TOP 5+ nguyên nhân gây chảy máu vùng kín nhưng không đau
- Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ và tiêu kết trong Đông y: Ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị bệnh
- Kinh Nguyệt Ra Cục Máu Đông: Đừng Quá Lo Lắng!
- Ăn gì dễ đi cầu? Danh sách thực phẩm tốt nhất cho tiêu hóa
- 1 Tuần Không Đi Đại Tiện Có Sao Không? 4 Cách Xử Trí
- Uống nước gì để dễ đi cầu? TOP 9 Loại nước tốt nhất
Chảy máu vùng kín nhưng không đau là tình trạng bất thường cần chú ý ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng ra máu vùng kín nhưng không đau. Trong bài viết này dược sĩ Khỏe 247 sẽ chia sẻ về các nguyên nhân thường gặp nhất, chị em tham khảo ngay nhé!
Khám phá nguyên nhân gây hiện tượng ra máu vùng kín bất thường nhưng không đau
Chảy máu vùng kín nhưng không đau do tổn thương niêm mạc
Bất cứ hành động nào gây tổn thương niêm mạc âm hộ, âm đạo, cổ tử cung đều có thể gây ra hiện tượng chảy máu vùng kín, điển hình như:
⦿ Vệ sinh vùng kín sai cách: Thói quen vệ sinh “cô bé” sai cách như chà xát mạnh, thụt rửa sâu bên trong âm đạo sẽ làm niêm mạc tổn thương dẫn đến chảy máu.
⦿ Quên dị vật trong âm đạo: Quên dị vật bên trong âm đạo (ví dụ như tampon, cốc nguyệt san) cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị chảy máu ở vùng kín.
⦿ Quan hệ tình dục sai tư thế: Quan hệ tình dục sai tư thế, sử dụng các dụng cụ hay đồ chơi tình dục sai cách, cọ xát quá mạnh có thể gây rách thủng cùng đồ, xước niêm mạc âm đạo, tổn thương cổ tử cung dẫn đến vùng kín chảy máu bất thường.
Tổn thương niêm mạc gây chảy máu ở vùng kín nhưng không có cảm giác đau
Ra máu vùng kín nhưng không đau do tác dụng phụ của thuốc
Tình trạng chảy máu vùng kín nhưng không đau có thể là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Một số thuốc gây tác dụng xuất huyết vùng kín bất thường
Một số chị em gặp hiện tượng ra máu vùng kín khi sử dụng các loại thuốc sau:
⦿ Thuốc tránh thai
⦿ Dụng cụ tránh thai
⦿ Thuốc chống đông máu,...
Thuốc tránh thai, que tránh thai, vòng tránh thai bản chất là các chất nội tiết khi sử dụng sẽ làm thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể. Từ đó ức chế rụng trứng, tác động đến sự phát triển của niêm mạc tử cung dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, xuất huyết âm đạo bất thường, ra máu màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 10 ngày...
Thuốc chống đông máu (Heparin, thuốc kháng vitamin K, thuốc chống kết tập tiểu cầu,...) thường được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa các bệnh do cục máu đông gây ra. Khi sử dụng các thuốc này sẽ khiến chị em gặp tình trạng khó cầm máu, điển hình là các tác dụng phụ như:
⦿ Rong kinh, rong huyết
⦿ Chảy máu vùng kín
⦿ Đau bụng, nôn ra máu
⦿ Chảy máu chân răng
⦿ Bầm tím dưới da,...
Ra máu bất thường ở vùng kín do bệnh ở tử cung
Các bệnh lý ở tử cung có thể gây ra máu bất thường ở vùng kín nhưng không đau
“Bị chảy máu vùng kín là bị gì?”, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc bệnh lý liên quan đến tử cung như:
⦿ U xơ tử cung: Khối u lành tính hình thành trong lớp cơ trơn tử cung. Khi khối u ở cơ quan này phát triển lớn (>50mm) thường chèn ép gây chảy máu âm đạo bất thường và có thể kèm theo một số triệu chứng khác như nặng bụng, tiểu nhiều, rong kinh, táo bón,...
⦿ Polyp tử cung: Khối u lành tính hình thành ở lớp nội mạc tử cung, bao gồm 2 loại là polyp lòng tử cung và polyp cổ tử cung. Các khối u này thường có kích thước từ vài mm đến vài cmm và có hình dạng như bóng đèn, cây nấm. Phần lớn polyp tử cung khá nhạy cảm nên dễ chảy máu kể cả khi tác động nhẹ. Do đó, chị em thường có triệu chứng chảy máu vùng kín, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, khí hư tiết ra nhiều,...
⦿ Ung thư cổ tử cung: Chảy máu vùng kín bất thường, đặc biệt khi quan hệ tình dục có thể là triệu chứng của bệnh lý ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, người bệnh thường còn có một số dấu hiệu khác như âm đạo tiết dịch nhiều màu xám đục mùi hôi, tiểu nhiều lần, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, sưng chân, mệt mỏi liên tục, sút cân,...
⦿ Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Tình trạng tế bào tuyến ở ống cổ tử cung phát triển là bên ngoài cổ tử cung và bị viêm nhiễm. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng, bệnh nhân sẽ có triệu chứng âm đạo bị chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt, chảy máu khi giao hợp, khí hư ra nhiều màu trắng/vàng/xanh, dạng lỏng hoặc bã đậu, mùi hôi tanh khó chịu, có thể kèm ngứa rát,...
Âm đạo ra máu bất thường do mắc bệnh xã hội
Chảy máu vùng kín nhưng không đau có thể là một trong những triệu chứng khi mắc bệnh xã hội như lậu, Chlamydia,...
⦿ Lậu: Bệnh lý do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra và lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới gần giống với viêm nhiễm phụ khoa đó là chảy máu vùng kín bất thường, tiết nhiều dịch màu vàng xanh có mùi hôi, chảy mủ niệu đạo, tiểu nhiều, ngứa hậu môn, sốt và có thể kèm theo hiện tượng đau bụng dưới, đau khi giao hợp,...
⦿ Chlamydia: Bệnh lý do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra và đường lây nhiễm chính là quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng nhiễm Chlamydia ở nữ giới là âm đạo ra máu bất thường, tiết nhiều dịch có mùi hôi, vùng kín ngứa dữ dội, đau rát khi đi vệ sinh, sốt, buồn nôn và có thể kèm theo đau khi giao hợp, đau bụng lan rộng sang trực tràng,...
Chảy máu vùng kín nhưng không đau do mang thai
Chảy máu vùng kín nhưng không đau đôi khi chỉ đơn giản là dấu hiệu mang thai sớm. Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản, từng quan hệ tình dục gần đây thì có thể nghĩ đến trường hợp này.
Ra máu có thể là dấu hiệu của việc mang thai
Máu báo có thai thường ra ít, có màu hồng nhạt hoặc màu nâu và thường xuất hiện không quá 3 ngày.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu báo có thai là do phôi thai làm tổ ở niêm mạc tử cung khiến vùng này bị tổn thương và chảy máu.
Ngoài hiện tượng ra máu, chị em có thể nhận biết mang thai sớm qua các dấu hiệu như ngực căng, tăng thân nhiệt, buồn nôn, đầy hơi, trễ kinh, test que tránh thai xuất hiện 2 vạch,...
Ngoài ra, nếu hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau xuất hiện ở phụ nữ mang thai thì có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai,...
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp gây tình trạng chảy máu vùng kín nhưng không đau. Triệu chứng bệnh thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người nên khi phát hiện chảy máu âm đạo, chị em nên đi đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Nếu chị em còn thắc mắc gì về vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với dược sĩ qua zalo 0369 617 500 để được tư vấn miễn phí.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG