Áp Xe Vú Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Áp xe vú là một bệnh nhiễm trùng vú, thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con và đang trong thời kỳ cho con bú. Bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây tâm lý lo lắng bất an cho chị em.
Áp xe vú là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Áp xe vú (Breast abscess) là một bệnh lý nhiễm trùng vú do vi khuẩn. Đa số các trường hợp, vi khuẩn xâm nhập từ da vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc vết xước ở núm vú. Một số trường hợp vi khuẩn có thể di chuyển từ một ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể và đi qua đường máu đến tuyến vú gây áp xe.
Nhiễm trùng ở vú có thể xảy ra khi:
+ Vi khuẩn xâm nhập qua các vết nứt trên núm vú
+ Một ống tuyến dẫn sữa bị tắc
+ Dị vật lạ xâm nhập vào khu vực này, điển hình là dụng cụ cấy ghép ngực
Theo thống kê, có tới 10 – 30 % trường hợp áp xe xảy ra ở những bà mẹ mới sinh và đang cho con bú. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gặp ở phụ nữ ngực quá khổ và không giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Dấu hiệu và Biểu hiện áp xe vú
Tuỳ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh mà áp xe vú có biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn đầu khi mới bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức sâu ở bên trong vú. Đặc biệt đau nhiều khi cử động vai, cánh tay. Bên vú bị áp xe sưng lên. Các mô bị hoại tử cùng phản ứng viêm tạo thành những túi mủ khu trú và tạo thành ổ áp xe.
Giai đoạn sau, các triệu chứng đều tăng lên: Bệnh nhân sốt cao, rét run, đau nhức, da xanh,… Đau nhức sâu bên trong vú, tăng lên khi vận động cánh tay và khi cho con bú. Vú sưng to, nóng đỏ hay căng phù tím, tiết dịch mủ từ núm vú, có thể sờ thấy cục cứng ở trong vú.
Khi thăm khám thấy có nhân mềm, ổ dịch ấn lõm, sữa có lẫn mủ vàng. Hạch nách ấn đau. Siêu âm vú phát hiện nhiều ổ chứa dịch.
Khi thấy các biểu hiện này, chị em không nên chủ quan xem nhẹ mà cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán xác định. Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm khi áp vú không được điều trị.
Áp xe vú có nguy hiểm không?
Áp xe vú là một tổn thương lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng như viêm xơ nang tuyến vú mạn tính. Cuối cùng phát triển thành U Tuyến Vú.
Nguy hiểm hơn, có thể xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp, vú bị hoại tử.
Cần phân biệt áp xe với ung thư vú. Ở ung thư vú, có thể bị ung thư cả 2 vú cùng lúc, vú to ra nhanh nhưng không đau. Xét nghiệm chọc hút tế bào và kiểm tra sinh thiết phát hiện tế bào ung thư.
Điều trị và Phòng ngừa Áp xe vú
Điều trị áp xe vú chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, chích rạch và tháo mủ. Đối với các ổ áp xe nồng dưới da thì chỉ cần chích nặn mủ. Tuy nhiên, đối với áp xe thể tuyến thì cần gây tê tại chỗ, rạch sâu từ 7 – 10 cm và cách núm vú 2 – 3 cm.
Sau khi loại mủ cần bơm rửa ổ áp xe bằng dung dịch sát khuẩn và kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh.
Phòng ngừa bệnh:
Áp xe thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú, do dậy chị em cần giữ gìn vệ sinh vùng vú trước và sau khi cho con bú. Cho trẻ bú đúng cách, không ngậm nhau vú lâu. Tránh làm xây xước và rạn nứt đầu vú, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bôi kem dưỡng ẩm lên núm vú có thể giúp chúng không bị nứt nẻ và tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây viêm vú.
Một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi mà chị em thường mắc mắc:
Áp xe vú có xảy ra ở nam giới không?
Mặc dù áp xe thường gặp ở nữ giới, tuy nhiên trên thực tế thì bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Đặc biệt, tình trạng ung thư vú ở nam còn nguy hiểm hơn cả nữ.
Áp xe vú có tự khỏi được không?
Áp xe sẽ không thể tự khỏi được nếu không được điều trị, hút mủ áp xe. Người bệnh bị viêm vú cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Áp xe vú nên chườm nóng hay chườm lạnh?
Khi bị áp xe, chị em nên chườm lạnh. Chườm gạc lạnh hoặc túi lạnh lên ngực giữa các lần cho con bú để giảm đau và sưng. Lưu ý không trực tiếp để đá, gói lạnh vào da vì có thể gây tổn thương da. Nên bọc trong một miếng vải sạch để chườm.
Trên đây là một số thông tin mà Khoẻ 247 cung cấp về tình trạng Áp Xe Vú. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn phí để được hỗ trợ tốt nhất.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG