăn ⦿ Áp lực quá mức |
Điều trị trào ngược dạ dày
Nếu bị đắng miệng chỉ do trào ngược dạ dày thì khi khỏi bệnh bạn sẽ không cảm thấy đắng miệng nữa. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày, dưới đây là các phương pháp phổ biến nhất.
Dùng thuốc tây trị trào ngược dạ dày
Bệnh nhân đi khám và dùng thuốc chữa trào ngược theo chỉ định của bác sĩ. Đơn thuốc thường bao gồm một số loại sau:
⦿ Thuốc nhóm PPI: bao gồm esomeprazol, omeprazol, rabeprazol
⦿ Thuốc kháng histamin H2: famotidin, cimetidin,...
⦿ Antacid: chứa các dược chất magie hydroxit, nhôm hydroxit
⦿ Kháng sinh: Tetracycline, Clarithromycin,...(dùng khi HP dương tính)
Dùng thảo dược
Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc từ thảo dược trị bệnh lý liên quan đến dạ dày. Các bài thuốc này thường chứa các thảo dược tốt cho dạ dày như:
⦿ Khôi tía
⦿ Đơn nem
⦿ Ngải tiên
⦿ Cam thảo
⦿ Hoắc hương
⦿ Nghệ
⦿ Gừng,...
Tuy nhiên cần lưu ý việc dùng thảo dược chữa bệnh chỉ an toàn khi dùng nguyên liệu đạt chuẩn, dùng đúng cách và đúng liều lượng. Hãy tham khảo ý kiến người có chuyên môn y học cổ truyền nếu bạn muốn áp dụng biện pháp này.
Hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm chiết xuất dược liệu
Ưu điểm của biện pháp này là tiện dụng và an toàn hơn. Vừa không gây nhiều tác dụng phụ như thuốc tây vừa khắc phục được các hạn chế của biện pháp dùng thảo dược.
Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thông tin khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày như:
⦿ Nguồn gốc, nhà sản xuất
⦿ Thành phần
⦿ Đã nghiên cứu về hiệu quả và độc tính chưa
⦿ Cách sử dụng,...
Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho bệnh dạ dày được đánh giá tốt, bạn có thể tham khảo là: Dạ Dày An Châu, Dạ dày chữ B,...
Như vậy, dược sĩ Khỏe 247 đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng. Nếu bạn còn thắc mắc gì hay muốn tìm hiểu thêm về bệnh lý dạ dày hãy để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0369 617 500.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG