ĐAU DẠ DÀY - DẤU HIỆU VIÊM AI CŨNG CÓ THỂ MẮC PHẢI
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa, biểu hiện ra bên ngoài bởi những triệu chứng khiến người mắc phải rất khó chịu. Bệnh ảnh hưởng không hề nhỏ tới ăn uống, sinh hoạt và sức khỏe, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đau dạ dày là gì?
》Bệnh đau dạ dày hay viêm loét dạ dày là những cơn đau bụng xảy ra vùng thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau bụng có thể ở mức độ như bị chuột rút bụng, đau âm ỉ, không liên tục hoặc đau rõ ràng.
》 Những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bệnh chính là tình trạng khó tiêu như ợ chua, đầy bụng, chướng hơi. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất cảnh báo người bệnh nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
》Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng đau thượng vị, chán ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa,..đây đều là những dấu hiệu tiêu biểu của đau dạ dày.
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa
Những nguyên nhân gây đau dạ dày
》Đau dạ dày có thể được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến là:
⦿ Viêm dạ dày do Hp
Theo những số liệu nghiên cứu hiện nay cho thấy có tới hơn 70% những trường hợp mắc bệnh đau dạ dày là do mắc phải vi khuẩn Hp ( Helicobacter pylori ) . Vi khuẩn Hp có khả năng cao xâm nhập vào dạ dày thông qua đường ăn uống , sau đó chúng di chuyển và bám vào thành dạ dày. Sau một thời gian nó sẽ gây tổn thương cho thành dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày và gây đau.
⦿ Thuốc lá
Không chỉ phổi là cơ quan phải hứng chịu ảnh hưởng xấu từ thuốc lá, mà dạ dày cũng là cơ quan không thể không nhắc tới khi kể tới thuốc lá.
Chất độc hại có trong thuốc lá có tên là nicotine có khả năng thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin – 2 nguyên nhân hàng đầu làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc khiến dạ dày bị tổn thương. Do đó nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày của những người hút thuốc lá lâu năm sẽ cao hơn rất nhiều so với người khác.
⦿ Các chất có chứa cồn như rượu, bia
Chất cồn trong rượu, bia có thể làm phá hủy lớp chất nhầy trên niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và lâu ngày dẫn tới tình trạng viêm loét, xuất huyết và thậm chí là nguy cơ thủng dạ dày với những bệnh nhân đau dạ dày và nghiện rượu lâu năm.
Rượu, bia được xem là loại đồ uống hàng đầu gây nguy hại cho sức khoẻ nói chung và đặc biệt là dạ dày nói riêng.
⦿ Chế độ ăn uống không hợp lý
Dạ dày là một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thô, do vậy khi kể tới các nguyên nhân gây đau dạ dày mà không nói tới việc ăn uống thì đúng là một thiếu sót.
Những thói quen tác động không tốt tới đại tràng như tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ăn uống không có giờ giấc khoa học, ăn uống quá nhanh, bỏ bữa, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, chua,…
Đồ ăn quá cay nóng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày
⦿ Tinh thần căng thẳng
Tâm trạng luôn trong trạng thái quá áp lực, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Bởi áp lực, stress quá mức có thể làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày làm tăng tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày, dẫn tới dạ dày bị đau.
Trong bất cứ quá trình chữa bệnh nào thì tinh thần luôn là một trong những yếu tố được các bác sĩ khuyến cáo nhiều nhất, đem lại ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị.
⦿ Bệnh viêm dạ dày-ruột gây đau dạ dày
Viêm dạ dày - ruột do virus là tình trạng viêm dạ dày và ruột của bạn do một trong số các loại virus gây ra. Đây còn được gọi là cúm dạ dày, viêm dạ dày-ruột do virus ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới.
Bệnh truyền nhiễm rất cao này lây lan qua tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh hoặc qua thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Các loại virus khác nhau có thể gây bệnh, mỗi loại đều có một mùa cao điểm riêng. Các loại virus phổ biến nhất bao gồm norovirus và rotavirus.
Hầu hết mọi người thực hiện phục hồi hoàn toàn trong hai hoặc ba ngày, không có tác dụng phụ kéo dài.
Triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất
Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
⦿ Đau bụng ở vùng thượng vị
Đau có thể đau âm ỉ hoặc dau dữ dội. Càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn. Cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân quá đói hoặc quá no.
⦿ Đầy hơi, chướng bụng, kém tiêu hóa
Đầy chướng bụng vùng thường vị sau khi ăn là dấu hiệu dau dạ dày ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp để lâu, đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
⦿ Ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật
Chức năng dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu, dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Ợ chua, ợ hơi là một trong số những triệu chứng thường gặp của bệnh. Do vậy, bạn cần cảnh giác với dấu hiệu này.
⦿ Đau dạ dày kèm buồn nôn
Đây là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày có xu hướng bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Đau thượng vị có kèm buồn nôn thường là dấu hiệu của đau dạ dày ở mức độ nhẹ ở đa số người bệnh.
⦿ Xuất huyết tiêu hóa
Đây là một trong những triệu chứng nặng nề của bệnh. Biểu hiện bằng các dấu hiệu như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen… Mất máu có thể làm người bệnh cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi,…
⦿ Thay đổi thói quen đại tiện
Người bệnh thường có cảm giác đau bụng, đầy hơi cùng thay đổi thói quen đại tiện.
➢➢➢ XEM THÊM: Bệnh trào ngược dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhân biết
Khi có đau dạ dày nên làm gì? Chế độ ăn uống hợp lý
》Khi có phát hiện bản thân có những dấu hiệu đau dạ dày, bạn nên đến trung tâm y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị có thể làm tình trạng bệnh nặng lên.
》Đồng thời, bạn nên chú ý đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt. Nên lựa chọn những thực phẩm đảm bảo chất lượng, thực hiện ăn chín uống sôi và có chế độ sinh hoạt hợp lý, kiểm soát tâm lý, cảm xúc hiệu quả.
Khi có đau dạ dày nên ăn gì? Một số món ăn tốt cho người bệnh
⦿ Cháo hạt sen với hồng xiêm non
Nguyên liệu: Hạt sen 100g, củ mài 50g, hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g
Cách làm: Giã hồng xiêm non sau đó cho vào nồi đun sôi kỹ với lượng nước vừa đủ sau đó chắt lấy nước và bỏ bã. Sấy khô hạt sen và củ mài sau đó tán bột rồi cho vào nước quả hồng xiêm thu được đun trên lửa nhỏ, khuấy đều. Cháo đun kỹ sau đó cho thêm đường phèn vào và đun tiếp đến khi đường tan hết là được. Ăn khi cháo còn nóng và ăn 3 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong 2-3 ngày, nếu sử dụng thường xuyên được thì rất tốt cho việc điều trị bệnh đau dạ dày
Cháo hạt sen với hồng xiêm non rất tốt cho người bị đau dạ dày
⦿ Cháo phật thủ nấu với đường phèn
Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g
Cách làm:Rửa sạch phật thủ đun lấy nước. Cho gạo lứt đãi sạch và đượng phèn vào nấu cháo. Mỗi ngày nên ăn 1 bát và chia làm 2-3 lần
⦿ Cháo thịt dê với cao lương
Nguyên liệu: Thịt dê 100g, Gạo cao lương 100g, Muối ăn vừa đủ
Hướng dẫn: Rửa sạch thịt dê, thái quân cờ sau đó cho cùng gạo cao lương đã đãi sạch cùng 1 lít nước nấu loáng. cho muối ăn, gia vị vừa đủ tùy khẩu vị từng người. Mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 bát
⦿ Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non
Chuẩn bị: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị
Hướng dẫn: Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
Khi có đau dạ dày không nên ăn gì?
》 Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống như: đồ ăn nóng khó tiêu và các loại nước có ga hoặc cồn ( rượu, bia ), Tránh các thức ăn có tính axít như chanh, cam,…
》 Tránh các thức ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ, tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng.
》Hạn chế uống đồ uống có chứa caffeine do Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày.
Đau dạ dày có nên uống sữa không?
》Nhiều người bệnh thắc mắc không biết đau dạ dày có nên uống sữa không? Sự thắc mắc này xuất phát từ thành phần trong sữa có một lượng axit nhất định. Trong khi đó, ở những người bị đau dạ dày thì cần tránh những đồ uống có chứa nhiều axit.
》Tuy nhiên, trong sữa chứa hàm lượng axit rất nhỏ. Lượng axit này dường như không đáng kể nên những người bị đau dạ dày thường không bị ảnh hưởng nhiều khi sử dụng sữa.
》Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều sữa bởi khi sử dụng nhiều có thể gia tăng cảm giác chướng bụng, đầy hơi và đặc biệt là không nên uống sữa vào lúc đói. Nên uống sữa sau ăn từ 1-2 giờ là thời điểm thích hợp nhất.
>> Xem thêm: 【Mẹo】Mách bạn 3 cách chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi và mật ong
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh đau dạ dày, hi vọng đã cũng cấp cho bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn nhận biết và có chế độ chăm sóc sức khỏe dạ dày tốt hơn. Cùng đón đọc nhiều hơn những thông tin kiến thức chăm sóc gia đình tại Khỏe 247.Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp từ đội ngũ tư vấn Khỏe 247, nhanh tay truy cập đăng ký tư vấn sức khỏe tại https://khoe247.vn hoặc gọi về tổng đài tư vấn của chúng tôi HOTLINE: 024.85.86.86.85 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé. Chúc bạn sức khỏe!
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG