Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho: Nguyên nhân & Mẹo chữa

Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho: Nguyên nhân & Mẹo chữa

Nếu bạn bị ho dai dẳng kèm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua,...thì rất có thể bạn đang bị trào ngược dạ dày gây ho. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tại sao trào ngược dạ dày gây ho và hướng dẫn các mẹo cải thiện tình trạng này, hãy tham khảo ngay!

 

Trào ngược dạ dày gây ho

 

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho

 

Hầu hết mọi người khi bị ho thường nghĩ mình đang gặp vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, ho cũng là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - bệnh lý tiêu hóa.

 

Nhận biết ho do bệnh lý trào ngược

 

Các dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây ho:

 

⦿ Ho có đờm (chủ yếu), ho khan

⦿ Ợ hơi, ợ chua

⦿ Nóng rát, đau vùng thượng vị lan ra sau lưng

⦿ Cảm giác nghẹn ở cổ

⦿ Buồn nôn, nôn

⦿ Chướng bụng

⦿ Viêm họng

⦿ Khàn tiếng,...

 

Trào ngược dạ dày gây ho đờm kéo dài (mỗi đợt có thể lên đến 8 tuần). Cơn ho xảy ra chủ yếu sau khi ăn đặc biệt là vào ban đêm. Còn trường hợp ho do bệnh lý hô hấp thì người bệnh thường bị ho có đờm kèm các dấu hiệu đặc trưng như:

 

⦿ Chảy nước mũi

⦿ Đau đầu

⦿ Mệt mỏi

⦿ Đau nhức cơ,...

⦿ Phát hiện phổi tổn thương khi X Quang

 

Nhận biết trào ngược dạ dày gây ho

 

Tại sao bệnh lý trào ngược lại gây ho?

 

Nguyên nhân trào ngược gây ho có thể giải thích dựa trên 2 cơ chế sau:

 

Cơ chế 1: Thần kinh cơ

 

Acid dịch vị trào ngược liên tục lên thực quản có thể tràn sang phổi. Từ đó kích hoạt cơ chế phản xạ ở đường hô hấp dưới gây ho. Hoạt động này giúp ngăn không cho acid đi vào đường thở.

 

Cơ chế 2: Loại bỏ dị vật rơi vào đường hô hấp

 

Acid hay bất cứ chất gì trong dạ dày khi trào ngược lên bị rơi vào phổi sẽ kích thích gây ho. Đây là phản xạ của đường hô hấp giúp đẩy dị vật ra ngoài.

 

Trào ngược dạ dày gây ho kéo dài có nguy hiểm không?

 

Chính vì dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp nên người bệnh thường tự điều trị sai cách. Từ đó khiến tình trạng ho dai dẳng, mãi không dứt.

 

Trào ngược ho kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 

Ho mãn tính

 

Cơn ho xuất hiện cả ngày lẫn đêm kéo theo một loạt các khó chịu khác như: mất ngủ, nôn mửa, chóng mặt,.... Đặc biệt khi ho có đờm, người bệnh thường có thói quen khạc nhổ, lâu dần làm tăng nguy cơ khàn tiếng, thay đổi giọng nói.

 

Viêm họng

 

Ở cấp độ nặng, acid dịch vị trào ngược liên tục hơn kích thích và gây viêm họng. Lúc này người bệnh sẽ thấy ngứa rát họng, cổ họng sưng đau, khó chịu và đau khi nuốt thức ăn.

 

 

Khó thở thường xuyên

 

Có đến 45% bệnh nhân trào ngược dạ dày gặp tình trạng khó thở. Nguyên nhân là do acid dịch vị dư thừa quá nhiều trào lên tác động vào ống dẫn thở.

 

⦿ Thứ nhất là kích thích đầu dây thần kinh ở niêm mạc thực quản khiến cả cơ trơn thực quản và đường dẫn khí co lại gây khó thở.

⦿ Thứ hai, acid tràn vào đường dẫn khí nhỏ kích thích chúng co lại gây khó thở đặc biệt khi bệnh nhân nằm nghỉ.

⦿ Thứ ba, thức ăn và acid trong dịch vị trào lên hầu họng chèn ép đường hô hấp gây tức ngực, khó thở,...

 

Biến chứng nặng khác

 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản càng để lâu càng ăn sâu khó chữa. Ở cấp độ nặng, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

 

⦿ Viêm, loét sâu niêm mạc thực quản

⦿ Tạo thành sẹo khiến ống thực quản hẹp dần

⦿ Barrett thực quản

⦿ Ung thư thực quản

 

Trào ngược dạ dày gây ho có nguy hiểm không?

 

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho

 

Bị trào ngược dạ dày gây ho đờm, ho khan nếu chỉ chữa ho không thôi thì bệnh dai dẳng mãi không khỏi, hay tái phát.

 

Muốn khắc phục tình trạng này, ngăn ngừa tái phát cần kết hợp 3 biện pháp sau:

 

⦿ Thay đổi lối sống

⦿ Dùng thuốc trị trào ngược và trị ho

⦿ Dùng thảo dược hỗ trợ điều trị

 

Thay đổi lối sống

 

Tuân thủ một lối sống lành mạnh là biện pháp hữu hiệu giúp giảm ho, đẩy lùi bệnh trào ngược. Dưới đây là hướng dẫn một số thói quen tốt, người bệnh trào ngược dạ dày nên duy trì:

 

⦿ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa

⦿ Không ăn quá no đặc biệt trước khi ngủ

⦿ Tránh các loại thức ăn sau: chua, cay, chiên xào,...

⦿ Tránh nằm ngay sau ăn

⦿ Kê cao đầu khi ngủ, nằm ngửa hoặc nghiêng trái

⦿ Tập thể dục nhẹ nhàng

⦿ Hạn chế stress

⦿ Không nên thức khuya

⦿ Bỏ bia rượu, hạn chế uống cafe, nói không với thuốc lá,...

 

 

Thuốc trị trào ngược dạ dày gây ho

 

Hầu hết các loại thuốc tây đều gây ra ít hoặc nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn nên đi khám và dùng thuốc chữa ho, chữa bệnh dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

 

Khỏe 247 sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số thông tin tham khảo về thuốc trị trào ngược dạ dày gây ho.

 

Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thường bao gồm các nhóm sau:

 

⦿ Kháng histamin H2 (Thuốc chứa các hoạt chất cimetidin, ranitidin, famotidin,...)

⦿ Ức chế bơm proton (Thuốc chứa cá hoạt chất esomeprazol, omeprazol,...)

⦿ Antacid (Thành phần chứa các hoạt chất CaCO3, MgCO3, Al(OH)3,...)

⦿ Kháng sinh diệt HP, thuốc bảo vệ niêm mạc,...

 

Đối với triệu chứng ho do trào ngược có thể điều trị bằng các loại thuốc giảm ho, long đờm chứa các hoạt chất như: Terpin, carbocistein, acetylcystein,....

 

 

Sử dụng thảo dược dân gian

 

Dùng thảo dược dân gian cũng là một mẹo hay hỗ trợ giảm ho nhanh và cải thiện tốt các triệu chứng trào ngược.

 

Mẹo giảm ho

 

⦿ Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc nhỏ cho vào bát thêm mật ong vừa đủ. Sau đó, hấp cách thủy 10-15 phút, ăn 1,2 lần/ngày khi còn ấm. Lưu ý mẹo này không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

⦿ Gừng chưng đường phèn: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó cho vào bát thêm đường phèn và chưng cách thủy trong 10-15 phút. Uống phần nước và ngậm lát gừng 2-3 lần/ngày để giảm ho.

 

Mẹo cải thiện trào ngược

 

⦿ Trà lá khôi tía: Dùng lá khôi tươi hoặc lá khôi khô sắc uống như trà. Uống hàng ngày giúp làm dịu nóng rát, ợ hơi, ợ chua,...

⦿ Dùng nghệ: Bạn có thể dùng nghệ tươi, tinh bột nghệ hoặc nghệ tươi kết hợp mật ong để khắc phục bệnh trào ngược. Nên dùng 1-2 lần/ngày trước ăn 30 phút, uống khi còn ấm.

 

 

Cải thiện ho do trào ngược dạ dày

 

Các mẹo dân gian giảm ho, trào ngược tương đối đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp này có một số hạn chế sau: 

 

⦿ Tốn thời gian, công sức

⦿ Hiệu quả kém hoặc không hiệu quả nếu dùng sai cách

 

Dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược là lựa chọn tốt hơn cho người bệnh. Các siro ho hay viên nén chiết xuất từ thảo dược sẽ thuận tiện, an toàn và đem lại hiệu quả cao hơn.

 

Một số sản phẩm được đánh giá cao người bệnh có thể tham khảo là:

 

⦿ Dạ Dày An Châu

⦿ Dạ Dày chữ B

⦿ Siro Galic Cool,...

 

Như vậy, Khỏe 247 đã giải thích cho bạn đọc những thắc mắc liên quan đến trào ngược dạ dày gây ho. Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp. Để được tư vấn kỹ hơn về mọi vấn đề liên quan đến trào ngược hãy liên hệ ngay với chuyên gia Khỏe 247 qua hotline 0369 617 500.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn