Thủ Phạm Gây Buồn Nôn sau Khi Ăn & Cách Khắc Phục
Buồn nôn sau khi ăn là tình trạng thường gặp và không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu buồn nôn liên tục và kéo dài nhiều ngày thì cần được xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Dưới đây là thủ phạm gây ăn xong buồn nôn và hướng dẫn cách cải thiện, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn
Buồn nôn sau khi ăn có thể là triệu chứng nhẹ không đáng lo ngại nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn gặp tình trạng này thì đừng chủ quan, hãy quan sát kỹ các triệu chứng để xác định chính xác nguyên nhân nhé.
1. Mang thai
“Buồn nôn sau khi ăn có thai không?” là thắc mắc của nhiều người khi gặp tình trạng này. Buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm cho thấy chị em đang mang thai.
Nếu bạn là nữ đang trong độ tuổi sinh sản, bị buồn nôn, mệt mỏi, trễ kinh, ngực nhạy cảm,...thì khả năng cao bạn đang có bầu.
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi gây buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Phụ nữ mang thai có thể buồn nôn bất cứ lúc nào trong ngày:
⦿ Buồn nôn sau khi ăn sáng
⦿ Buồn nôn trước khi ăn
⦿ Buồn nôn liên tục,...
Tình trạng này thường bắt đầu vào tuần thứ 8 của thai kỳ và kết thúc vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Do đó, chị em mang bầu không nên quá lo lắng. 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể gặp lại triệu chứng này vì khi đó em bé lớn chèn ép lên dạ dày, ruột gây trào ngược.
Progesterone tăng cao khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn. Bởi vì hormon này gây giãn cơ thắt dưới thực quản làm tăng nguy cơ trào ngược, buồn nôn.
2. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân buồn nôn sau khi ăn phổ biến. Bạn có thể bị ngộ độc khi:
⦿ Ăn các thức ăn, đồ uống không được bảo quản đúng cách, ôi thiu, nấm mốc
⦿ Ăn thực phẩm bị nhiễm nấm, vi khuẩn, virus có độc tố mạnh
⦿ Ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ,...
Các triệu chứng cảnh báo ngộ độc thực phẩm là:
⦿ Nôn, buồn nôn sau ăn
⦿ Sốt
⦿ Đau bụng, tiêu chảy
⦿ Ớn lạnh
⦿ Đau cơ, toàn thân mệt mỏi,...
Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu sau cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời:
⦿ Nôn mửa liên tục
⦿ Nôn ra máu, đi cầu ra máu
⦿ Cơn đau bụng dữ dội, tiêu chảy liên tục
⦿ Khô miệng, khát nước, tiểu ít
⦿ Đau đầu, chóng mặt
⦿ Chân tay lạnh
3. Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp ở người già, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là các vi sinh vật có hại như E.coli,...
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như:
⦿ Nguồn nước bị ô nhiễm
⦿ Không rửa tay chân sạch sẽ, ăn uống kém vệ sinh
⦿ Thói quen ăn đồ sống chưa qua chế biến
Khi bị nhiễm trùng đường ruột, người bệnh có các triệu chứng sau:
⦿ Buồn nôn, nôn
⦿ Đau thắt bụng, đau từng cơn
⦿ Tiêu chảy
⦿ Mệt mỏi, chán ăn,...
4. Dị ứng thực phẩm
Ở một số người, hệ miễn dịch xác định nhầm các chất trong thực phẩm là tác nhân gây hại và chống lại chúng dẫn đến phản ứng dị ứng. Dị ứng có thể xảy ra kể cả khi ăn một lượng rất nhỏ thực phẩm đó.
Buồn nôn khó thở sau khi ăn là dấu hiệu dị ứng thực phẩm. Bên cạnh đó, người bị dị ứng còn có các biểu hiện như:
⦿ Phát ban, ngứa
⦿ Ngứa, sưng môi, mặt, lưỡi
⦿ Nghẹt mũi, thở khò khè
⦿ Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy
⦿ Chóng mặt, choáng váng
Một số yếu tố khiến bạn dễ bị dị ứng thực phẩm là:
⦿ Gia đình có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn, phát ban,...
⦿ Đã từng bị dị ứng trước đó,...
5. Trào ngược dạ dày
Buồn nôn là một dấu hiệu thường thấy của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Acid dịch vị trào lên kích thích họng miệng gây buồn nôn. Bệnh nhân có thể buồn nôn khi đói và sau khi ăn hoặc bất cứ lúc nào.
Thông thường, người bị trào ngược sẽ cảm thấy buồn nôn nhiều hơn nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do tư thế ngủ sai hoặc ban đêm hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
Nếu bạn bị buồn nôn kèm theo các triệu chứng điển hình sau thì rất có thể bạn đang mắc trào ngược dạ dày:
⦿ Vướng nghẹn, cảm giác như có khối u ở cổ
⦿ Khó nuốt, có thể đau khi nuốt
⦿ Ợ hơi, ợ chua
⦿ Nóng rát, đau vùng thượng vị và vùng ngực, cơn đau có thể lan ra sau lưng
⦿ Khó thở
⦿ Viêm họng
⦿ Hôi miệng,...
6. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày cũng có thể gây triệu chứng buồn nôn. Tình trạng này xảy ra do lớp niêm mạc bị tổn thương, viêm loét gây kích ứng dạ dày dẫn đến đến buồn nôn.
Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết viêm dạ dày qua các triệu chứng sau:
⦿ Đau tức bụng âm ỉ, quặn từng cơn: Viêm dạ dày thường đau khi ăn, ăn vào không giảm đau. Viêm tá tràng thường đau lúc đói, 2-3 giờ sau ăn hoặc nửa đêm đến sáng, ăn vào giảm đau.
⦿ Rối loạn tiêu hóa
⦿ Ợ hơi, ợ chua, nóng rát,..
Dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày:
⦿ Nhiễm vi khuẩn HP
⦿ Do tác dụng phụ của việc lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
⦿ Hút thuốc lá, uống nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia,...)
⦿ Căng thẳng thần kinh
⦿ Ăn uống kém lành mạnh, sinh hoạt thất thường
7. Viêm tuỵ
Viêm tụy cấp là tình trạng nhu mô tụy bị tổn thương, viêm nhiễm cấp tính. Viêm tụy cấp thường gây nôn, buồn nôn đi kèm các triệu chứng như:
⦿ Đau bụng vùng tụy dữ dội, đột ngột, lan rộng ra sau lưng,...
⦿ Chướng bụng
⦿ Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp
⦿ Thiểu niệu, vô niệu
⦿ Sốt,...
Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tụy cấp không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, triệu chứng buồn nôn do viêm tụy cấp thường có đặc điểm sau:
⦿ Xảy ra sau hoặc đồng thời với cơn đau bụng
⦿ Sau khi nôn tình trạng đau không thuyên giảm
⦿ Bệnh nhân nôn kèm dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu loãng nếu viêm tụy nặng.
8. Bệnh túi mật
Các bệnh về túi mật cũng khiến người bệnh cảm giác buồn nôn và nôn. Túi mật có vai trò bài tiết mật để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Khi cơ quan này bị tổn thương (viêm, tắc nghẽn do sỏi,..) sẽ khiến hoạt động tiêu hóa bị cản trở, rối loạn.
Bệnh túi mật gây tình trạng nôn đặc trưng là buồn nôn, nôn sau khi ăn nhiều chất béo và đau vùng bụng bên phải.
9. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng nôn, buồn nôn sau khi ăn cũng có thể do các nguyên nhân khác như:
⦿ Ung thư dạ dày
⦿ Tắc ruột, liệt dạ dày
⦿ Hội chứng ruột kích thích
⦿ Đái tháo đường
⦿ Chấn thương não, hội chứng đau nửa đầu
⦿ Căng thẳng trong thời gian dài, rối loạn giấc ngủ
⦿ Do dùng thuốc giảm đau, hóa trị, xạ trị,..
Cách cải thiện và phòng ngừa tình trạng buồn nôn sau khi ăn
Cách trị buồn nôn sau khi ăn phụ thuộc vào từng nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này.
Cải thiện tình trạng buồn nôn
Trường hợp buồn nôn do trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, có thể cải thiện bằng các biện pháp như:
⦿ Dùng thuốc tây: Tốt nhất nên đi khám và dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như omeprazole, esomeprazole, famotidine, phosphalugel,...
⦿ Dùng thảo dược, thực phẩm chức năng: Lá khôi, đơn nem, ngải tiên, nghệ, gừng và các sản phẩm từ thảo dược như Dạ dày An Châu, Dạ dày chữ B.
⦿ Ăn uống lành mạnh, thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
Trường hợp dị ứng thực phẩm, người có tiền sử dị ứng cần lưu ý tuyệt đối không ăn loại thực phẩm đó trong lần sau.
Các nguyên nhân khác như ngộ độc thực phẩm nặng, viêm tụy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bệnh túi mật,...bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám cụ thể. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa triệu chứng buồn nôn sau khi ăn
Ngoài ra, để làm dịu tạm thời và ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn, bạn có thể áp dụng các mẹo mà Khỏe 247 gợi ý sau đây:
Chú ý chế độ ăn:
⦿ Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng
⦿ Nên ăn chín uống sôi, ăn đủ bữa và có thể chia nhỏ các bữa
⦿ Tránh các thực phẩm kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ.
Hít thở sâu, tập yoga, thiền: Giúp thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện buồn nôn do stress
Sử dụng gừng giảm buồn nôn: Gừng là thảo dược giảm buồn nôn khá hiệu quả, do đó bạn có thể uống trà gừng, ngậm kẹo gừng hoặc dùng gừng làm gia vị,...
Chườm ấm vùng bụng: Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm khó chịu, buồn nôn
Xoa bóp, bấm huyệt ở cổ tay, giữa 2 gân lớn
Dùng thuốc chống nôn: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng,...
Bài viết trên, Khỏe 247 đã giới thiệu cho bạn đọc các thủ phạm gây buồn nôn sau khi ăn và các biện pháp khắc phục. Có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn trong đó có cả bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu gặp tình trạng này thì bạn nên đi khám để được xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Nếu bạn muốn tư vấn sức khỏe miễn phí hãy liên hệ 0369 617 500 để được dược sĩ chuyên môn của Khỏe 247 hỗ trợ nhanh nhất.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG