NANG VÚ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Nang vú hay còn gọi là u nang tuyến vú là một bệnh lý không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và chăm sóc như thế nào là tốt nhất cho bệnh?
Bài viết của Khoẻ 247 ngày hôm nay sẽ giúp chị em giải đáp toàn bộ những thông tin xoay quanh bệnh lý này!
Nang vú là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Nang vú (Breast cysts) là những khối u vú chứa đầy chất lỏng, dịch nhầy ở bên trong tuyến vú. Khối u nang có những kích thước khác nhau tùy theo cơ địa của từng người.
Có người chỉ có khối nang 4mm, 8mm nhưng cũng có trường hợp u nang khổng lồ trên 50mm.Các khối nang này đa số là u tuyến vú lành tính. Chúng xuất hiện 1 nang hoặc nhiều nang (đa nang) ở bên vú trái, vú phải hoặc ở cả 2 bên vú.
Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở phụ nữ ở mọi độ tuổi, song phổ biến hơn ở những phụ nữ trước mãn kinh dưới 50 tuổi. Với phụ nữ sau 50 tuổi, bệnh cũng có thể xảy ra khi dùng liệu pháp hormone.
Cần phân biệt Nang vú với bệnh u nang sữa. Bởi nang sữa là tổn thương lành tính và có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Trong khi U nang không thể tự teo nếu không có biện pháp điều trị hợp lý.
Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng RỐI LOẠN NỘI TIẾT là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự xuất hiện của Nang vú. Cụ thể, sự mất cân bằng của các nội tiết tố như Estrogen và Progesteron, Prolactin khiến cho các mô xung quanh tuyến vú tăng trưởng mất kiểm soát. Từ đó tạo nên các khối tế bào thừa.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có khả năng gây bệnh được biết đến như:
⦿ Yếu tố di truyền
⦿ Tổn thương bầu vú
⦿ Nhiễm trùng
Tình trạng viêm nang vú bội nhiễm kéo dài cũng có thể dẫn tới sự xuất hiện của các khối u nang này.
Phân loại u nang theo BIRADS
BI – RADS là hệ thống phân loại u vú dựa trên kết quả chụp nhũ ảnh, được chia theo điểm số từ 1 đến 6. Cụ thể như sau:
⦿ Birads 1: Không thấy tổn thương
⦿ Nang vú Birads 2: Tổn thương lành tính ( nang điển hình, nốt hồi âm dày )
⦿ U nang Birads 3 ( 0,8% ác tính ): Khả năng lành tính
⦿ U nang Birads 4 ( 31,1% ác tính ) có từ 1 dấu hiệu trở lên gợi ý ác tính
⦿ U nang Birads 5 ( 96,9% ác tính ) có từ 2 dấu hiệu trở lên chính gợi ý ác tính
⦿ U nang Birads 6 : Đã có bằng chứng giải phẫu bệnh là ác tính
Như vậy, với tình trạng nang vú birads 2 là tổn thương lành tính, chị em không cần lo lắng quá nhiều. Chỉ cần sử dụng thuốc điều trị kết hợp chế độ ăn uống là có thể cải thiện kích thước nang hiệu quả.
Tuy nhiên, những xét nghiệm có kết quả nang birads từ 4 trở lên thì người bệnh nên làm sinh thiết. Biết được chắc chắn khối nang này là lành tính hay ác tính. Từ đó các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng mình đang gặp phải.
Dấu hiệu & Triệu chứng bệnh
Các dấu hiệu và triệu chứng của u nang bao gồm:
⦿ Sờ thấy khối u: Khối u thường hình tròn/bầu dục, có khả năng di động, dễ di chuyển. Các nang nổi rõ hoặc dày lên và có thể thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt.
⦿ Nang vú gây đau nhói: Chị em có thể cảm thấy đau nhói, đau râm ran như kiến cắn hoặc đau nhức vùng bầu ngực. Đặc biệt là khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt.
⦿ Dịch: Có dịch màu xanh lá cây hoặc nâu sẫm, không có máu rỉ ra tự nhiên từ núm vú.
⦿ Màu da: Màu da xung quanh vùng có khối nang thay đổi và 2 bên có sự khác nhau
Nang vú có nguy hiểm không? Có thành ung thư?
Sự xuất hiện của những khối nang này khiến nhiều chị rất lo lắng, không biết có sao không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay chuyển thành ung thư được không?
Khối u nang thường không gây biến chứng nguy hiểm trừ khi chúng là ung thư. Tuy lành tính những khối u nang có đặc điểm tăng dần kích thước theo thời gian. Gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát, đau tức vùng bầu ngực… Nang vú gây đau có thể tăng lên khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của chị em.
Một tỉ lệ nhỏ các trường hợp khối nang vẫn có khả năng chuyển hoá thành ung thư. Đặc biệt là các nang có Birads từ 3 trở lên. So với u xơ thì u nang ít có khả năng chuyển hoá ác tính hơn.
Bên cạnh đó, khối u nang có thể gặp tình trạng bội nhiễm. Các vi khuẩn xâm nhập và khiến cho u bị nhiễm trùng và gây áp xe vú. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như vú sưng to, đau nhức, tiết dịch có mùi hôi,… Thậm chí, trường hợp nặng còn gây đau nhức, nổi hạch,…
Khi thấy các triệu chứng này, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tránh trường hợp nhiễm trùng lan rộng gây biến chứng nặng nề, đặc biệt là nhiễm trùng huyết.
Nang vú khi cho con bú
Ở những chị đang trong thời kỳ cho con bú mà có tình trạng u nang này thì vẫn có thể cho trẻ bú được bình thường. Tuy nhiên, khối u quá lớn có thể chèn ép vào các ống tuyến dẫn sữa. Từ đó, ống sữa bị tắc nghẽn và làm hạn chế đến lượng sữa tiết ra. Lâu ngày có thể gây áp xe vú.
U nang có phải mổ không?
U nang vú có phải mổ không phụ thuộc vào mức độ lành tính hay ác tính của khối nang. Với khối u ác tính ( ung thư ) thì chị em nên nhanh chóng phẫu thuật và tiến hành điều trị theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Với u nang lành tính, bác sĩ thường chỉ định và tái khám theo dõi 3 – 6 tháng/ lần. Khi khối u to, chèn ép gây đau đớn thì sẽ khuyên chị em phẫu thuật để loại bỏ khối nang.
Khi khối u nang chưa quá lớn, chị em có thể sử dụng các loại thuốc giúp giảm kích thước khối nang.
Cách điều trị. Bị U nang vú nên uống thuốc gì?
Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh. Bao gồm: Sử dụng thuốc, chích/hút nang, mổ u nang. Với các u nang lớn và gây ra các triệu chứng khó chịu thì bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị sau:
Chọc hút kim nhỏ
Bác sĩ sẽ chọc kim nhỏ vào khối u nang và hút dịch trong nang ra. Các nang chứa dịch lỏng sẽ xẹp xuống. Tuy nhiên với một số trường hợp có thể phải hút dịch nhiều hơn một lần mới lấy hết được dịch trong nang ra.
U nang tái phát hoặc mọc thêm u nang xảy ra ở hầu hết bệnh nhân sau chọc hút kim nhỏ. Bởi nguyên nhân sinh u là RỐI LOẠN NỘI TIẾT vẫn còn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân, kích thích hình thành các nang mới.
Mổ u nang
Phẫu thuật loại bỏ u nang chỉ cần thiết trong trường hợp bất thường. Chẳng hạn như: nghi ngờ ung thư, nang chứa chất lỏng nhuốm máu hoặc các dấu hiệu đáng lo ngại khác. Tương tự như chọc hút kim nhỏ, phẫu thuật không loại bỏ được nguyên nhân sinh u. Do đó khối u vú vẫn sẽ tái phát sau phẫu thuật.
Thuốc trị u nang vú
Tây y hiện nay chưa có thuốc đặc trị giúp tiêu u nang. Với các khối u lành tính và không gây ra các triệu chứng khó chịu nào thì thường theo dõi 3 – 6 tháng một lần. Sử dụng các thuốc tránh thai chứa nội tiết tố để có thể giúp giảm sự phát triển và tái phát của nang vú.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai không trị tận gốc được nguyên nhân sinh u. Đồng thời gây ra quá nhiều tác dụng phụ nên thông thường chỉ được khuyến cáo trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng.
U nang vú nên ăn gì & kiêng ăn gì?
Nguyên nhân sinh nang là do cơ thể người bệnh bị mất cân bằng nội tiết. Do vậy khi có u nang, chị em nên chú ý hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu nội tiết tố.
Bị nang vú có uống collagen được không?
Bị u nang vú có uống collagen được không là băn khoăn của không ít chị em. Các sản phẩm chứa collagen được sử dụng rất phổ biến trong làm đẹp. Tuy nhiên, với chị em có u nang thì lại không nên uống do chúng bổ sung một lượng nội tiết, có thể kích thích nang phát triển.
Chị em có nang vú nên kiêng ăn các thực phẩm như:
⦿ Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt bê, thịt cừu…
⦿ Các loại trứng lộn như trứng vịt lộn, trứng cút lộn
⦿ Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, mầm đậu nành,…
⦿ Các thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, quá ngọt,…
⦿ Không hút thuốc lá và tránh xa rượu bia, các đồ uống nhiều cồn
Bên cạnh đó, chị em nên tăng cường sử dụng các thực phẩm sau:
⦿ Nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt lợn, cá,…
⦿ Nên sử dụng rau xanh và hoa quả tươi, sữa chua, thực phẩm giàu omega 3
⦿ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Trên đây là một số thông tin về bệnh. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh, các giải pháp điều trị và chế độ ăn uống hợp lý. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh Nang vú, hãy liên hệ ngay tới Khoẻ 247 để được Dược sĩ hỗ trợ tư vấn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất nhé!
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG