CẢNH BÁO BỆNH LÝ GÂY ĐẠI TIỆN RA MÁU - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

CẢNH BÁO BỆNH LÝ GÂY ĐẠI TIỆN RA MÁU - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Bình thường, khi đi đại tiện sẽ không bao giờ thấy có xuất hiện máu. Tình trạng đi đại tiện ra máu là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan. Hãy cũng khỏe 247 tìm hiểu những nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng này. 


》 Tình trạng đại tiện ra máu có nghĩa là đã có máu chảy ở đâu đó trong đường tiêu hóa của bạn. Máu có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau như đi đại tiện ra máu nhưng không đau, đại tiện ra máu kèm đau, đại tiện ra máu tươi, đại tiện ra máu đông,…Tùy từng triệu chứng mà thể hiện những bệnh lý khác nhau.
 


Đại tiện ra máu là một dấu hiệu bất thường

 

Đại tiện ra máu ở nữ giới


》 Có nhiều chị em khi thấy hiện tượng đại tiện ra máu thường chủ quan, cho rằng đó là do cơ thể mình quá nóng, hay do hiện tượng bốc hỏa đơn thuần mà không hề biết rằng, đây có thể là do những bệnh lý nguy hiểm gây ra. Thường gặp như:


⦿   Bệnh trĩ


Đại tiện ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Đặc biệt là các chị em ở thời kỳ mang thai và sau sinh. Bệnh trĩ xuất hiện khi các mạch máu ở hậu môn - trực tràng bị sưng gây những cảm giác khó chịu như ngứa, đau và chảy máu đỏ tươi do tuần hoàn mạch máu cao nuôi dưỡng hậu môn và trực tràng. 


Ban đầu, chị em sẽ thấy máu chảy ít, nhỏ giọt, sau đó phun thành tia. Nặng hơn thì mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại là máu chảy.Bệnh trĩ mặc dù không phải bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể khiến chị em đau đớn, gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt của chị em.


Các yếu tố gây bệnh cũng rất da dạng như do táo bón lâu ngày, ngồi quá lâu một chỗ và đặc biệt là bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh. 


 XEM THÊM: Bệnh trĩ sau sinh? Các mẹ đừng quá lo lắng bởi đã có những mẹo sau.


⦿   Nứt kẽ hậu môn


Trường hợp này thường do táo bón. Khi bị táo bón với phân khô cứng, chị em khi đi đại tiện phải lấy sức rặn phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị sưng tấy, đỏ và bị nứt. Khi hậu môn bị nứt kẽ, xuất hiện những vết rách nhỏ khoảng 0,5-1cm, gây đau rát, ngứa ngáy, chảy máu rất khó chịu.


Nứt kẽ hậu môn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Đặc biệt là với những chị em trải qua quá trình sinh thường, đến cuối thai kỳ khi kích thước của thai nhi đã lớn, tử cung to chèn ép xuống các tĩnh mạch vùng chậu làm những đám rối tĩnh mạch phình to ra, chị em dễ bị trĩ, trong quá trình rặn để sinh thường dễ tổn thương tới hậu môn gây nứt kẽ.
 

Nứt kẽ hậu môn gây đại tiện ra máu
Nứt kẽ hậu môn gây đại tiện ra máu


⦿   Viêm đại tràng


Đây là một bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa. Khi các ổ viêm loét lan rộng, có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết đại tràng, dẫn tới đi đại tiện ra máu. 


Một điều cần lưu ý để giúp chị em phân biệt đại tiện ra máu ở bệnh viêm đại tràng với bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn là máu ở bệnh viêm đại tràng thường lẫn trong phân, kèm theo dịch nhầy đường tiêu hóa. Còn với bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn, máu thường không lẫn trong phân mà có thể nhỏ giọt hay phun thành tia, thấm vào giấy vệ sinh khi đại tiện xong,… Đồng thời, ở bệnh viêm đại tràng còn xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như rối loạn đại tiện, rối loạn tính chất phân. 


 XEM THÊM:  Triệu chứng phát hiện bệnh viêm đại tràng.


⦿    Bệnh viêm ruột


Hiện nay, có 2 bệnh viêm ruột phổ biến nhất là bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Đây là những bệnh lý liên quan đến miễn dịch, tiến triển mạn tính và đến này vẫn chưa có thuốc đặc trị.


Các triệu chứng thông thường của viêm ruột là đau bụng, sụt cân, sốt, đại tiện ra máu, tiêu chảy,…Đây là 2 bệnh lý có khả năng tiến triển thành ung thư đại trực tràng với tỉ lệ cao. Do đó, người mắc bệnh cần lưu ý nhiều đến chế độ ăn uống của mình và cần thường xuyên thăm khám định kỳ để xem những tiến triển của bệnh, phát hiện và xử trí kịp thời những dấu hiệu tiền ung thư.


 XEM THÊM:  Nhận biết bệnh Viêm loét đại tràng? Giải pháp điều trị hiện nay.


⦿    Ung thư đại trực tràng


Ung thư đại trực tràng chính là một trong những bệnh lý chị em nên cẩn trọng khi có dấu hiệu đại tiện ra máu, phân lẫn máu. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường là máu trong phân, sụt cân không rõ nguyên nhân, có sự thay đổi nhu động ruột, luôn cảm thấy mệt mỏi.


Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại trực tràng phụ thuộc nhiều vào vị trí của khối ung thư trong ruột, và khi nó đã lan rộng, di căn ra những nơi khác trong cơ thể.


 XEM THÊM:   Cách phát hiện sớm ung thư đại trực tràng


⦿   Một số bệnh lý khác


Có nhiều bệnh lý khác cũng có thể gây ra hiện tượng đại tiện ra máu như viêm loét dạ dày – tá tràng, nhiễm vi sinh vật gây bệnh như lỵ amip, trực khuẩn Shigella,…

 

Đại tiện ra máu nhưng không đau 


》 Đại tiện ra máu nhưng không đau không còn là một hiện tượng hiếm gặp. Chúng ta có thể loại trừ khả năng nguyên nhân là do bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn. Do ở 2 bệnh lý này, khi đi đại tiện ra máu thường kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở phía hậu môn.


》 Cũng như  trường hợp đại tiện ra máu ở nữ giới mà chúng ta đã phân tích ở trên, có một số nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng đại tiện ra máu nhưng không đau là viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng, viêm túi thừa, thiếu máu cục bộ ở đại tràng, Viêm ruột, đau dạ dày,…


viêm đại tràng là một nguyên nhân gây đại tiện ra máu 
Viêm đại tràng là nguyên nhân có thể dẫn tới đại tiện ra máu


⦿    Trường hợp viêm túi thừa: Các túi thừa xuất hiện ở đại tràng khi bị viêm có thể dẫn tới xuất hiện máu trong phân và không gây đau. 

 

Đây là một bệnh lý khá mới mẻ với nhiều người, bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tại bài viết: VIÊM TÚI THỪA LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
 
⦿   Đối với đau dạ dày, hiện tượng đi ngoài ra máu thường kèm theo các biểu hiện như đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, nôn,… Tuy nhiên, đối với đi ngoài ra máu ở bệnh đau dạ dày hay tổn thương đường tiêu hóa trên thường xuất hiện dưới dạng phân đen và có mùi hôi.


 XEM THÊM:  Bệnh đau dạ dày


⦿    Đối với trường hợp đại tiện ra máu tươi và không đau, ta thường nghĩ tới nguyên nhân viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng, viêm ruột,… giống như đại tiện ra máu ở nữ giới.

 

Đại tiện ra máu đông


》 Đây là một triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa được đánh giá khá nghiêm trọng, có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý như ung thư hậu môn-trực tràng, Polyp hậu môn,…Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 


》 Nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có xuất hiện các dấu hiệu sau:


⦿    Đau quặn bụng, đại tiện ra máu đông, lượng máu đông xuất hiện nhiều
⦿    Gầy sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, xanh xao
⦿    Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
⦿    Hậu môn sưng, loét, gây khó khăn khi ngồi
⦿    Nôn ra máu
 


Đại tiện ra máu đông

 

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh


》 Bất kỳ một tình trạng đại tiện ra máu đều là không bình thường và nên được trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị, ngăn ngừa máu chảy thêm. Chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh và khám thực thể, nội soi đường tiêu hóa, soi đại tràng sigma linh hoạt, nội soi đại tràng, quét hạt nhân phóng xạ, chụp động mạch và xét nghiệm máu mà những xét nghiệm có thể giúp bạn tìm ra được nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này.


⦿   Nội soi đại tràng


Nội soi đại tràng là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá chảy máu đại - trực tràng cũng như chảy máu không rõ nguyên nhân. Nó có thể được sử dụng để phát hiện polyp, ung thư, túi thừa, viêm loét đại tràng, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng Crohn, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ và ung thư trên toàn bộ đại tràng và trực tràng.


 XEM THÊM:   Nội soi đại tràng và những điều cần biết trước khi tiến hành nội soi


⦿   Nội soi dạ dày – tá tràng


Nếu không tìm thấy bất thường nào ở đại trực tràng hay hậu môn, thì đường tiêu hóa trên bao gồm dạ dày – tá tràng, thực quản sẽ bị nghi ngờ là nguyên nhân gây chảy máu. 


Có hai cách kiểm tra: 


Thứ nhất là viên nang video, một viên thuốc lớn chứa máy ảnh thu nhỏ, pin và máy phát sẽ được người bệnh nuốt và chuyển hình ảnh của đường tiêu hóa chiếu lên màn hình. 


Cách thứ hai để kiểm tra là bằng máy nội soi chuyên dụng tương tự như máy nội soi dùng để nội soi đại tàng nhưng sẽ đưa từ miêng xuống thực quản, dạ dày và ruột non.

 
Ưu điểm của các máy nội soi so với viên nang video là các tổn thương chảy máu có thể được sinh thiết và điều trị, điều này không thể thực hiện với viên nang. Tuy nhiên, nội soi dạ dày – tá tràng thường tốn thời gian và đôi khi khiến người bệnh khó chịu. Một số trường hợp không thể nội soi thông thường được mà phải gây mê trong quá trình tiến hành nội soi.
 


Nội soi dạ dày – tá tràng


⦿   Chụp động mạch nội tạng


Chụp động mạch nội tạng là một nghiên cứu X-quang về các mạch máu của đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông dài, mỏng vào mạch máu ở háng và dưới sự dẫn đường của tia X, sẽ đưa đầu ống thông vào một trong các động mạch mạc treo (động mạch cung cấp máu cho đường tiêu hóa). 


Một thuốc nhuộm mờ đục được tiêm qua ống thông và vào động mạch mạc treo. Nếu có chảy máu, thuốc nhuộm có thể được nhìn thấy rò rỉ vào đường tiêu hóa trên phim X quang. Chụp động mạch nội tạng là chính xác trong việc xác định vị trí chảy máu nhanh trong đường tiêu hóa, nhưng không hữu ích nếu chảy máu chậm hoặc đã dừng lại tại thời điểm chụp động mạch.


Chụp động mạch nội tạng không được sử dụng rộng rãi vì các biến chứng tiềm ẩn của nó như tổn thương thận từ thuốc nhuộm, phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm và sự hình thành cục máu đông trong động mạch mạc treo. Nó được dành riêng cho những bệnh nhân bị chảy máu nặng và liên tục mà nội soi đại tràng không thể xác định vị trí chảy máu.


》 Tình trạng đại tiện ra máu chỉ chấm dứt khi bệnh lý gây ra nó được điều trị và loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, từ những thông tin trên Khỏe 247 mang đến cho bạn để tiện tham khảo và nắm bắt, đồng thời nên đi thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân nào dẫn tới đại tiện ra máu. Từ đó, có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn