【Giải đáp】Không Đi Đại Tiện Được Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
- Ăn Gì Để Tiêu Khối U Vú? TOP 9 Thực Phẩm Nên Ăn
- 【Giải đáp】1 Tuần Đi Đại Tiện 1 Lần Có Sao Không?
- Đi Đại Tiện Đau Rát: Top 7 nguyên nhân thường gặp nhất
- Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch: Có bầu hay mắc bệnh?
- Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ và tiêu kết trong Đông y: Ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị bệnh
Tình trạng không đi đại tiện được gây không ít khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy không đi đại tiện được là bệnh gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục nhanh chóng? Hãy cùng tham khảo giải đáp của dược sĩ Khỏe 247 trong bài viết dưới đây.
Nhiều người lo lắng khi gặp tình trạng không đi đại tiện được
Không đi đại tiện được là bệnh gì?
Nguyên nhân khiến bạn không đi đại tiện được có thể do mắc phải một bệnh lý, hội chứng nào đó hoặc do tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng của hormone, chế độ ăn uống,...
Không đi vệ sinh được phần lớn do táo bón
Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện. Người mắc chứng táo bón sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết như:
⦿ Tần suất đi cầu giảm dưới 3 lần/tuần, bình thường là trên 3 lần/tuần hoặc 2 - 3 lần/ngày.
⦿ Phân khô cứng gây khó đi ngoài, đi đại tiện đau rát
⦿ Đau bụng, cảm giác đi ngoài không hết phân, cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được
⦿ Buồn nôn, chán ăn,...
Không đi đại tiện được do táo bón
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón:
⦿ Trường hợp táo bón cấp tính: Nguyên nhân có thể do bị xoắn ruột, dính ruột, thoát vị thành bụng, viêm phúc mạc gây tắc ruột, tác dụng phụ của các thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống loạn thần, thuốc phiện,...
⦿ Trường hợp táo bón mãn tính: Nguyên nhân có thể do ung thư đại tràng sigma, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, suy giáp,...), bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, phình đại tràng, u xơ thần kinh, chế độ ăn uống ít chất xơ, lạm dụng thuốc nhuận tràng,...
Khó đại tiện do mắc hội chứng ruột kích thích
Không đi đại tiện được là bệnh gì, có thể bạn đang mắc phải hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt, viết tắt là IBS.
Bạn có thể dự đoán xem mình có mắc hội chứng ruột kích thích hay không thông qua một số triệu chứng dưới đây:
⦿ Thường xuyên bị đau bụng dưới sau bữa ăn và cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi đi ngoài.
⦿ Cảm giác đầy chướng bụng nặng hơn vào ban ngày.
⦿ Không đi đại tiện được hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày (>3-5 lần), phân lỏng nát,...
Không đi đại tiện được do hội chứng ruột kích thích
Các chuyên gia cho biết hội chứng ruột kích thích thường gặp nhiều hơn ở các đối tượng sau:
⦿ Người đang trong độ tuổi 18 - 30
⦿ Nữ giới
⦿ Người có học vấn cao, thường xuyên làm việc dưới áp lực,...
Đồng thời, các yếu tố được chỉ ra dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích:
⦿ Rối loạn tâm lý
⦿ Viêm nhiễm đường ruột
⦿ Gia đình có tiền sử mắc bệnh đại tràng
⦿ Thay đổi nội tiết
⦿ Ăn uống không khoa học,...
Không đi đại tiện được do bệnh Hirschsprung
Không đi đại tiện được cũng là một triệu chứng của bệnh Hirschsprung - một dị tật bẩm sinh không có tế bào thần kinh ở ruột. Bệnh Hirschsprung thường giới hạn ở đại tràng, trong đó 75% trường hợp gặp ở đoạn xa đại tràng, một số ít gặp ở ruột non.
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Hirschsprung cao gấp 4 lần nữ giới. Bệnh có thể biểu hiện triệu chứng sớm sau khi sinh hoặc không có biểu hiện gì cho đến khi trưởng thành.
Không đi đại tiện được do bệnh Hirschsprung
Một số triệu chứng khi mắc bệnh Hirschsprung như:
⦿ Trẻ không thải phân su trong 48 giờ đầu sau sinh
⦿ Chướng bụng, nôn ói
⦿ Trẻ sơ sinh bị táo bón kèm theo các đợt tiêu chảy nhẹ
⦿ Trẻ lớn bị chán ăn, không đi đại tiện được, táo bón
⦿ Thăm khám thấy trực tràng rỗng do phân nằm ở vị trí cao,...
Nguyên nhân gây bệnh Hirschsprung chủ yếu có liên quan đến yếu tố di truyền.
Đi đại tiện không được do tác dụng phụ của thuốc
Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đại tiện khó đó là do tác dụng phụ của thuốc. Nếu gặp triệu chứng khó đi ngoài thì hãy kiểm tra xem bạn có đang dùng các loại thuốc dưới đây không:
⦿ Thuốc kháng Cholinergic: Điển hình là các loại thuốc kháng Histamin, thuốc chữa bệnh Parkinson, thuốc chống co thắt và thuốc chống loạn thần,...
⦿ Thuốc chứa ion dương: Ví dụ như các thuốc bổ sung sắt, thuốc chữa đau dạ dày bismuth, thuốc chứa nhôm, canxi, bari,...
⦿ Thuốc chẹn kênh canxi: Các thuốc kháng canxi thường dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch như Amlodipine, Felodipine,..
⦿ Thuốc gây mê toàn thân
⦿ Thuốc phiện,...
Không đi đại tiện được do tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân không đi đại tiện được sau khi sinh
Khó đi đại tiện sau sinh là một trong những triệu chứng mà nhiều sản phụ gặp phải. Tình trạng táo bón sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
⦿ Ảnh hưởng của nội tiết tố: Nồng độ hormone Progesterone tăng trong thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể làm giảm co thắt ruột, quá trình đào thải phân chậm lại.
⦿ Ảnh hưởng quá trình chuyển dạ và thuốc sử dụng khi sinh: Hoạt động tiêu hóa sẽ chậm lại trong giai đoạn chuyển dạ, các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến đại tiện.
⦿ Ảnh hưởng do tử cung tăng kích thước: Tử cung phình to trong thai kỳ có thể làm giãn các cơ đường ruột, ảnh hưởng đến nhu động ruột gây tình trạng khó đi đại tiện.
⦿ Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, ăn ít rau xanh, trái cây chứa chất xơ sẽ khiến sản phụ bị táo bón, không đi đại tiện được.
⦿ Ảnh hưởng của vết rạch tầng sinh môn: Vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường có thể khiến sản phụ bị đau, cản trở quá trình đại tiện.
Không đi đại tiện được sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân
Tác hại của việc không đi đại tiện được
Tình trạng không đi đại tiện được diễn ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh mà còn kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, tiêu biểu như:
⦿ Táo bón kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,...
⦿ Hội chứng ruột kích thích kéo dài khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, mệt mỏi, suy kiệt dần, tăng nguy cơ trầm cảm,...
⦿ Bệnh nhân không đi đại tiện được luôn ở trong tình trạng khó chịu, căng thẳng, lo âu kéo dài.
⦿ Phân mắc kẹt bên trong đại tràng không chịu đào thải ra ngoài có thể khiến cơ thể bị suy giảm chất đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,...
Cách xử trí khi không đi đại tiện được
Để khắc phục hiệu quả tình trạng không đi đại tiện được cần căn cứ vào nguyên nhân, mức độ và sức khỏe của người bệnh. Tốt nhất bạn nên đi đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Mỗi trường hợp có phương pháp điều trị riêng, chính vì vậy bạn không nên đoán mò nguyên nhân và tự ý chữa trị tại nhà mà không tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Cần làm gì khi gặp tình trạng không đi đại tiện được
Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiện tượng không đi đại tiện được mà bác sĩ có thể chỉ định:
⦿ Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, men vi sinh, thuốc bổ sung chất xơ,...
⦿ Điều trị ngoại khoa đối với các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật
⦿ Hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, ví dụ như bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước, tích cực vận động mỗi ngày, massage bụng,...
Như vậy dược sĩ chuyên môn Khỏe 247 đã chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Không đi đại tiện được là bệnh gì?”. Để được dược sĩ tư vấn cụ thể hơn về tình trạng này, bạn hãy kết nối qua tổng đài hoặc zalo số điện thoại 0369 617 500.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG