Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh VIÊM DẠ DÀY ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày  mấy năm gần đây cũng tăng cao. Để phòng và chữa trị bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo các thông tin cơ bản về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

 

Viêm dạ dày là gì?

 

Viêm dạ dày là gì?

 

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương (viêm, phù nề,...) lâu dần tạo thành các vết loét gây nhiều triệu chứng khó chịu.

 

Bệnh có thể tiến triển theo 2 giai đoạn:

 

Viêm dạ dày cấp tính

 

Trường hợp viêm loét cấp tính, các triệu chứng thường đột ngột, dễ phát hiện và chuyển biến trong thời gian ngắn.

 

Viêm cấp tính nếu được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết người mắc lại chủ quan, phát hiện bệnh khi đã trở nặng.

 

Viêm dạ dày  mãn tính

 

Viêm loét cấp tính nếu không được phát hiện và chữa trị sẽ khiến niêm mạc tổn thương kéo dài. Từ đó chuyển sang tình trạng viêm mãn tính.

 

Viêm loét diện rộng không những gây khó khăn trong việc điều trị mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

 

⦿ Viêm teo, chuyển sản ruột

⦿ Hẹp môn vị

⦿ Viêm xung huyết dạ dày

⦿ Thủng dạ dày

⦿ Ung thư dạ dày

⦿ Viêm xâm lấn các cơ quan,...

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Hai nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là nhiễm vi khuẩn HP và sử dụng thuốc nhóm NSAID trong thời gian dài.

 

Viêm dạ dày HP

 

Một số bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh dạ dày đi khám được kết luận viêm dạ dày HP dương tính.

 

Tình trạng này không quá xa lạ bởi vì ở nước ta có đến 70-80% người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này là thủ phạm hàng đầu gây loét dạ dày.

 

vi khuẩn HP gây viêm dạ dày

 

Sau khi xâm nhập, HP gây viêm loét dạ dày theo 2 cơ chế:

 

⦿ Tiết ra loại enzym phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc

⦿ Sinh độc tố gây hoại tử tế bào

 

Do dùng thuốc NSAID kéo dài

 

Thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAID (ibuprofen, diclofenac,...) được dùng khá phổ biến. Nhưng ít ai biết nếu dùng kéo dài nhóm thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày.

 

Nguyên nhân là do loại thuốc này ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin (yếu tố bảo vệ dạ dày). Từ đó dẫn đến niêm mạc dễ bị tổn thương hình thành các ổ loét.

 

Ngoài ra, hội chứng Zollinger-Ellinger cũng là nguyên nhân bệnh. Hội chứng hiếm gặp này gây dư thừa acid dẫn đến viêm loét.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

 

Một số yếu tố có khả năng tác động làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày tá tràng. Đó là:

 

⦿ Hút nhiều thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại phá hủy các yếu tố bảo vệ dạ dày.

⦿ Uống nhiều rượu bia: Kích thích tiết acid, khiến viêm loét lâu lành,...

⦿ Stress: Căng thẳng kéo dài gây tăng tiết dịch vị, tăng hình thành vết loét

⦿ Ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Bỏ bữa, thức khuya, ăn đêm, lười vận động,...

 

Dấu hiệu và Triệu chứng viêm dạ dày

 

Nhiều triệu chứng viêm dạ dày dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Dấu hiệu điển hình nhất là đau, nóng rát vùng trên rốn (thượng vị).

 

Một số dấu hiệu bệnh khác lưu ý như:

 

⦿ Đầy hơi, khó tiêu

⦿ Ợ hơi, ợ chua

⦿ Có thể kèm theo trào ngược dịch vị lên thực quản, khoang miệng

⦿ Buồn nôn sau khi ăn, nôn

⦿ Mất ngủ

⦿ Mệt mỏi

⦿ Đi ngoài ra máu, phân đen,...

 

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

 

Nhiều bệnh nhân thắc mắc “Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

 

Câu trả lời là:

 

Trường hợp người bệnh bị viêm loét cấp tính không quá đáng ngại. Nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị khỏi bằng phương pháp phù hợp.

 

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng sang giai đoạn mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 

⦿ Xuất huyết dạ dày: mất máu, chóng mặt, người mệt mỏi kéo dài, đi ngoài ra máu, nôn ra máu,...

⦿ Thủng dạ dày: Vết loét sâu dần có thể khiến thủng dạ dày gây đau đột ngột, dữ dội

⦿ Hẹp môn vị: Môn vị ở cuối dạ dày - phần tiếp nối với tá tràng. Bệnh nhân bị viêm mãn tính có thể hình thành viêm xơ gây hẹp môn vị, cản trở quá trình vận chuyển thức ăn xuống tá tràng và ruột non.

⦿ Ung thư dạ dày: Biến chứng nặng nhất của viêm dạ dày là hình thành u ác tính tại dạ dày.

 

Viêm dạ dày có nguy hiểm không

 

Chẩn đoán bệnh

 

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý viêm dạ dày người bệnh nên đến bệnh viện khám. Một số xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán viêm dạ dày là:

 

⦿ Nội soi dạ dày 

⦿ Xét nghiệm phát hiện HP

 

Nội soi dạ dày

 

Nội soi dạ dày là biện pháp phổ biến, hiệu quả nhất để phát hiện bệnh. Nội soi giúp đánh giá chính xác mức độ tổn thương dạ dày để có hướng điều trị phù hợp.

 

Một rủi ro nhỏ trong quá trình nội soi là lây nhiễm chéo vi khuẩn HP. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng vì các thiết bị y tế thường được khử trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn tốt trước khi nội soi.

 

Xét nghiệm phát hiện HP

 

Để kiểm tra xem người bệnh có dương tính với vi khuẩn HP hay không bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:

 

⦿ Phát hiện kháng thể HP qua xét nghiệm máu

⦿ Xét nghiệm phân

⦿ Xét nghiệm hơi thở

 

Điều trị viêm dạ dày

 

Bệnh viêm dạ dày càng phát hiện sớm, càng dễ điều trị. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đi khám ngay.

 

Hai phương pháp chính thường được sử dụng kết hợp trong điều trị bệnh là:

 

⦿ Dùng thuốc

⦿ Thay đổi lối sống

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày

 

Hiện nay, có nhiều thuốc điều trị viêm dạ dày bao gồm cả thuốc tây, thuốc nam. Khỏe 247 sẽ giới thiệu cho bạn đọc những thuốc trị viêm dạ dày phổ biến nhất hiện nay.

 

Thuốc tây

 

Phác đồ điều trị viêm dạ dày thường bao gồm thuốc thuộc các nhóm sau:

 

⦿ Ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tiết acid, ngăn ngừa viêm loét. Nhóm PPI là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị bệnh dạ dày.

⦿ Kháng histamin H2: Giúp giảm tiết acid nhờ ức chế cạnh tranh histamin tại thụ thể H2.

⦿ Kháng acid: Trung hòa acid dịch vị giúp dịu nhanh các triệu chứng đau, nóng rát,...

⦿ Bảo vệ niêm mạc: Thường ở dạng gel, cải thiện viêm loét bằng cách tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc.

⦿ Kháng sinh: Các kháng sinh chuyên biệt được kết hợp để loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori

 

Sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn có thể tái lại thậm chí bị nhờn thuốc sau khi dùng kéo dài.

 

Đặc biệt, hầu hết các nhóm thuốc trên đều gây ra các tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc, uống kết hợp thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Thuốc trị viêm loét dạ dày

 

Thuốc nam

 

Hiện nay, nhiều người bệnh dạ dày ưa chuộng sử dụng thuốc nam vì an toàn, ít tác dụng phụ. Một số cây thuốc nam tốt cho dạ dày như:

 

⦿ Khôi tía: Khôi tía mọc nhiều ở miền núi Bắc Bộ và được mệnh danh là “thần dược cho dạ dày”. Dược liệu này có nhiều công dụng như: trung hòa, giảm tiết acid, kháng viêm, phục hồi niêm mạc, vết thương nhanh lành,...

⦿ Đơn nem: Giúp cầm máu, giảm đau tốt, tái tạo niêm mạc,...

⦿ Ngải tiên: Một tác dụng đáng chú ý của ngải tiên là giúp phục hồi trương lực cơ thắt dưới thực quản. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp giảm đầy hơi, giảm đau, chống viêm, cầm máu rất tốt.

⦿ Nghệ: Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng nghệ tốt cho dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm loét, chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn HP.

 

Sử dụng thuốc nam tương đối lành tính nhưng cũng gặp một số hạn chế như:

 

⦿ Thuốc nam không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng

⦿ Tốn thời gian, công sức

⦿ Chế biến không đúng cách, dùng không đúng liều lượng có thể không đem lại hiệu quả,...

 

Để khắc phục các hạn chế này, người bệnh có thể tham khảo dùng một số thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược.

 

Nhìn chung có nhiều loại thuốc điều trị bệnh lý dạ dày, người bệnh có thể tham khảo chi tiết về từng loại thuốc trong bài viết sau:

 

 

Thay đổi lối sống

 

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng bệnh.

 

Một số thói quen tốt người đau dạ dày nên duy trì:

 

⦿ Bỏ thuốc lá

⦿ Tránh rượu, bia, cafe

⦿ Chỉ sử dụng thuốc nhóm NSAID khi thật cần thiết. Dùng theo chỉ định của bác sĩ

⦿ Ăn chín, uống sôi, nhai kỹ khi ăn

⦿ Chia nhỏ thành nhiều bữa

⦿ Không thức khuya, ăn đêm

⦿ Nằm nghỉ, ngủ ít nhất 30 phút sau ăn

⦿ Trường hợp trào ngược nên kê cao đầu khi ngủ

⦿ Kiểm soát căng thẳng,...

 

Chế độ ăn điều độ cũng là một trong những điều người đau dạ dày cần tuân thủ.  Vậy người bệnh nên ăn gì, cần kiêng gì? Khỏe 247 sẽ giới thiệu chi tiết ngay sau đây.

 

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

 

Bạn có thể tham khảo chế độ ăn khoa học dưới đây để cải thiện triệu chứng và phòng bệnh tái phát.

 

Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?

 

Viêm dạ dày nên ăn gì?

 

Người viêm dạ dày nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn mỗi ngày:

 

⦿ Các loại rau xanh giàu chất xơ, magie

⦿ Sữa chua (bổ sung lợi khuẩn)

⦿ Quả giàu Pectin giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột: táo, ổi, lê,...

⦿ Ngũ cốc: lúa mì, yến mạch,...

⦿ Thức ăn chống oxy hóa tốt: Nghệ, cà chua, đu đủ chín,...

⦿ Thực phẩm giàu vitamin (thanh long, khoai lang, khoai tây,...)

 

Viêm dạ dày nên kiêng ăn gì?

 

Người đau dạ dày cần kiêng các thực phẩm sau:

 

⦿ Thức ăn cay nóng: ớt, tiêu, mù tạt, kim chi, mì cay,...

⦿ Thức ăn chua, lên men: dưa muối chua, cóc, me, xoài, cam, chanh, mận,...

⦿ Món ăn nhiều dầu mỡ

⦿ Thức ăn cứng, nhiều đường: socola, bánh quy, kẹo,...

⦿ Nước uống có gas

⦿ Cà phê, rượu bia

 

 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất người viêm dạ dày cần biết. Hy vọng rằng khi hiểu rõ về bệnh và các phương pháp điều trị, tình trạng viêm loét dạ dày của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện. Nếu bạn còn thắc mắc mọi vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày hãy liên hệ 0369 617 500 để được dược sĩ Khỏe 247 giải đáp miễn phí.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn