RONG KINH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Rong kinh là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt, có thể có nhiều bệnh lý phụ khoa gây nên. Bị rong kinh kéo dài có thể gây mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe chị em. Vậy, đâu là nguyên nhân gây rong kinh? Và khi bị rong kinh thì làm sao hết? Cùng Khỏe 247 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Rong kinh là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt
1. Rong kinh là gì? Phân biệt rong kinh với rong huyết
》 Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 – 32 ngày và hành kinh trung bình trong 3 – 5 ngày. Máu kinh nguyệt thông thường không đông, không vón cục và có màu đỏ tươi.
》 Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/ chu kỳ. Khi bị rong kinh kéo dài, lượng máu mất nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em, gây mệt mỏi, choáng váng. Vì vậy, cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
》 Chị em cần chú ý phân biệt tình trạng rong kinh với rong huyết.
⦿ Rong kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày với lượng máu mất đi nhiều. Thường liên quan đến vấn đề rối loạn nội tiết tố.
⦿ Rong huyết là tình trạng máu chảy ra từ âm đạo mà không phải chu kỳ hành kinh. Thường liên quan đến các bệnh lý u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
2. Nguyên nhân nào gây rong kinh?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rong kinh, một số trường hợp bác sĩ cũng không thể xác định được nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến:
》 Rối loạn nội tiết
Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone nội tiết nữ là estrogen và progesterone sẽ ảnh hưởng tới độ dày của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Lớp niêm mạc này sẽ bị bong ra trong kỳ kinh nguyệt và tạo thành máu kinh. Nếu mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và cuối cùng bị bong ra gây chảy máu kinh nguyệt nặng, kéo dài.
Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân gây rong kinh
》 Rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu buồng trứng không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt thì cơ thể bạn sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến rối loạn nội tiết và có thể dẫn đến rong kinh. Bệnh lý điển hình gây rối loạn chức năng buồng trứng là U nang buồng trứng.
Những khối u xơ tử cung xuất hiện ở vị trí dưới lớp niêm mạc tử cung sẽ gây ra tình trạng rong kinh kéo dài. Đây là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Tuy đa phần là u lành tính, nhưng u xơ tử cung vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Polyp tử cung là sự phát triển thành khối u nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung, có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài.
》 Adenomyosis
Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xâm nhập vào cơ tử cung, thường gây chảy máu nặng và đau bụng nhiều
》 Dụng cụ tử cung
Rong kinh là một tác dụng phụ nổi tiếng của việc sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để kiểm soát sinh sản. Nếu bị rong kinh do dụng cụ tử cung, bác sĩ sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho các lựa chọn điều trị thay thế.
》 Biến chứng thai kỳ
Sau sinh hoặc sảy thai có thể gây rong kinh kéo dài. Đặc biệt là tình trạng rong kinh sau sinh có thể xảy ra do các nguyên nhân như rối loạn nội tiết, buồng trứng hoạt động trở lại,…
》 Ung thư
Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung có thể gây rong kinh kéo dài, đặc biệt nguy cơ cao hơn nếu bạn đã mãn kinh hoặc đã có xét nghiệm Pap bất thường trong quá khứ.
》 Rối loạn chảy máu do di truyền
Một số rối loạn chảy máu - chẳng hạn như bệnh von Willebrand ( một tình trạng trong đó một yếu tố đông máu quan trọng bị thiếu hoặc kém hoạt động ) có thể gây rong kinh.
》 Do tác dụng của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố ( như estrogen và progestin ) và thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox), có thể góp phần gây chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài.
3. Triệu chứng rong kinh
》 Các dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh có thể bao gồm:
⦿ Phải liên tục thay băng vệ sinh với tần suất dày đặc. Có thể sau 1 – 2 giờ băng vệ sinh đã thấm đẫm máu, buộc chị em phải băng vệ sinh.
⦿ Cần thức dậy để thay băng vệ sinh trong đêm
⦿ Chảy máu kéo dài hơn một tuần
⦿ Máu đông xuất hiện nhiều, chiếm 1/4 tổng lượng máu kinh
⦿ Bị hạn chế các hoạt động hàng ngày do máu chảy nặng
⦿ Các dấu hiệu thiếu máu, chẳng hạn như mệt mỏi, khó thở, xanh xao, nhức đầu.
》 Khi bị rong kinh có thể có hiện tượng rong kinh ra máu đen, rong kinh ra máu nâu, rong kinh ra máu cục…Tùy từng nguyên nhân có thể dẫn tới tính chất máu thay đổi. Cần được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Rong kinh có phải mang thai?
》 Khi có thai, những ngày đầu có thể ra một chút máu màu đỏ hồng báo hiệu sự xuất hiện của thai nhi. Sau đó, chị em sẽ không còn có kinh nguyệt nữa cho đến khi sinh em bé. Vì vậy, hiện tượng rong kinh hoàn toàn không phải là do mang thai.
4. Rong kinh có nguy hiểm không? Cảnh giác biến chứng!
Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:
》 Thiếu máu
Rong kinh có thể gây mất máu nhiều, dẫn tới thiếu máu. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. Khi mất máu nặng, chị em có thể bị choáng váng, ngất. Lâu dần khiến cơ thể bị giảm đề kháng, ốm yếu và suy nhược.
》 Tăng nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa
Khi kinh nguyệt kéo dài, vùng kín sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt – đây là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt là tình trạng viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung.
》 Ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của chị em
Khi rong kinh kéo dài khiến chị em lo lắng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình người phụ nữ.
Rong kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
5. Bị rong kinh làm sao hết? Cách điều trị hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có 2 phương pháp được áp dụng để điều trị rong kinh, đó là điều trị theo Tây y và điều trị theo Đông y.
Điều trị rong kinh theo Tây y
Đây là phương pháp điều trị được nhiều chị em áp dụng sau khi thăm khám ở cơ sở y tế. Quá trình điều trị bao gồm:
》 Sử dụng thuốc nội tiết
Bản chất của thuốc nội tiết là các thuốc tránh thai, thuốc sẽ bổ sung lượng nội tiết tố vào cơ thể, làm teo lớp niêm mạc tử cung. Do vậy, sẽ hạn chế được sự tăng sinh của niêm mạc và từ đó điều trị rong kinh.
Tuy nhiên, do có quá nhiều tác dụng phụ nên thường chị em chỉ nên sử dụng thuốc tối đa 3 tháng. Nếu sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, bệnh tim mạch,…Đồng thời, khi ngừng sử dụng thuốc nội tiết, tình trạng rong kinh có thể xuất hiện trở lại.
》 Phẫu thuật
Nếu như điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành nội soi, thực hiện các phẫu thuật như đốt laze diệt tuyến, nạo vét niêm mạc tử cung, cắt bỏ cơ quan sinh sản,…
Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là phương pháp tối ưu bởi phẫu thuật không thể loại bỏ được nguyên nhân gây rong kinh, trong đó quan trọng nhất là rối loạn nội tiết tố. Đồng thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Điều trị rong kinh theo Đông y
Các thảo dược Đông y ngày càng trở thành lựa chọn được nhiều chị em tìm kiếm và tìn tưởng bởi độ an toàn, lành tính và hiệu quả của nó. Một số thảo dược có tác dụng vô cùng hiệu quả trong điều trị rong kinh như:
》 Ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược thường dùng trong điều trị rong kinh
Ngải cứu là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị rong kinh, điều kinh, an thai, chảy máu cam,… Đây là vị thuốc có vị đắng, không độc, hơi cay và có thể làm món ăn hoặc làm thuốc đều rất tốt.
Chị em có thể sử dụng bài thuốc phối hợp ngải cứu, cây cỏ hôi, ích mẫu, hương phụ, hy thiêm phơi cho khô. Sau đó đổ khoảng 600ml nước vào nồi đun sôi, đến khi còn khoảng 200ml thì dừng. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày. Kiên trì đều đặn trong khoảng 3 – 4 tháng sẽ có hiệu quả.
》 Ích mẫu
Cây ích mẫu là vị thuốc nổi tiếng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt nói chung và tình trạng rong kinh nói riêng. Chị em có thể tham khảo áp dụng cách sau:
Nguyên liệu: 20g Ích mẫu, 16g nhọ nồi, tóc rối đã đốt thành than 6g, nga truật 8g, uất kim 8g, bách thảo xương 14g, đào nhân 10g.
Cách làm: Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc với 5 chén nước, đến khi còn 1 chén thì gạn ra. Tiếp tục đổ 3 chén nước và sắc cạn còn nửa chén. Gộp 2 chén thuốc lại và chia ra uống 2 lần trong ngày, liên tục 7 ngày trước khi hành kinh.
》 Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn có nhiều tên gọi khác như cây cỏ mực, nổi tiếng biết đến với tác dụng cầm máu, rất tốt để điều trị tình trạng rong kinh.
Cách dùng: Để điều trị rong kinh, chị em lấy 1 năm lá nhọ nồi tươi rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt uống vào 2 lần sáng và trưa.
Ngoài ra còn có rất nhiều thảo dược được áp dụng trong điều trị rong kinh nữa. Tuy nhiên, chị em cần lưu tâm đến nguyên nhân gây rong kinh là RỐI LOẠN NỘI TIẾT. Do vậy, một điều quan trọng nữa là cân bằng lại nội tiết bằng tiền chất Pregnenolone được chiết xuất từ CỦ MÀI ĐẮNG.
Trên đây là một số thông tin về Rong kinh và phương pháp điều trị rong kinh an toàn, hiệu quả. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, chị em hãy gửi thông tin về Khỏe 247 để được giải đáp sớm nhất. Chúc chị em sức khỏe.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG