【Tổng hợp】Các Loại Lá Cây Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày
Từ xưa trong dân gian đã lưu truyền một số mẹo dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày. Vậy thực hư tác dụng của các loại lá cây này là gì, sử dụng có tốt, có an toàn không? Chuyên gia Khỏe 247 sẽ lý giải vấn đề này và hướng dẫn chi tiết cách dùng, lưu ý khi sử dụng lá cây chữa bệnh dạ dày trong bài viết sau.
Mách bạn 7 loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày
Các nghiên cứu y học cổ truyền và cả y học hiện đại đã chỉ ra rằng có nhiều loại lá cây có lợi cho dạ dày như:
⦿ Lá mơ lông
⦿ Lá vú sữa
⦿ Lá tía tô
⦿ Lá trầu không
⦿ Lá khôi tía
⦿ Lá đơn nem
⦿ Lá ngải tiên,...
Dưới đây là những thông tin chi tiết về tác dụng của các loại thảo dược này đối với bao tử và hướng dẫn cách thực hiện, mời độc giả cùng tham khảo.
Lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày
Lá mơ lông thường được sử dụng để cải thiện các tình trạng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng. Không những thế, loại lá cây này còn tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng:
⦿ Chất xơ
⦿ Vitamin, khoáng chất
⦿ Caroten
⦿ Chất chống oxy hóa
⦿ Peaderin
⦿ Tinh dầu,...
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng tính mát, nổi bật với công dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu thực, chỉ thống,... Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sử dụng lá mơ lông thường xuyên giúp:
⦿ Giảm sôi bụng
⦿ Chống viêm
⦿ Trung hòa acid dư thừa
⦿ Cải thiện tiêu hóa,...
Có 3 cách dùng lá mơ chữa trào ngược dạ dày bạn đọc có thể tham khảo là:
⦿ Ăn lá mơ tươi: Ngâm nước muối loãng, rửa sạch sau đó nhai trực tiếp hoặc ăn kèm trong bữa cơm hằng ngày.
⦿ Uống nước lá mơ tươi: Ngâm nước muối loãng, rửa sạch, giã/xay sau đó lọc lấy nước cốt pha loãng với nước lọc uống trước ăn 30 phút.
⦿ Trứng gà hấp lá mơ: Băm nhỏ lá mơ, cho trứng gà, gia vị vào đánh đều, có thể thêm gừng băm vào, sau đó đem đi hấp cách thủy.
Lá cây vú sữa chữa trào ngược dạ dày
Nhiều người bệnh truyền tai nhau chữa trào ngược dạ dày bằng lá vú sữa. Vậy dùng lá vú sữa chữa trào ngược dạ dày có tốt không? Khi phân tích thành phần của loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày này, các nhà khoa học đã đánh giá rằng các hoạt chất này mang lại một số lợi ích sau:
⦿ Làm tan máu ứ, thúc đẩy lưu thông máu
⦿ Tiêu sưng giảm đau
⦿ Bảo vệ niêm mạc
⦿ Nâng cao miễn dịch
⦿ Làm lành tổn thương nhanh
⦿ Kháng khuẩn
⦿ Bồi bổ khí huyết
Như vậy, người bị trào ngược dạ dày có thể dùng lá vú sữa để cải thiện các triệu chứng bằng cách sau:
⦿ Hái lá vú sữa (lá bánh tẻ) rửa sạch, phơi khô.
⦿ Lấy 30g lá khô sắc với 1 lít nước lọc đến khi còn 200ml.
⦿ Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml, trước ăn.
Lá cây tía tô chữa bệnh trào ngược dạ dày
Một loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày khá phổ biến đó là lá tía tô. Không chỉ là một gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, tía tô còn là vị thuốc y học cổ truyền tốt cho bao tử.
Với vị cay, tính ấm, quy vào 2 kinh phế tỳ, tía tô thường có mặt trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày với công dụng sau:
⦿ Giải độc
⦿ Giảm đau
⦿ Giảm buồn nôn
⦿ Giảm ho
⦿ Trừ đờm
⦿ Hỗ trợ tiêu hóa,...
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, tía tô chứa nhiều hoạt chất như citral, adenin, acginin, quercetin, acid rosmarinic,...đem lại một số lợi ích cho dạ dày như:
⦿ Sát trùng, chống viêm
⦿ Ức chế nấm, vi khuẩn
⦿ Giảm đau
⦿ Giảm buồn nôn, chướng bụng,...
Dưới đây là một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô đơn giản mà độc giả có thể tham khảo áp dụng:
⦿ Ăn lá tía tô tươi: Ngâm nước muỗi loãng, rửa sạch và nhai trực tiếp khi bị trào ngược.
⦿ Uống nước tía tô: Đun sôi lá tía tô đã rửa sạch với nước sau đó lọc bỏ bã. Uống 2 lần/ngày, uống khi còn ấm, duy trì 5-7 ngày.
⦿ Cháo tía tô: Nấu cháo thịt bằm cho thêm tía tô thái nhỏ để giảm trào ngược.
⦿ Uống tía tô kết hợp gừng: Đun sôi lá tía tô sạch và gừng đã thái lát mỏng trong nước, sau đó lọc lấy nước uống 2 lần/ngày, duy trì 5-7 ngày.
Lá trầu không chữa bệnh trào ngược dạ dày
Từ lâu, lá trầu không đã được cho rằng có khả năng chống viêm tốt nên thường được sử dụng trong các trường hợp như:
⦿ Ngứa, viêm da
⦿ Sát trùng vết thương
⦿ Chữa đầy hơi, ho,...
Đặc biệt, sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày cũng là phương pháp đơn giản được nhiều người bệnh áp dụng. Vậy lá trầu không có lợi ích gì với dạ dày? Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay, tính ấm, có các công dụng sau:
⦿ Khu phong tán hàn
⦿ Hành khí
⦿ Tiêu thũng chỉ thống
⦿ Giảm ngứa
⦿ Hóa đàm,...
Còn theo y học hiện đại, lá trầu không chứa thành phần tinh dầu có tác dụng kháng viêm cực mạnh. Do đó, người bị trào ngược dạ dày HP dương tính, có thể sử dụng lá trầu không để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP và cải thiện triệu chứng bệnh.
3 bước đơn giản dùng lá trầu không đẩy lùi trào ngược dạ dày:
⦿ Hái vài lá trầu không tươi, rửa sạch để loại bỏ tạp chất, để ráo nước.
⦿ Vò nát và hãm trong nước sôi.
⦿ Uống sau ăn 1 giờ, duy trì trong khoảng 1 tháng.
Lá khôi chữa trào ngược dạ dày
Lá khôi (khôi tía) là cây thuốc được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc. Khôi tía được mệnh danh là “thần dược” cho người đau dạ dày nhờ đem lại nhiều lợi ích như:
⦿ Giảm bài tiết acid
⦿ Trung hòa acid dư thừa
⦿ Phục hồi niêm mạc
⦿ Ức chế vi khuẩn HP,...
Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã tiến hành nhiều nghiên cứu chứng minh, công nhận hiệu quả của loại dược liệu này:
⦿ Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TS. Đỗ Tất Lợi cũng đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của khôi tía đối với dạ dày.
⦿ Phân tích thành phần hóa học cho thấy khôi tía chứa thành phần tanin và glycosid có lợi cho dạ dày.
Thực tế, một số bệnh viện lớn (Bệnh viện TƯQĐ 108, Y học cổ truyền) cũng đã thử nghiệm dùng lá khôi hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho kết quả khả quan (đỡ đau, giảm acid dịch vị, ăn ngủ tốt hơn).
Cách sắc lá khôi chữa trào ngược dạ dày thực quản: Dùng lá khôi tươi hoặc lá khôi khô (20g) rửa sạch sắc lấy nước uống hằng ngày.
Lá đơn nem
Đơn nem cũng là một loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Theo đông y, đơn nem có tính bình, vị đắng đem lại nhiều lợi ích cho dạ dày như:
⦿ Giảm đau, cầm máu
⦿ Tái tạo tế bào, làm lành nhanh vết loét
Người bệnh có thể dùng lá đơn nem cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày theo các bước sau:
⦿ Bước 1: Chuẩn bị 5-10g lá đơn nem xanh khô hoặc 10-20g lá tươi.
⦿ Bước 2: Rửa sạch.
⦿ Bước 3: Sắc lá đơn nem với khoảng 500mL nước, uống hằng ngày.
Lá ngải tiên
Cây ngải tiên mọc tự nhiên ở vùng núi cao, tên khoa học là Hedychium coronarium Koenig (thuộc họ Gừng Zingiberaceae) và có nhiều tên gọi khác như:
⦿ Bạch yến
⦿ Bạch điệp,...
Theo y học cổ truyền, vị thuốc ngải tiên có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp. Ngay từ thời xa xưa, ngải tiên đã được sử dụng để điều trị các bệnh lý như:
⦿ Chướng bụng
⦿ Tiêu hóa kém
⦿ Cảm mạo
⦿ Đau mình mẩy
⦿ Viêm lợi
⦿ Viêm amidan,...
Đặc biệt, ngải tiên rất hữu ích cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cụ thể:
⦿ Giúp giảm đầy hơi
⦿ Chống viêm
⦿ Cầm máu
⦿ Phục hồi cơ thắt dưới thực quản từ từ hạn chế trào ngược
Người bệnh có thể sắc lá ngải tiên uống hằng ngày để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày theo các bước sau:
⦿ Bước 1: Chuẩn bị 6-12g ngải tiên (phần thân rễ)
⦿ Bước 2: Rửa sạch
⦿ Bước 3: Cho ngải tiên vào sắc với 500mL nước đến khi còn 200mL, uống hằng ngày.
Ngoài ra, dược liệu ngải tiên thường được dùng kết hợp với khôi tía, đơn nem để nâng cao tối đa hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường, Dạ dày An Châu là sản phẩm duy nhất chứa bộ 3 dược liệu này. Sản phẩm có dạng viên nén chứa chiết xuất thảo dược giúp người bệnh sử dụng thuận tiện, an toàn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, Dạ dày An châu đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội công nhận an toàn, tác dụng tốt.
Lưu ý khi sử dụng các loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày
Các loại lá cây hay thảo dược vẫn có thể gây hại cho sức khỏe nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều. Do đó, khi dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
⦿ Chọn các loại lá cây sạch, tốt nhất là mọc tự nhiên hoặc do nhà trồng.
⦿ Nếu bạn có tiền sử dị ứng với loại lá cây nào, tuyệt đối không dùng loại lá cây đó.
⦿ Chế biến các loại lá cây đúng cách và dùng đúng liều.
⦿ Một số loại lá cây như tía tô, lá mơ lông, vú sữa, trầu không,...chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng trào ngược, không thay thế thuốc chữa bệnh.
⦿ Các biện pháp này phù hợp với người bệnh trào ngược cấp độ nhẹ.
⦿ Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, tránh gây độc cho gan, thận.
Như vậy, Khỏe 247 đã giới thiệu chi tiết cho người đọc những loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày phổ biến và hướng dẫn dùng đúng cách. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc biết thêm nhiều biện pháp hỗ trợ để cải thiện trào ngược dạ dày nhanh nhất.
Nếu cần giải đáp thêm bất cứ vấn đề nào liên quan đến bệnh lý này, hãy liên hệ ngay để được dược sĩ tư vấn miễn phí bằng cách điền vào FORM sau:
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG