【Giải đáp】Túi Trống Âm Có Phải Là Túi Thai Không?
“Túi trống âm có phải là túi thai không?” là vấn đề mà nhiều chị em băn khoăn khi thăm khám phát hiện túi trống âm trong buồng tử cung. Các thông tin mà chuyên gia Khỏe 247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này, đồng thời hiểu rõ hơn về tình trạng túi trống âm.
“Túi trống âm có phải là túi thai không?” là băn khoăn của rất nhiều chị em
Túi trống âm là gì?
Túi trống âm là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm phát hiện túi trống âm trong buồng tử cung có nghĩa là tại vùng kiểm tra bác sĩ phát hiện một vật thể gồm 2 vùng:
⦿ Vùng trung tâm của vật thể không có hồi âm.
⦿ Vùng ngoại vi của vật thể có hồi âm.
Túi trống âm trong buồng tử cung thường được bao quanh bởi nội mạc và có vị trí lệch tâm so với trục niêm mạc tử cung. Hiện tượng không hồi âm gợi ý bên trong “chiếc túi” này có thể chứa một trong các dạng thể chất sau:
⦿ Chất lỏng
⦿ Chất nhầy
⦿ Chất như bã đậu,...
⦿ Trường hợp mang thai thì vùng không hồi âm là khoang cơ thể ngoài phôi, vùng hồi âm là vòng nguyên bao nuôi.
Kích thước túi trống âm có thể to nhỏ khác nhau tùy từng tình trạng, trong đó phổ biến nhất là túi trống âm 5mm trong buồng tử cung.
Túi trống âm có phải là túi thai không?
Nhiều chị em thắc mắc rằng túi trống âm có phải là túi thai không, câu trả lời là có thể có hoặc không. Nếu phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, khi siêu âm phát hiện túi trống âm thì rất có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Để chắc chắn rằng bệnh nhân đang mang thai, bác sĩ có thể hẹn lịch siêu âm lại và kết luận dựa trên hình ảnh túi noãn hoàng, hình ảnh phôi, xét nghiệm nồng độ beta HCG trong máu,...
Bên cạnh việc thăm khám kiểm tra, chị em có thể tự nhận biết mình có đang mang thai hay không dựa vào các dấu hiệu sau:
⦿ Chậm kinh
⦿ Ngực sưng đau, nhũ hoa sẫm màu hơn, quầng vú lớn hơn
⦿ Thường xuyên buồn tiểu
⦿ Mệt mỏi, choáng váng
⦿ Âm đạo ra máu báo có thai (lượng ít, màu hồng nhạt) kèm theo đau nhẹ bụng dưới
⦿ Buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị
⦿ Đầy hơi, khó tiêu
⦿ Buồn ngủ
⦿ Tăng thân nhiệt,...
Ngoài ra, túi trống âm cũng có thể là túi thai giả như tình trạng dịch bên trong khoang nội mạc hoặc là dấu hiệu ban đầu của các khối u ở tử cung như nhân xơ, u xơ, polyp,...Trường hợp này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác khi bệnh nhân tái khám lại sau khoảng một vài tuần.
Bệnh lý nhân xơ, u xơ, polyp tử cung thường không gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh ở giai đoạn đầu. Khi khối u tăng kích thước chèn ép vào các mô, cơ quan xung quanh, thì chị em có thể nhận biết qua các dấu hiệu như:
⦿ Rong kinh, cường kinh
⦿ Tiểu nhiều
⦿ Xuất huyết âm đạo bất thường, ví dụ như sau khi quan hệ, giữa chu kỳ kinh,...
⦿ Đau tức, cảm giác nặng vùng bụng dưới
⦿ Đau mỏi lưng,...
Buồng tử cung có túi trống âm có nguy hiểm không?
Như đã trình bày ở trên, túi trống âm ở tử cung khả năng cao là túi thai và một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo khối u lành tính ở tử cung. Chính vì vậy, khi siêu âm phát hiện túi trống âm chị em không nên lo nghĩ quá nhiều.
Mức độ nguy hiểm của túi trống âm còn phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể
Trường hợp mang thai thì tình trạng này hoàn toàn bình thường, túi thai sẽ phát triển lớn dần thành em bé trong bụng.
Trường hợp có khối u ở tử cung cũng không quá nguy hiểm bởi vì phần lớn khối u xuất hiện ở cơ quan này đều là lành tính. Các khối u nhỏ hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
Khi u xơ hay polyp tử cung phát triển lớn dần, chị em có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như:
⦿ Xuất huyết, thiếu máu: Các khối polyp hoặc khối u xơ dưới niêm mạc nhô ra trong lòng tử cung có thể gây rong kinh, xuất huyết kéo dài khiến chị em bị thiếu máu.
⦿ Chèn ép: Khối u xơ có thể chèn ép lên các cơ quan như bàng quang, niệu quản, đại tràng, dây thần kinh gây đau, tiểu nhiều, ứ nước bể thận, táo bón,...
⦿ Vô sinh, hiếm muộn: Các khối u xơ trong lòng tử cung, polyp ở cổ tử cung có thể gây cản trở sự di chuyển và thụ tinh của tinh trùng, quá trình làm tổ, phát triển của thai nhi dẫn đến vô sinh, hiếm muộn, sinh non,...
⦿ Thoái hóa: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm khi mắc u xơ tử cung, khối u này có thể bị thoái hóa kính, thoái hóa nang, hoại sinh vô khuẩn, hóa vôi, chuyển biến ác tính thành ung thư,...
Nên làm gì khi có túi trống âm trong buồng tử cung?
Khi siêu âm phát hiện túi trống âm, nếu chưa có kết luận chính xác thì chị em nên theo dõi sức khỏe và tái khám đúng hẹn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trao đổi với bác sĩ để biết nên làm gì khi có túi trống âm trong buồng tử cung
Trường hợp mang thai, chị em nên ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt khoa học, bổ sung các vi chất đầy đủ để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Nếu chẳng may mắc khối u ở tử cung thì chị em cũng không nên quá lo lắng, bởi vì khối u này còn rất nhỏ chưa cần can thiệp điều trị. Lời khuyên dành cho chị em là nên suy nghĩ tích cực và thăm khám định kỳ 3-6 tháng/1 lần để bác sĩ xác định kích thước, tình trạng khối u từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Với khối polyp tử cung, u xơ tử cung kích thước lớn hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ:
Dùng thuốc
⦿ Mặc dù dùng thuốc tây không giúp tiêu u hoàn toàn nhưng chúng có thể giúp người bệnh cải thiện tạm thời các triệu chứng khó chịu như đau, rong kinh, xuất huyết,.... Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc trị rong kinh như Marvelon, Primolut, Orgametril…
⦿ Ngoài ra, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị u xơ, polyp tử cung. Ưu điểm của sản phẩm này là an toàn, tiện dụng và mang lại một số tác dụng tốt như giảm triệu chứng, kìm hãm u phát triển, cân bằng nội tiết hỗ trợ thu nhỏ dần kích thước u,...
Phẫu thuật
Điều trị ngoại khoa thường áp dụng khi khối u xơ hoặc polyp có kích thước quá lớn, nguy cơ gây biến chứng cao.
Hiện nay, u xơ tử cung có thể được phẫu thuật bằng 2 phương pháp đó là mổ nội soi và mổ hở. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng khối u xơ và sức khỏe, mong muốn của từng bệnh nhân.
Còn polyp tử cung có thể xử trí dễ dàng hơn thông qua các thủ thuật như xoắn cuống, cắt bằng vòng kẹp, đốt điện, đốt laser,... Trường hợp khối u nằm trong lòng tử cung cần phải thực hiện các phương pháp mổ polyp tử cung như mổ nội soi hoặc mổ hở.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ khối u ngay lập tức nhưng căn nguyên rối loạn nội tiết vẫn còn, do đó u có thể tái phát lại sau phẫu thuật.
Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích mà chuyên gia Khỏe 247 cung cấp trên đây giúp chị em tìm được lời giải đáp cho thắc mắc “Túi trống âm có phải là túi thai không?” và hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu chị em muốn nhận tư vấn miễn phí về sức khỏe phụ khoa thì hãy kết nối trực tiếp với dược sĩ qua zalo 0369 617 500 hoặc điền thông tin vào form đăng ký bên dưới.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG