【Giải Đáp】U Nang Buồng Trứng Khi Mang Thai Có Sao Không?
Rất nhiều chị em có u nang buồng trứng khi mang thai vô cùng lo lắng. Bởi không biết tình trạng này có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay cản trở việc sinh em bé được thuận lợi hay không. Hãy cùng Khỏe 247 tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Các loại u nang buồng trứng khi mang thai
》 Có 2 dạng u nang buồng trứng là u nang cơ năng và u nang thực thể. Cả 2 loại u nang này đều có thể xuất hiện trong thai kỳ của phụ nữ.
U nang có thể ở bên buồng trứng phải hoặc buồng trứng trái khi mang thai tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể.
U nang cơ năng buồng trứng khi mang thai
U nang cơ năng buồng trứng là so sự thay đổi nội tiết đột ngột làm xuất hiện các nang sinh lý. Các nang sinh lý thường không gây hại gì và sẽ tự biến mất sau 12 tuần thai nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên mẹ bầu nên đi thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của khối u nang. Bởi trong trường hợp u nang cơ năng phát triển quá to có thể làm chèn ép vào thai nhi, hay gây đau bụng, xuất huyết nang, rong kinh, xoắn nang ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.
U nang thực thể khi mang thai
U nang thực thể là do sự rối loạn nội tiết kéo dài và u nang sẽ không thể biến mất nếu như không có các biện pháp can thiệp điều trị. Hay gặp ở những phụ nữ từng sảy thai, lưu thai, nạo thai,…khiến cho nội tiết rối loạn kéo dài.
U nang thực thể sẽ phát triển tăng dần kích thước theo thời gian và tăng nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Trong đó, u nang bì buồng trứng là loại u nang thực thể thường gặp.
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?
》 Như vậy, với u nang cơ năng chị em không cần phải quá lo lắng, chị cần thăm khám kiểm tra theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn với u nang thực thể có thể gây ra nhiều biến chứng hơn, chị em cần hết sức cảnh giác.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Một số biến chứng mẹ bầu có thể gặp khi mang thai:
U nang to gây chèn ép
Các loại u phát triển to, dạng đặc có thể chèn ép lên tử cung, cản trở sự phát triển của tử cung khi đang mang thai. Bên cạnh đó, khối u có thể chèn vào các cơ quan xung quanh và gây triệu chứng khó chịu như:
⦿ Chèn lên bàng quang gây tiểu rắt, tiểu nhiều
⦿ Chèn ép lên ruột gây tăng tình trạng táo bón ở mẹ bầu
⦿ Chèn lên dây thần kinh cột sống gây đau mỏi vùng thắt lưng
Vỡ u nang buồng trứng khi mang thai
Tình trạng vỡ u nang thường xảy ra với những khối u có vỏ mỏng, va chạm mạnh vào vùng chậu.
Khối u nang vỡ có thể gây chảy máu và dịch tràn vào khoang bụng. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm vùng chậu… Cần xử trí gấp nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Một số dấu hiệu vỡ u nang buồng trứng khi mang thai mà chị em cần lưu ý như:
⦿ Xuất huyết âm đạo bất thường, trường hợp mất quá nhiều máu có thể bị sốc.
⦿ Buồn nôn và nôn
⦿ Đau bụng vùng chậu
⦿ Sốt, mệt mỏi
U nang buồng trứng gây khó sinh
U nang có thể gây khó sinh và buộc phải dùng phương pháp mổ để lấy thai. Bên cạnh đó, u nang buồng trứng có thể gây nhau tiền đạo, sinh non và sảy thai.
Xoắn u nang buồng trứng khi mang thai
Biến chứng xoắn nang buồng trứng thường gặp với các loại u có cuống dài. Thông thường, biến chứng xoắn nang này thường gặp trong thời kỳ hậu sản, tức là lúc mẹ bầu mới sinh xong làm tử cung thu nhỏ kích thước, tạo không gian rộng hơn và u nang dễ bị xoắn.
Biến chứng u ác tính
Tuy tỉ lệ gặp biến chứng ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 3% nhưng vẫn có khả năng gây nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, sàng lọc và điều trị u nang bệnh lý trước khi có ý định mang thai là rất quan trọng để có một thai kỳ an toàn.
Điều trị u nang buồng trứng khi mang thai
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ lựa chọn những giải pháp kiểm soát và điều trị khác nhau. Chị em nên đi thăm khám sớm khi phát hiện hay nghi ngờ mình có thai.
Thăm khám ở 3 tháng đầu thai kỳ
》 Trong quá trình siêu âm thai, bác sĩ có thể phát hiện ra sự có mặt của các khối u nang buồng trứng. Sau đó, chị em có thể thực hiện các xét nghiệm như huyết thanh, siêu âm dự đoán mức độ lành tính/ ác tính của khối u.
》 Thông thường, mổ u nang buồng trứng sẽ không được bác sĩ chỉ định ở 3 tháng đầu thai kỳ nếu khối u được đánh giá là lành tính. Nguyên nhân là do phẫu thuật trong 3 tháng đầu sẽ dẫn tới nguy cơ sảy thai cao. Đồng thời sẽ là không an toàn nếu sử dụng quá nhiều thuốc men cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này.
》 Trong trường hợp khối u được đánh giá là ác tính hay có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như xoắn nang, vỡ nang,…thì sẽ tiến hành phẫu thuật ngay, ở bất kỳ thời kỳ nào có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ.
Chị em cần thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Mổ u nang buồng trứng ở 3 tháng giữa thai kỳ
》 Ở giai đoạn này, hoàng thể thai kỳ do buồng trứng tiết ra sẽ hết nhiệm vụ và sự nuôi dưỡng thai nhi lúc này sẽ do bánh rau đảm nhận. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, tử cung ít bị nhạy cảm và co bóp hơn nên phẫu thuật sẽ an toàn hơn.
》 Sau khi thực hiện mổ u nang buồng trứng sẽ thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh lý để xác định chắc chắn mức độ lành tính và ác tính của khối u nang.
》 Nếu kết quả xét nghiệm là u nang lành tính thì thai phụ tiếp tục dưỡng thai và quá trình dưỡng thai như bình thường không có khối u nang buồng trứng. Nếu kết quả là khối u ác tính thì cần phải tiến hành điều trị để cứu mẹ. Lúc này, bác sĩ có thể khuyên sản phụ mổ để lấy thai, cắt buồng trứng cùng các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị.
Trong trường hợp phát hiện u nang ở 3 tháng cuối thai kỳ
》 Nếu u nang được dự đoán là lành tính thì để chuyển dạ tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý u nang có thể trở thành u tiền đạo làm cản trở sản phụ sinh thường. Lúc này cần mổ để lấy thai, trong quá trình mổ lấy thai có thể mổ lấy luôn u nang buồng trứng ra ngoài.
Nếu u nang được sự đoán là ác tính: Sử dụng thuốc hỗ trợ phổi cho thai nhi và tiến hành phẫu thuật khi thai đủ trưởng thành, có thể sống khỏe mạnh sau khi được sinh ra.
Như vậy, để có một thai kỳ an toàn, mẹ bầu nên thường xuyên đi thăm khám, kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện và kịp thời xử trí những bất thường. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp về tình trạng u nang buồng trứng khi mang thai, hãy gửi thông tin đến KHỎE 247 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG