Ra máu sau kỳ kinh 1 tuần có phải bệnh nguy hiểm không?
Ra máu sau kỳ kinh 1 tuần là hiện tượng bình thường hay dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm? Hãy cùng chuyên gia Khỏe 247 tìm lời giải đáp cho thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Nhiều chị em gặp tình trạng ra máu sau kỳ kinh 1 tuần nhưng không rõ nguyên nhân
10+ Nguyên nhân gây ra máu sau kỳ kinh 1 tuần
Thông thường, chị em phụ nữ chỉ bị ra máu trong những ngày “đèn đỏ” (3-7 ngày), hiện tượng xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh được cho là bất thường. Các nguyên nhân thường gặp gây ra máu sau chu kỳ kinh nguyệt 1 tuần như:
⦿ Do vấn đề mang thai hoặc tránh thai (chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai, tác dụng phụ khi tránh thai,...)
⦿ Do vấn đề phụ khoa (u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm lộ tuyến, ung thư, nhiễm Chlamydia, âm đạo tổn thương do quan hệ mạnh bạo,...)
⦿ Do rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hoặc do stress kéo dài, ăn uống thiếu lành mạnh,...
Ra máu sau 1 tuần hết kinh do các vấn đề mang thai, tránh thai
Nếu chị em gặp tình trạng “mới hết kinh 7 ngày lại ra máu nâu” thì cần lưu ý xem gần đây có uống viên tránh thai khẩn cấp hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai khác (đặt vòng, cấy que,...) hay không.
Bởi vì các biện pháp tránh thai nội tiết, khi mới áp dụng sẽ gây thay đổi đột ngột nồng độ các hormone, cơ thể không kịp thích ứng, hệ nội tiết sẽ bị rối loạn gây hiện tượng ra máu bất thường.
Ngoài ra, áp dụng biện pháp tránh thai không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân gây chảy máu vùng kín sau kỳ kinh hoặc rong kinh kéo dài.
Một trường hợp có thể gặp khác đó là chị em đang mang thai nhưng bị dọa sảy hoặc chửa ngoài tử cung nên âm đạo ra máu nhiều lần gây nhầm lẫn với máu kinh nguyệt và ra máu sau kỳ kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra máu sau kỳ kinh 1 tuần
Ra máu nâu sau kỳ kinh 1 tuần do các vấn đề phụ khoa
Mắc bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng ra máu nâu sau kỳ kinh 1 tuần.
Theo các chuyên gia, hiện tượng xuất huyết âm đạo sau kỳ kinh 1,2 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang gặp các vấn đề phụ khoa dưới đây:
⦿ U xơ tử cung: Khối u kích thước lớn phát triển trong lớp cơ tử cung, đặc biệt là ở vị trí dưới niêm mạc thường gây triệu chứng ra máu màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 10 ngày, chảy máu, rong kinh, đau tức bụng, tiểu nhiều,....
⦿ Polyp tử cung: Khối polyp trong lòng hoặc ở cổ tử cung có thể khiến chị em bị ra máu sau kỳ kinh, cường kinh, đau bụng,...
⦿ Viêm lộ tuyến: Bị viêm lộ tuyến nặng, lan rộng có thể gây tổn thương cổ tử cung dẫn đến ra máu bất thường ngoài kỳ kinh.
⦿ Ung thư: Các khối u ác tính ở nội mạc hoặc ở cổ tử cung có thể gây triệu chứng chảy máu âm đạo sau kỳ kinh 1 tuần hoặc 2 tuần.
⦿ Nhiễm Chlamydia: Khi bị lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis, chị em sẽ bị chảy máu vùng kín kèm theo các triệu chứng khác như ra nhiều khí hư có mùi, ngứa dữ dội, đau rát khi đi vệ sinh, giao hợp đau, sốt, buồn nôn, đau bụng dưới,...
⦿ Âm đạo tổn thương do quan hệ mạnh bạo: Niêm mạc âm đạo có thể bị tổn thương gây chảy máu khi giao hợp thô bạo hoặc chị em bị khô hạn.
Ra máu sau kỳ kinh 1 tuần do rối loạn nội tiết
Ở giai đoạn dậy thì hoặc tiền mãn kinh, hệ nội tiết của nữ giới thường bị rối loạn nên đôi lúc chị em có thể bị ra máu bất thường, chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn hơn dự định.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết cũng có thể do chị em bị căng thẳng, lo âu kéo dài, ăn uống không khoa học, thức khuya, lười vận động hoặc tập luyện quá sức,....
Ra máu đen sau kỳ kinh 1 tuần có nguy hiểm không?
Tình trạng ra máu đen sau kỳ kinh 1 tuần không đáng lo ngại nếu chỉ xảy ra 1,2 lần và không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác.
Trường hợp bị ra máu do rối loạn nội tiết hoặc do tác dụng phụ của thuốc tránh thai thì chị em cũng không nên quá lo lắng. Bởi vì, hiện tượng này thường sẽ thuyên giảm dần và chấm dứt sau vài chu kỳ.
Nếu bị xuất huyết do dọa sảy thai, chửa ngoài tử cung, bệnh phụ khoa thì chị em cần lưu ý theo dõi sức khỏe, khám và điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ biến chứng.
Ra máu đen sau kỳ kinh 1 tuần khiến nhiều chị em lo lắng về mức độ nguy hiểm
Tình trạng ra máu kéo dài không được khắc phục đúng cách, kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chị em như:
⦿ Cơ thể bị thiếu máu, xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, kém tập trung
⦿ Vùng kín ẩm ướt, bí bách, dễ bị viêm nhiễm phụ khoa
⦿ Khó chịu, tự ti, ngại quan hệ vợ chồng,...
Ra máu sau kỳ kinh 1 tuần phải làm sao?
“Mới hết kinh 1 tuần lại ra máu nâu phải làm sao?” là vấn đề mà nhiều chị em đang quan tâm tìm lời giải đáp. Dưới đây là lời khuyên của dược sĩ Khỏe 247 về cách xử trí khi bị ra máu sau kỳ kinh, chị em tham khảo ngay nhé.
Ra máu sau kỳ kinh nguyệt 1 tuần nên đi khám phụ khoa
Khi bị ra máu sau kỳ kinh nguyệt 1 tuần và tình trạng này vẫn tiếp diễn, không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa. Đặc biệt là khi bị ra máu kèm theo các triệu chứng đau tức bụng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tiểu nhiều, vùng kín ngứa ngáy, có mùi hôi, sốt, sụt cân nhanh,...
Sau khi thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ra máu âm đạo bất thường từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất:
⦿ Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên chị em theo dõi sức khỏe tại nhà, tái khám định kỳ, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện bệnh tình.
⦿ Trường hợp nghiêm trọng, chị em sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa (mổ nội soi, mổ hở, tiến hành thủ thuật,...).
Lưu ý khi gặp tình trạng xuất hiện máu sau kỳ kinh 1 tuần
Ra máu sau kỳ kinh 1 tuần nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc đi thăm khám phát hiện nguyên nhân, chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng ra máu sau kỳ kinh 1 tuần.
Về chế độ ăn uống
Thời gian này, chị em nên chuẩn bị thực đơn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu (protein, chất béo, bột đường, vitamin khoáng chất). Trong đó ưu tiên bổ sung trái cây, rau củ quả, thực phẩm giàu Sắt, vitamin C, B6, Magie, Omega 3, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng,...
Bên cạnh đó, chị em nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần, ưu tiên các loại nước trái cây, rau củ và nước lọc, tránh rượu bia, cafe, nước ngọt có gas,...
Về chế độ sinh hoạt
Chị em nên ăn uống đúng giờ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30 phút để vận động nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe. Vùng kín bị ra máu nên chị em cần kiêng quan hệ tình dục, thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/ 1 lần để hạn chế viêm nhiễm,...
Hy vọng những thông tin dược sĩ Khỏe 247 vừa cung cấp trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng “ra máu sau kỳ kinh 1 tuần”. Nếu chị em còn thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe phụ khoa thì hãy liên hệ ngay với dược sĩ qua zalo 0369 617 500 để được giải đáp miễn phí.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG