NGHIÊN CỨU MỚI CHỮA TIÊU CHẢY CẤP TỪ CÂY BÒN BỌT ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN
- TÌM RA BÀI THUỐC NAM CHỮA BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG HIỆU QUẢ
- TÁC DỤNG CỦA LỢI KHUẨN TRONG PREMIUM PROBIOTIC VỚI ĐƯỜNG RUỘT CỦA CON NGƯỜI
- TÁC HẠI CỦA VIỆC DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU CẮT CƠN ĐAU BỤNG KINH
- LỄ CHUYỂN GIAO SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ "PHƯƠNG ĐÔNG ĐẠI TRÀNG"
- TẠI SAO THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM THẤT BẠI VỚI MỘT SỐ NGƯỜI?
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non và những năm đâu củ tiểu học. Bệnh có nguy cơ tử vong cao do bị mất nước và mất điện giải.
Bênh tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thực phẩm bị nhiểm khuẩn như khuẩn Amid, tả,…. Cũng có thể do trực khuẩn như Lỵ, Thương hàn, E.coli….,hoặc do dùng kháng sinh lâu ngày dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hay thực phẩm chứa nhiều Protein, Lipid cũng không phù hợp với một số người, đặc biệt là trẻ em mới cai sữa.
Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mệt mỏi, để lâu nguy hiểm đến tính mạng, do đó việc đầu tiên là phải cầm tiêu chảy ngay. Sau đó đến các cơ sở y tế tìm các nguyên nhân gây bệnh để điều trị.
Trong dân gian, khi bị tiêu chảy dễ thấy nhất là người ta dùng lá ổi ( hoặc búp ổi) sắc lên uống hoặc nhai trực tiếp với một chút muối trắng để cầm. Tuy nhiên có một loại cây ít người biết đến, có tác dụng diệt khuẩn và cầm tiêu chảy cực kỳ hiệu quả, đó là lá cây Bòn bọt.
Hình ảnh: cây Bòn bọt
Bòn bọt có tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ.ex benth thuộc họ Thầu dầu, phân bố chủ yếu ở vùng nói phía bắc, nhiều ở các vùng: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, ….. Cây nhỏ, lá mọc so le, cành non có màu đỏ tím, rất nhiều lông ngắn, trắng, cành già có màu xanh nhạt. Phiến lá nguyên hình trứng, thôn, đáy lá tròn, đầu lá thuôn nhọn, dài 6-8cm, rộng 2-3cm, trông giống như lá mơ lông. Hoa rất nhỏ, đơn tính, mọc ở kẽ lá, thành cụm 3 hoa hay 4 hoa một, 1 hoa đực, 2-3 hoa cái. Quả hình bánh xe, khi chin có màu đỏ, 4-5 lá noãn. Mùa hoa vào các tháng 3-4.
Theo tài liệu “ những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi, trong lá có thành phần Saponin, loại sterolic tanin có tác dụng làm se niêm mạc ruột, hạn chế tiêu chảy cấp. Theo lương y Thương Hảo, đồng bào dân tộc Tày thường dùng lá Bòn bọt sắc lên cho trẻ con uống khi tiêu chảy, đi tướt rất hiệu quả.
Đã có nghiên cứu vào năm 1981 của Phạm Các và Nguyễn Văn Táo cho thấy nước sắc của lá Bòn bọt có tính kháng khuẩn cao, dùng an toàn, không độc tính. Trên lâm sàng điều trị cho 26 trường hợp tiêu chảy, thời gian điều trị từ năm đến bảy ngày thì có 22 trường hợp khỏi hoàn toàn.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG