KIẾT LỴ BỆNH THƯỜNG GẶP NHƯNG ĐỪNG CHỦ QUAN
- 【Giải đáp】1 Tuần Đi Đại Tiện 1 Lần Có Sao Không?
- 【Giải đáp】Không Đi Đại Tiện Được Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
- Đi Đại Tiện Đau Rát: Top 7 nguyên nhân thường gặp nhất
- Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch: Có bầu hay mắc bệnh?
- Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ và tiêu kết trong Đông y: Ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị bệnh
》 Mùa hè là thời điểm “vàng” cho những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có cơ hội tấn công con người. Kiết lỵ là một trong số đó. Để phòng tránh kiết lỵ, bạn cần nắm rõ kiến thức cần thiết về bệnh này.
》 Kiết lỵ là một trong những dạng bệnh tiêu hóa phổ biến trong mùa hè. Trong thời tiết nóng nực, đồ ăn thức uống dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Kiết lỵ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ gây mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Vì vậy, bạn cần phải có sự hiểu biết về kiết lỵ để phòng bệnh kịp thời.
Kiết lỵ là gì?
》 Kiết lỵ là một dạng bệnh đường ruột do vi khuẩn như salmonella và shigella gây ra. Chúng có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Ngoài ra, chúng còn có thể bị lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm.
Kiết lỵ là bệnh tiêu hóa thường gặp trong mùa hè.
》 Bệnh kiết lỵ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh rơi vào trẻ từ 2-4 tuổi. Mùa hè là thời điểm “vàng” của loại bệnh này.
Nguyên nhân gây kiết lỵ là gì?
》 Kiết lỵ là hệ quả do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Các loại vi trùng bao gồm shigella, campylobacter, E. coli, salmonella và các loại vi khuẩn khác.
》 Con đường lây lan của kiết lỵ là qua phân hoặc ngón tay bẩn. Từ đây, nó sẽ dễ dàng xâm nhập vào bụng. Thói quen ít rửa tay và tiêu thụ nhiều thực phẩm bẩn, hỏng sẽ tiếp tay cho sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi trùng trên.
》 Những người sống ở các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà dưỡng lão, trại tị nạn và những nơi có điều kiện sống chật chội và vệ sinh môi trường kém dễ mắc bệnh kiết lỵ hơn người bình thường.
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến của kiết lỵ.
》 Ngoài những nguyên nhân gây bệnh trên, nguy cơ mắc kiết lỵ cũng sẽ gia tăng do các tác nhân tiềm ẩn khó nhận biết như sau:
⦿ Độ tuổi: Yếu tố độ tuổi này nói cụ thể ra là trẻ em sẽ dễ mắc bệnh hơn người lớn. Đặc biệt, phụ huynh của trẻ có độ tuổi từ 2-4 cần phải cẩn trọng vì đây là đối tượng dễ bị bệnh kiết lỵ nhất.
⦿ Môi trường sống: Những người sống chung trong một cụm gia đình hoặc hay tham gia các hoạt động nhóm có khả năng bị kiết lỵ cao hơn người khác. Nguyên nhân là vì việc tiếp xúc gần gũi với nhiều người xung quanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. Dịch shigella phổ biến hơn tại các trung tâm chăm sóc trẻ em, hồ bơi cộng đồng, nhà dưỡng lão, nhà tù và doanh trại quân đội.
Ngoài ra, những người sống hoặc thường xuyên đi du lịch ở những khu vực thiếu vệ sinh cũng dễ bị kiết lỵ. Người sống hoặc du lịch nhiều lần tại các nước đang phát triển có nhiều khả năng lây nhiễm shigella.
⦿ Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục đồng tính nam – nam là yếu tố khó ngờ làm tăng nguy cơ mắc kết lỵ. Những đối tượng này có thể lây vi trùng, vi khuẩn khi tiếp xúc miệng-hậu môn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Triệu chứng kiết lỵ là gì?
》 Về cơ bản, triệu chứng kiết lỵ ở người lớn hoặc trẻ nhỏ không có nhiều điểm khác biệt. Các chuyên gia và bác sĩ đã chỉ ra những biểu hiện phổ biến của căn bệnh tiêu hóa này gồm:
⦿ Rối loạn đại tiện: Người bị kiết lỵ sẽ gặp tình trạng đại tiện nhiều lần trong ngày và có thể kéo dài nhiều ngày. Ở mỗi lần đại tiện, người bệnh có thể quan sát thấy ít phân, hoặc có cảm giác không có phân, khó đại tiện. Có những trường hợp lại gặp chứng đau rát hậu môn kèm cảm giác “mót” đại tiện một cách bức thiết.
⦿ Tính chất phân bất thường: Ở những người bị bệnh kiết lỵ, lượng phân thải ra mỗi lần đại tiện rất ít. Tính chất phân có khi ở dạng lỏng, có khi lẫn chất nhầy niêm dịch. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy máu tương trộn lẫn phân, máu tươi lẫn niêm dịch, có bọt và hơi. Thậm chí, có trường hợp lạ hơn là không thấy thải ra phân mà chỉ thấy máu và niêm dịch.
Triệu chứng khó chịu của kiết lỵ
⦿ Đau và mót rặn: Kiệt lỵ sẽ khiến người bệnh mắc phải những cơn đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng, sigma và trực tràng mỗi lần đi đại tiện. Đi kèm theo tình trạng này là cảm giác đau có phản xạ mót rặn, đau buốt. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, dẫn đến đại tiện nhiều lần.
》 Ngoài ra, tùy vào cơ địa và mức độ mắc bệnh mà từng đối tượng sẽ gặp phải một vài triệu chứng khác như:
⦿ Có thể bị sốt nhẹ, nhưng đa phần là thấy đau quặn bụng, mót rặn. Trường hợp sốt cao chỉ xuất hiện ở ca mắc shigella.
⦿ Rối loạn tiêu hóa: Tuỳ theo từng nguyên nhân, người bệnh có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…
⦿ Biểu hiện xảy ra trên toàn thân: Tuỳ từng nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy mòn…
》 Những triệu chứng này có thể bị nhầm với một vài rối loạn tiêu hóa thông thường. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi kỹ lưỡng những thay đổi bất thường của cơ thể để kịp thời phát hiện bệnh, tránh tình trạng kiết lỵ chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Khi đó, sức khỏe và cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn.
Điều trị kiết lỵ bằng cách nào?
》 Khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh kiết lỵ, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám bác sĩ. Ở đó, trước khi tư vấn phương án điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để có kết quả chính xác.
》 Tình trạng sốt và tiêu chảy ra máu có thể là hệ quả do nhiều loại bệnh gây ra. Vì vậy, để xác định chính xác kiết lỵ, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
》 Họ có thể sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng, thực phẩm gần đây bạn đã ăn, nơi làm việc và nhà cửa, môi trường bạn đang sống. Biện pháp cấy phân giúp xác định chẩn đoán bệnh. Nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc để loại trừ các nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máy.
》 Mục tiêu chính điều trị nhiễm trùng kiết lỵ là bổ sung lượng chất lỏng bị mất đi do tiêu chảy nhiều lần, nhiều ngày. Nếu sức khỏe tổng quát của bạn vẫn tốt và tình trạng nhiễm trùng kiết lỵ của bạn nhẹ thì đó càng là mục tiêu cần thiết nhất. Biện pháp chữa trị chủ yếu là can thiệp nội khoa (thuốc).
》 Các phương pháp điều trị kiết lỵ có thể lựa chọn là:
⦿ Kháng sinh: Loại thuốc này có thể cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già và những người bị nhiễm HIV. Đối tượng nhiễm HIV là những trường hợp có nguy cơ cao lây lan bệnh.
⦿ Chất lỏng và muối thay thế: Những người có cơ địa khỏe mạnh có thể chống chọi với tình trạng mất nước do tiêu chảy bằng cách bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ em và người lớn mất nước nghiêm trọng, biện pháp cần làm là phải đưa đi cấp cứu ngay. Ở đó, họ có thể được bổ sung các loại muối và các chất lỏng thông qua truyền tĩnh mạch. Truyền nước đường tĩnh mạch cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh hơn nhiều so với uống nước.
Xác định rõ nguyên nhân trước khi lựa chọn phương pháp điều trị kiết lỵ
Chế độ sinh hoạt giúp phòng tránh bệnh kiết lỵ
》 Giữ an toàn vệ sinh trong việc ăn uống là chìa khóa “vàng” giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm kiết lỵ. Đơn giản là vì biện pháp này có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ thức ăn cũng như tay chân không sạch sẽ.
》 Những lưu ý trong việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày giúp phòng tránh kiết lỵ bạn có thể áp dụng là:
⦿ Rửa thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng.
⦿ Chú ý ăn chín uống sôi, không ăn các đồ sống, gỏi dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa.
⦿ Thức ăn cần chế biến kỹ. Đồ ăn đã nấu chín cần che đậy kỹ, tránh ruồi nhặng.
⦿ Ưu tiên dùng thực phẩm loại tươi, sạch, có xuất xứ rõ ràng. Không nên lưu trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh. Bạn nên sử dụng thực phẩm liền sau khi mua về.
⦿ Nếu cất các loại hoa quả trong tủ lạnh, bạn hãy rửa sạch trước khi để vào, khi lấy ra ăn nên nhớ rửa lại. Những thức ăn còn thừa cất giữ trong tủ lạnh, khi lấy ra ăn cần phải hâm nóng lại.
⦿ Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Lưu ý, ăn điều độ, đúng giờ, chia ăn làm nhiều bữa, nhai kỹ thức ăn, uống đủ nước sạch.
⦿ Việc vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp cần được chú ý.
⦿ Chú ý dọn vệ sinh thường xuyên những nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ.
⦿ Trong thời tiết oi bức, bạn hãy kết hợp nhịp nhàng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh quá mệt mỏi.
⦿ Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya và kiểm soát stress, không nên quá lo âu, căng thẳng.
Người bị kết lỵ nên ăn gì?
》 Kiêng khem nghiêm ngặt là điều cần thiết đối với những ai bị kiết lỵ. Người bệnh phải ghi nhớ bị kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh.
》 Khi bị kiết lỵ, người bệnh nên ăn:
⦿ Đồ ăn chế biến nhạt, hạn chế dầu mỡ, dễ tiêu hóa.
⦿ Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi, có thể luộc hoặc làm thành nước ép.
⦿ Bổ sung lợi khuẩn Probiotic
⦿ Có thể thêm tỏi, ngó sen, lá chè… vào bữa ăn để tằng cường khả năng diệt khuẩn.
⦿ Bổ sung Oresol để hạn chế tình trạng mất nước.
》 Khi bị kiết lỵ, người bệnh nên kiêng các thực phẩm sau:
⦿ Sữa bò và các chế phẩm từ sữa.
⦿ Đồ chiên rán, cay nóng.
⦿ Trái cây nhiều chất xơ như bưởi, cam, quýt.
⦿ Đồ uống có cồn, ga hoặc caffeine.
⦿ Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ vì chúng có thể gây đầy hơi.
Hi vọng những thông tin quan trọng trên đây có thể giúp bạn và gia đình phòng tránh bệnh kiết lỵ hiệu quả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp từ đội ngũ tư vấn Khỏe 247, nhanh tay truy cập tin Sức khỏe gia đình hoặc gọi về tổng đài tư vấn của chúng tôi HOTLINE: 024.85.86.86.85 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG