ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM NẾU KHÔNG MUỐN BÉ BỊ SUY DINH DƯỠNG
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở trẻ em kèm theo những hậu quả khôn lường nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
》 Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa nhất. Nguyên nhân là do còn nhỏ tuổi, cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Thêm vào đó, trẻ em là đối tượng dễ ốm vặt, phải dùng kháng sinh. Đây là điều kiện làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Để hạn chế tối đa tình trạng bệnh này, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
》 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thực chất không có gì khác biệt với người lớn về khái niệm. bệnh này được hiểu là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, dẫn dến hiện tượng đau bụng và loạt biến đổi xấu trong hoạt động của hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ. Nó không chỉ xuất hiện một lần rồi thôi mà có thể xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần, nếu sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến ở trẻ.
》 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để kéo dài, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức cẩn thận trong việc phòng tránh và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, nhất là những trường trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
》 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hệ quả do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan gây nên. Các bác sĩ đã chỉ ra một số tác nhân gây bệnh phổ biến như sau:
⦿ Mất cân bằng hệ vi sinh sinh lý: Hệ vi sinh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Một khi hệ vi sinh này bị mất cân bằng, hoặc chưa được phát triển hoàn chỉnh, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…), loạn khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển như tả, lỵ… Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính, dẫn đến suy dinh dưỡng.
⦿ Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thực phẩm mà các bé tiêu thụ hằng ngày cũng là tác nhân tiềm ẩn gây rối loạn tiêu hóa. Các món ăn chưa được chế biến kỹ, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm ôi thiu, nhất là các loại sữa không đảm bảo có thể dẫn đến các hiện tượng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… Đây chính là lí do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ sơ sinh nếu bú sữa mẹ vắt sẵn lưu trữ trong bình, để qua đêm cũng có thể mắc phải tình trạng tương tự.
⦿ Thường xuyên dùng thuốc kháng sinh: Thuôc kháng sinh có đặc tính khử khuẩn, tiêu diệt hại khuẩn nhưng cũng có mặt trái là vô tình tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đường ruột, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, trẻ chán ăn...
Dùng kháng sinh điều trị các bệnh viêm nhiễm khác cho bé trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Điều đặc biệt là những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh sẽ không gặp hiện tượng sốt hay đau bụng.
Dùng kháng sinh dài ngày có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
⦿ Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Những bé mắc phải một số chứng bệnh tại đường ruột như viêm dạ dày, viêm đại tràng, ruột kích thích hay viêm ruột, trẻ bị thiểu năng tuần hoàn não… có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn so với những trường hợp còn lại.
Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa
》 Trẻ sơ sinh hay trẻ đang ở giai đoạn từ 1 tuổi trở lên đều có thể bị rối loạn tiêu hóa “ghé thăm”. Do đó, các bậc cha mẹ cần theo dõi kỹ những thay đổi bất thường ở trẻ để kịp thời đưa con đi khám, chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa.
》 Các bác sĩ đã chỉ ra một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ gồm:
⦿ Tiêu chảy: Với trẻ sơ sinh, màu sắc và tính chất phân chính là thước đo gần như chuẩn xác nhất về tình trạng sức khỏe của trẻ. Với trường hợp trẻ ngoài 1 tuổi, tiêu chảy được xác định khi bé đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Các ậc phụ huynh có thể phát hiện thấy trẻ kém ăn, thường đột ngột nôn trớ, đi ngoài phân lỏng trong nhiều ngày hoặc phân nhầy kèm theo trướng bụng.
⦿ Táo bón: Bên cạnh tiêu chảy, táo bón cũng được xem là một biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Trong khoảng 2-3 ngày, nếu thấy trẻ chưa đi ngoài hay đi đại tiện phân khô, rắng, bụng cứng và đau, bố mẹ có thể đưa con đi khám vì đó rõ ràng là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Táo bón thường xảy ra ở những bé được cho ăn sữa bột. Nguyên nhân là vì sữa chứa quá nhiều protein hoặc chất béo, hoặc do bố mẹ pha sữa pha quá đặc.
Tiêu chảy, táo bón là biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
⦿ Nôn trớ: Cấu trúc thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngắn, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Vì vậy, bé rất dễ bị nôn, trớ. Nếu bé vẫn bú bình thường, lên cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bé thường nôn trớ thì bố mẹ cần đưa bé đi khám.
⦿ Chán ăn: Đây là triệu chứng dễ nhận biết cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Chán ăn thường đi kèm với các biểu hiện khác như quấy khóc, khó ngủ.
》 Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi nghi ngờ bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là kiểm tra ngay xem trẻ khát không, đi tiểu cho như bình thường hay không, môi khô như thế nào, từ đó nhanh chóng bù nước cho con. Sau đó, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để có kết luận chính xác và kịp thời tử bác sĩ.
》 Nếu bố mẹ chủ quan, không chữa dứt điểm rối loạn tiêu hóa cho bé thì trẻ rất có thể sẽ bị viêm, tổn thương đường ruột mãn tính tái phát thường xuyên.
》 Thêm vào đó, tiêu chảy nhiều lần trong thời dài tác động xấu đến chiều cao và cân nặng của bé. Niêm mạc ruột tổn thương khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
》 Lời khuyên cần thiết nhất là bố mẹ hãy cho bé đi khám ngay khi nghi ngờ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì để vừa hiệu quả vừa an toàn. Câu trả lời là tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau.
》 Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ chỉ được dùng dùng khi cần thiết theo đúng chỉ định về liều lượng, cách dùng của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự tăng giảm liều lượng. Khi trẻ bị bệnh, việc cần làm là:
⦿ Bổ sung đủ nước và điện giải cho bé khi bị tiêu chảy bằng oresol. Đặc biệt, tuân thủ hướng dẫn pha đúng cách theo đúng tỷ lệ hướng dẫn sử dụng.
⦿ Bổ sung men vi sinh cho bé để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Nên bổ sung loại men chứa các lợi khuẩn đa dạng và có bổ sung kèm prebiotic, giúp lợi khuẩn phát triển tốt trong hệ tiêu hóa của trẻ.
》 Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bố mẹ cũng cần chú ý đến thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, uống gì là hai câu hỏi quan trọng mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng không được bỏ qua. Dưới đây là một số lưu ý:
⦿ Bữa ăn của bé phải được cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất.
⦿ Bố mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tiêu thụ các món ăn cần phải nhai khi trẻ chưa có đủ răng. Nguyên nhân là vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột..
⦿ Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không. Câu trả lời là để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh và quá trình phát triển được suôn sẻ, bố mẹ vẫn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… Chúng sẽ giúp tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…) để tiêu hóa và hấp thu tốt.
Chế độ ăn khoa học là “chìa khóa” giúp bé tránh rối loạn tiêu hóa.
⦿ Tuy nhiên, nên lưu ý là bố mẹ nên mua sữa đảm bảo, không dùng sữa quá hạn, bảo quản lâu trong tủ lạnh. Với trẻ sơ sinh, không nên để trẻ bú sữa bảo quản trong bình đã lâu để tránh nhiễm khuẩn.
⦿ Không ép trẻ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu.
》 Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh nhạy cảm và dễ tổn thương hơn trẻ nhỏ ngoài 1 tuổi, do đó, cách xử lý cũng phức tạp hơn:
⦿ Nếu bé bị nôn trớ, cách chữa trị tình trạng này sau khi cho trẻ bú xong cần bế dựng trẻ nên để trẻ không bị nôn trớ ra ngoài. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để tránh tình trạng bé no quá mà trớ hết ra ngoài.
⦿ Nếu trẻ bị táo bón thì người mẹ nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày lượng rau xanh và nước uống nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ đang bị táo bón. Trong trường hợp bé bị táo bón nặng, bố mẹ có thể áp dụng biện pháp thụt hậu môn bằng dân gian từ cọng mông tơi hay sử dụng thuốc gel bơm hậu môn để bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
⦿ Nếu bé bị tiêu chảy thì bố mẹ hãy cho bé uống điện giải sau mỗi lần bé đi ngoài. Uống nước điện giải sẽ giúp co trẻ được bổ sung các chất kẽm bị thiếu hụt khi mắc phải tiêu chảy.
》 Khi những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng, cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đi khám để nhận tư vấn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin cần thiết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Hi vọng, chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh và phát hiện kịp thời để xử lý trong trường hợp trẻ không may bị mắc bệnh. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp từ đội ngũ tư vấn Khỏe 247, nhanh tay truy cập Trang tin sức khỏe hoặc gọi về tổng đài tư vấn của chúng tôi HOTLINE: 024.85.86.86.85 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG