Bị Ra Máu Sau Kỳ Kinh 2 Tuần có sao không? Nguyên nhân & Cách điều trị
Bị ra máu sau kỳ kinh 2 tuần là tình trạng thường gặp phải ở nhiều chị em. Không ít phụ nữ băn khoăn tự hỏi: “có kinh 2 lần trong tháng có sao không?” Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản?
Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, hãy cùng chuyên gia Khỏe 247 của chúng tôi tìm hiểu nhé!
Ra máu sau kỳ kinh là tình trạng phổ biến ở nhiều chị em
Hiện tượng ra máu sau kỳ kinh 2 tuần do đâu?
Tình trạng ra máu sau kỳ kinh 2 tuần có thể là bình thường hoặc bất thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Có kinh 2 lần trong 1 tháng là bình thường khi nào?
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường sẽ dao động trong khoảng 21–35 ngày. Tuy nhiên tùy theo cơ địa mà có những chị em có chu kỳ vỏn vẹn 20 ngày hoặc thậm chí là ngắn hơn (hiếm gặp). Vì vậy, kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc muộn hơn 3 - 5 ngày so với bình thường hay hết 10 ngày kinh lại ra máu hồng là không đáng lo ngại nếu tình trạng này không lặp lại nhiều lần.
Chị em có kinh 2 lần trong 1 tháng chính là trường hợp có số ngày trong chu kỳ ngắn khoảng 21 ngày mà lại đột ngột có kinh nguyệt sớm từ 3 - 5 ngày thì đây là bình thường. Nếu hiện tượng này không xảy ra nhiều lần thì chị em không cần đáng lo ngại.
Hiện tượng ra máu sau kỳ kinh 2 tuần bất thường?
Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt liên tục đến sớm, chu kỳ thất thường thì lại là một vấn đề cần chú ý. Một số nguyên nhân từ bệnh lý hoặc lối sống có thể đã ảnh hưởng đến chu kỳ của chị em.
Do stress hoặc hưng phấn quá mức
Quá trình phóng noãn chịu sự chi phối rất nhiều của hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết (như hormone tuyến giáp, vùng dưới đồi). Chính vì thế, khi phải chịu một cú shock lớn trong cuộc sống hay gặp hưng phấn quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng.
Buồng trứng sẽ tiếp nhận sai các tín hiệu thần kinh và hormone dẫn đến việc phóng noãn hai lần. Nếu đây là nguyên nhân dẫn đến thì bạn không cần quá lo lắng. Giải pháp lúc này là điều chỉnh tâm lý của mình, cân bằng lại cảm xúc.
Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Cơ thể đã quen với lượng hormone bổ sung hàng ngày để tránh mang thai vì vậy máu sẽ tự chảy khi lượng hormone bị ngưng đột ngột. Nếu tình trạng có kinh 2 lần trong 1 tháng xuất hiện khi bạn đang trong thời gian dùng thuốc thì đây là cảnh báo việc bạn quên uống thuốc và cần uống đều trở lại.
Bên cạnh đó thuốc tránh thai cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu vùng kín nhưng không đau, kinh nguyệt thất thường…
Ra máu sau kỳ kinh có thể là dấu hiệu quên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc khẩn cấp có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu sau kỳ kinh 2 tuần.
Rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố nữ thường xảy ra ở đối tượng các bạn gái ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng ra máu sau kỳ kinh. Rối loạn dạng cường estrogen có thể dẫn đến tình trạng có kinh 2 lần trong 1 tháng, ngoài ra còn có thể kèm theo rong kinh, chảy máu vùng kín nhưng không đau, kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu âm đạo màu nâu..
Ra máu bất thường sau kỳ kinh có thể là nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý thường có dấu hiệu ra máu sau kỳ kinh bao gồm: Viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, U xơ tử cung, Polyp tử cung, Tuyến giáp ít hoạt động hay hoạt động quá mức , Ung thư buồng trứng (trường hợp ít xảy ra)...
Ra máu sau kỳ kinh có thể là nguyên nhân các bệnh lý phụ khoa
Để biết rõ nguyên nhân ra máu sau kỳ kinh là do đâu, bạn cần đặt lịch thăm khám với các chuyên gia định kỳ để phòng tránh các trường hợp bệnh lý.
Ra máu sau kỳ kinh 2 tuần có nguy hiểm không?
Ra máu sau kỳ kinh 2 tuần không nguy hiểm khi nào?
Nếu như bạn đang trong các trường hợp nguyên nhân tâm lý, quên sử dụng thuốc tránh thai và rối loạn nội tiết tố nữ. Bên cạnh đó, hiện tượng này chỉ xảy ra một vài lần và biến mất, không lặp lại nhiều lần. Đồng thời, vùng kín của bạn không có các hiện tượng bất thường.
Giải pháp khắc phục là bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như sử dụng lại thuốc nếu như đang dùng thuốc tránh thai. Ngoài ra cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
Ra máu sau kỳ kinh 2 tuần nguy hiểm khi nào?
Khi bạn đã loại trừ các nguyên nhân tâm lý, quên sử dụng thuốc tránh thai và rối loạn nội tiết tố nữ hoặc nằm trong nguyên nhân trên và có triệu chứng khác kèm theo. Hoặc tình trạng này lặp lại nhiều lần.
Lúc này, chị em cần thăm khám kịp thời để điều trị sớm cũng như tránh các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe phụ khoa. Bác sĩ sẽ xem xét điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy tình trạng bệnh lý. Ngoài ra, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, kiêng quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
Khắc phục tình trạng ra máu kỳ kinh sau 2 tuần
Từ nguyên nhân được liệt kê bên trên sẽ tùy thuộc chị em trong trường hợp nào, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp với trường hợp đó
❆ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: bạn cần sắp xếp thời gian cân bằng giữa công việc và ngủ nghỉ
❆ Giữ tâm trạng luôn thỏa mái: tập thể thao, đi bộ nhẹ nhàng hoặc thư giãn để cân bằng cảm xúc của mình
❆ Trường hợp bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và đã từng quên dùng thuốc, cần đặt thông báo lịch hẹn trên điện thoại hoặc nhờ người thân nhắc uống đều.
❆ Không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
❆ Nếu như bạn có dấu hiệu rối loạn nội tiết tố cần bổ sung các dòng từ thảo dược để cân bằng nội tiết. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống.
❆ Không nên quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt: đây là thời điểm tử cung đang mở, ký sinh trùng dễ tấn công vùng kín. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
❆ Trường hợp đã thăm khám và phát hiện bệnh lý, cần tuân thủ điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên và tái khám định kỳ.
Chị em thăm khám định kỳ để phòng các bệnh lý phụ khoa
Trên đây là một số thông tin quan trọng mà dược sĩ Lê Linh của Khỏe 247 đã cung cấp và hướng dẫn chị em về tình trạng ra máu sau kỳ kinh 2 tuần. Để phòng tránh bệnh lý phụ khoa, phụ nữ nên định kỳ thăm khám 6 tháng một lần.
Ngoài ra, để có kiến thức về sức khỏe, cách chăm sóc bản thân tốt hơn, bạn có thể đăng ký bản tin của Khỏe 247 để được cập nhật đầy đủ thông tin bạn nhé!
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG