TOP 6 cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả nhất
Dùng cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng là phương pháp được đánh giá an toàn, ít tác dụng phụ và mang lại hiệu quả khả quan. Trong bài viết này, dược sĩ Khỏe 247 sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 6 cây thuốc nam trị viêm đại tràng tốt nhất.
Giới thiệu một số cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy/táo bón) kéo dài là triệu chứng bệnh viêm đại tràng thường gặp nhất. Thuốc tây trị viêm đại tràng chủ yếu là các loại kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chống co thắt, cầm tiêu chảy,...
Một số bệnh nhân viêm đại tràng e ngại việc sử dụng thuốc tây vì gặp nhiều tác dụng phụ hoặc không đáp ứng tốt với thuốc. Do đó, xu hướng sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng ngày càng gia tăng.
Từ xưa đến nay, trong dân gian thường truyền tai nhau sử dụng một số loại “cây nhà lá vườn” để trị bệnh viêm đại tràng như lá ổi, lá mơ lông, lá trà xanh,...
Tuy nhiên, theo chuyên gia Y học cổ truyền, các loại cây này mặc dù dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng hiệu quả chữa viêm đại tràng không tốt bằng các cây thuốc nam sau:
⦿ Ngải tiên
⦿ Ý dĩ
⦿ Hoài sơn
⦿ Bòn bọt
⦿ Bạch truật
⦿ Sa nhân,...
Hãy cùng dược sĩ Khỏe 247 tìm hiểu chi tiết hơn về 6 loại cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng này ngay sau đây.
1. Ngải tiên - Cây thuốc quý cho người viêm đại tràng
Cây thuốc nam Ngải tiên còn có tên gọi khác là Bạch yến, Bạch điệp, Bo bo, Cỏ tai cọp hoặc cây Xẹ (tiếng dân tộc Dao).
Dược liệu này có tên khoa học là Hedychium coronarium Koenig, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), vị cay tính ấm, mùi thơm, công năng chính là khu phong trừ thấp, ôn trung, tán hàn.
Ngải tiên chữa viêm đại tràng
Theo chia sẻ của Bác sĩ Hoàng Sầm (Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam), một số đồng bào dân tộc thường xuyên sử dụng thân rễ Ngải tiên để trị đau bụng đi ngoài cho hiệu quả rất tốt.
Ngải tiên được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có công dụng ức chế sự phát triển của nấm men, vi khuẩn,...Ngoài ra, Ngải tiên còn có tác dụng làm giảm co bóp cơ trơn ruột, hoạt chất Diterpenes Coronerin trong dược liệu này hỗ trợ tái tạo, làm lành nhanh niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
Ngải tiên có thể dùng bằng cách thu hái thân rễ tươi rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sau đó lấy 6 - 12g dược liệu khô sắc với nước hoặc tán nhỏ thành bột uống.
Tuy nhiên, sử dụng phối hợp Ngải tiên với các cây thuốc nam khác (tiêu biểu như Ý dĩ, Hoài sơn) sẽ đem lại hiệu quả khả quan hơn.
2. Ý dĩ - Cây thuốc nam chữa viêm đại tràng hiệu quả
Cây thuốc Ý dĩ có nhiều tên gọi khác như Ý châu tử, Giải lễ, Mễ châu, Thảo ngư mục, Thảo châu chi,...
Tên khoa học của dược liệu này là Coix lachryma jobi L, họ Lúa (Poaceae), có tính bình, vị ngọt hơi hàn, quy vào các kinh tỳ, vị, phế, can.
Ý dĩ chữa bệnh viêm đại tràng
Theo nghiên cứu, đối với bệnh nhân viêm đại tràng, vị thuốc Ý dĩ có tác dụng làm giảm co bóp, thư giãn cơ trơn đường ruột. Đồng thời Ý dĩ cũng giúp bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, tăng chất nhầy cho phân, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng.
Hạt Ý dĩ có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc sao vàng, tán thành bột. Liều lượng sử dụng hạt Ý dĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân nhưng không dùng quá 80g/ngày.
3. Cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng Hoài sơn
Hoài sơn là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng tốt nhất. Trong dân gian, Hoài sơn còn được nhắc đến với nhiều tên gọi khác như Củ mài, Sơn dược, Thự dự,...
Tên khoa học của dược liệu Hoài sơn là Radix Dioscoreae Oppositae, họ Củ nâu (Dioscoreaceae), vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ, vị, thận, phế.
Hoài sơn chữa viêm đại tràng
Sử dụng cây thuốc nam Hoài sơn hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mang lại nhiều lợi ích như:
⦿ Giảm tiêu chảy
⦿ Cải thiện tình trạng viêm ruột mãn tính
⦿ Bồi bổ cơ thể, giúp ăn uống ngon miệng hơn,...
Rễ củ Hoài sơn thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh ở 2 dạng chính đó là bột và thuốc sắc. Theo khuyến cáo của chuyên gia Y học cổ truyền, bệnh nhân nên sử dụng Hoài sơn với liều lượng 10 - 20g/ngày.
4. Cây thuốc nam trị viêm đại tràng Bòn bọt
Bòn bọt cũng là một vị thuốc tốt cho người mắc bệnh viêm đại tràng cấp/mãn tính. Bòn bọt có nhiều tên gọi khác như Chè bọt, Toán bàn tử,...
Cây thuốc Bòn bọt có tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), vị đắng, tính bình, quy kinh tâm, thận.
Bòn bọt chữa viêm đại tràng
Vị thuốc Bòn bọt có công năng thanh nhiệt, thu liễm chỉ tả, chống độc, làm se niêm mạc đường ruột, từ đó hỗ trợ điều trị tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nát,...
Hơn nữa, năm 1981, nhà nghiên cứu Phạm Các và Nguyễn Văn Táo cũng chứng minh nước sắc lá Bòn bọt có tính kháng khuẩn cao, sử dụng an toàn, không gây độc tính.
Cành lá và rễ cây Bòn bọt đều có thể sử dụng làm thuốc. Đối với cành lá có thể dùng dạng tươi hoặc phơi khô, còn phần rễ cần rửa sạch, sau đó cắt nhỏ và phơi khô.
Liều lượng khuyến cáo là khoảng 10 - 20g Bòn bọt khô/ngày, nếu dùng cành lá tươi thì liều lượng khoảng 30 - 40g/ngày.
5. Chữa bệnh đại tràng bằng cây thuốc nam Bạch truật
Bạch truật có mặt trong nhiều bài thuốc cổ phương chữa bệnh đại tràng. Các tên gọi khác của Bạch truật là Sơn khương, Sơn tinh, Sơn liên, Đông truật, Dương phu,...
Vị thuốc Bạch truật có tên khoa học là Rhizoma atractylodis macrocephalae học Cúc (Asteraceae), vị ngọt cay và hơi đắng, tính ấm, quy vào kinh tỳ, vị.
Bạch truật chữa bệnh viêm đại tràng
Cây thuốc nam Bạch truật có công dụng tốt đối với sức khỏe đường ruột, đặc biệt đối với người bệnh bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích như:
⦿ Điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy/ táo bón.
⦿ Chống viêm, chống loét niêm mạc đường tiêu hóa
⦿ Bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng,...
Thân rễ Bạch truật là bộ phận được thu hái, sơ chế, sử dụng làm thuốc chữa bệnh đại tràng và các bệnh lý khác. Dược liệu này thường được sử dụng dưới dạng viên hoàn tán hoặc thuốc sắc. Liều dùng khuyến cáo của vị thuốc Bạch truật là khoảng 5 - 15g/ngày.
6. Sa nhân trị viêm đại tràng
Từ lâu Y học cổ truyền đã sử dụng vị thuốc Sa nhân để chữa các chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu.
Sa nhân hay còn có tên gọi khác là Mắc nồng, Súc sa mật, Co nảnh, Mè trẻ bà,...Tên khoa học của cây thuốc Sa nhân đỏ là Amomum villosum Lour, họ Gừng (Zingiberaceae), vị cay tính ấm, quy vào 3 kinh thận, tỳ, vị.
Sa nhân chữa bệnh viêm đại tràng
Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng, Sa nhân mang lại nhiều công dụng sau:
⦿ Kháng khuẩn
⦿ Kích thích tiêu hóa
⦿ Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng,...
Quả sa nhân thường được thu hái, phơi khô, sau đó sắc lấy nước uống hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn tán, liều dùng khuyến cáo là 3 - 6g/ngày.
Như vậy trong bài viết trên, Khỏe 247 đã chia sẻ cho độc giả thông tin về 6 loại cây thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả nhất. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn về các dược liệu này, bạn hãy kết nối ngay qua tài khoản zalo số 0369 617 500.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG