Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Họng

Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Họng

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là một triệu chứng thường gặp của bệnh. Vậy, tại sao trào ngược lại gây viêm họng và làm sao để cải thiện được tình trạng này? Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

 

Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?

 

Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc tại thực quản. Đặc biệt khi axit lên hầu họng có thể gây kích ứng, viêm sưng dẫn đến đau họng , ho khan và thở khò khè.

 

Bên cạnh đó, trào ngược cũng có thể gây ra chứng ợ nóng , có vị đắng trong miệng, nôn trớ, khó tiêu và khó nuốt. Đặc biệt, nhiều người bệnh còn cảm thấy có khối u ở trong họng rất khó chịu.

 

Trào ngược dạ dày có thể gây viêm họng, đau họng, khàn giọng

 

Các triệu chứng khác bao gồm :

 

+ Viêm họng

+ Một cảm giác nghẹt thở và thắt chặt trong cổ họng

+ Ho mãn tính, cổ họng có đờm

+ Hắng giọng liên tục

+ Thức ăn dính trong cổ họng

+ Chứng hôi miệng, chua miệng

+ Giọng nói khàn

 

Các triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trong đó, viêm họng mãn tính do trào ngược axit đôi khi bị chẩn đoán nhầm là viêm amidan tái phát hoặc mãn tính .

 

Trào ngược họng thanh quản

 

Khi axit dịch vị tiếp xúc với dây thanh quản, nó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đáng kể . Nếu tình trạng này xảy ra dai dẳng, nó có thể dẫn đến khàn giọng, thường xuyên hắng giọng, ho hoặc cảm giác có gì đó mắc kẹt trong cổ họng. Những triệu chứng này đôi khi được gọi là trào ngược họng thanh quản (LPR).

 

Trào ngược họng thanh quản thường bắt đầu như một bệnh đường hô hấp trên. Với các triệu chứng có thể kéo dài do các dây thanh bị tổn thương trở nên bị kích thích bởi dù chỉ một lượng nhỏ axit trào ngược.

 

Ca sĩ, giáo viên và những người phải sử dụng giọng nói nhiều hàng ngày có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn của chứng đau họng do trào ngược dạ dày.

 

Trào ngược dạ dày có thể gây tổn thương dây thanh quản 

 

Điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà

 

Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày cũng làm giảm nguy cơ biến chứng của nó. Thông thường, những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp ích rất nhiều cho điều trị.

 

Các biện pháp khắc phục tại nhà

 

Một số người có thể ngăn ngừa viêm họng do trào ngược axit bằng cách tránh các hoạt động và thực phẩm làm tăng nguy cơ trào ngược. Chúng bao gồm :

 

+ Tránh rượu, thuốc lá, nước ngọt và đồ uống có tính axit.

+ Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thay vì ăn nhiều bữa

+ Không ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ

+ Duy trì cân nặng hợp lý

+ Không mặc quần áo chật

+ Không hút thuốc lá

+ Tránh thức ăn có tính axit, cay và giàu chất béo

+ Chọn sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân thay vì sữa

+ Tránh đồ uống có ga, caffeine hoặc cồn

+ Tránh các loại nước ép từ cam quýt và cà chua, có thể gây kích ứng niêm mạc của ống dẫn thức ăn

+ Tránh sô cô la

+ Không ăn bạc hà hoặc thức ăn có vị bạc hà

+ Tránh căng thẳng càng nhiều càng tốt

 

Thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng

 

Sử dụng thuốc

 

Thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể trung hòa hoặc làm giảm axit trong dạ dày, giúp giảm các triệu chứng của viêm họng. 

 

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày. Như: thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc ức chế làm giảm tiết axit dạ dày, thuốc làm tăng tháo rỗng dạ dày,... Việc sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

 

Ngày càng nhiều người bệnh sử dụng các sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện được tình trạng trào ngược hiệu quả mà không lo gặp phải tác dụng phụ. Đặc biệt là khi phải sử dụng kéo dài như điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

 

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

 

+ Đau họng kéo dài hơn một tuần

+ Khó nuốt, thở hoặc há miệng

+ Đau khớp

+ Đau tai

+ Phát ban

+ Một khối u ở cổ

+ Máu lẫn trong nước bọt hoặc đờm

+ Sốt cao

 

Cảm giác khó chịu do trào ngược axit thường có thể kiểm soát được, nhưng nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thì có thể cần dùng thuốc mạnh hơn hoặc phẫu thuật.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn