【Giải đáp】Khối echo trống trong lòng tử cung là gì? Có sao không?
Khối echo trống trong lòng tử cung là một tình trạng thường gặp khi siêu âm bụng. Phần lớn chị em đều không hiểu rõ cấu trúc echo trống là gì, có nguy hiểm không và nên làm gì trong trường hợp này?,...Mọi thắc mắc của chị em về vấn đề này sẽ được chuyên gia Khỏe 247 giải thích dưới đây.
Nhiều chị em băn khoăn không biết khối echo trống trong lòng tử cung là tình trạng gì?
Khối echo trống trong lòng tử cung là gì?
Trong chẩn đoán hình ảnh, người ta sử dụng thuật ngữ “echo” (âm thanh) để chỉ tiếng vang của một khối hoặc sự phản âm của một vùng trong cơ thể.
Khi siêu âm phát hiện trong tử cung của bệnh nhân có khối echo thì có thể gợi ý rằng bộ phận này đang xuất hiện tình trạng ứ dịch, có cục máu, khối u, nhân xơ, polyp hoặc là túi thai,...
Các mức độ phản âm thường gặp là giảm âm, tăng âm, cản âm, hỗn hợp âm (echo hỗn hợp lòng tử cung), trống âm,...Echo trống còn được gọi là echo trống âm hay nốt trống âm trong buồng tử cung.
Như vậy, khối echo trống trong lòng tử cung cho thấy bệnh nhân có thể đang gặp một trong các vấn đề sau:
⦿ Mang thai
⦿ Nội mạc tử cung có tình trạng ứ dịch, có cục máu đông,...
⦿ U xơ/ nhân xơ tử cung
⦿ Polyp lòng tử cung,...
Nguyên nhân gây echo trống trong lòng tử cung
Echo trống trong lòng tử cung thường gặp hơn ở phụ nữ độ tuổi sinh sản khi khả năng mang thai cao và là thời điểm nội tiết tố hoạt động mạnh nhất. Nguyên nhân hình thành khối echo lòng tử cung có thể liên quan đến các yếu tố dưới đây:
⦿ Mất cân bằng nội tiết: Khi nội tiết bị rối loạn, nồng độ hormone Estrogen tăng cao quá mức sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khối bất thường trong tử cung.
⦿ Rối loạn chu trình chết của tế bào: Bình thường các tế bào sẽ chết đi khi cạn kiệt năng lượng, nhưng khi rối loạn chu trình này, các tế bào thay vì chết đi lại tiếp tục tăng sinh tạo thành khối echo.
⦿ Độ tuổi 20-35: Ở độ tuổi này phụ nữ thường phát sinh quan hệ tình dục, có bầu và sinh con, do đó khi siêu âm có thể phát hiện echo trống trong lòng tử cung khi mang thai.
⦿ Yếu tố khác: Lòng tử cung có cấu trúc echo trống có thể là hậu quả của sự tác động từ môi trường ô nhiễm, chất phóng xạ, hóa chất thực phẩm độc hại,...
Lòng tử cung có echo trống kích thước bao nhiêu là to?
Thông thường trên kết quả siêu âm sẽ ghi rõ kích thước của khối echo, do đó, chị em hay thắc mắc kích thước khối echo mình đang mắc phải là to hay nhỏ. Để xác định điều này, chị em có thể đối chiếu với các thông số dưới đây:
⦿ Khối echo nhỏ: Kích thước dưới 20mm
⦿ Khối echo trung bình: Kích thước khoảng 20-50mm
⦿ Khối echo lớn: Kích thước thường lớn hơn 50mm
Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính chất tham khảo, vì còn tùy thuộc vào vấn đề sức khỏe chị em đang gặp phải. Ví dụ như trường hợp mắc polyp tử cung, kích thước > 15mm đã được xếp loại khối polyp to.
Khối echo trống có thể xuất hiện với nhiều kích thước khác nhau
Lòng tử cung có echo trống 3mm
Khi siêu âm phát hiện lòng tử cung có echo trống 3mm thì chị em có thể hiểu rằng khối echo này đang có kích thước nhỏ. Trường hợp mang bầu thì echo 3mm tương đương với tuổi thai là 4 - 5 tuần.
Lòng tử cung có echo trống 4mm
Tương tự như trường hợp trên, lòng tử cung có echo trống 4mm có nghĩa là ở vị trí này đang có khối bất thường kích thước nhỏ. Nếu chị em đang mang bầu thì echo 4mm tương đương với tuổi thai 5 - 6 tuần.
Lòng tử cung có echo trống 7mm
Lòng tử cung có echo trống 7mm vẫn được xếp vào phân loại kích thước nhỏ. Khối echo trống 7mm có thể là phôi thai giai đoạn sớm tương ứng với tuổi thai 6-7 tuần.
Lòng tử cung có cấu trúc echo trống có sao không?
“Khối echo trống trong lòng tử cung có sao không hay có nguy hiểm không?” là điều mà nhiều chị em thắc mắc khi đọc kết quả trên phiếu siêu âm.
Mức độ ảnh hưởng của khối echo trống còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể
Ở thời điểm này, các bác sĩ chưa thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của vấn đề sức khỏe bệnh nhân đang gặp phải. Bởi vì chưa xác định rõ khối echo này là túi thai hay khối u bất thường,...
Chính vì vậy, bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân về nhà theo dõi và tái khám lại sau khoảng 1 tuần để đưa ra kết luận chính xác hơn.
Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng bởi vì cấu trúc echo trống trong lòng tử cung hầu hết là lành tính, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng và có thể khắc phục được bằng nhiều phương pháp.
Trường hợp echo trống trong lòng tử cung khi mang thai
Echo trống cũng có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Nếu bệnh nhân mang thai, sau khi tái khám lại bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh túi noãn hoàng và phôi thai xuất hiện trong khối echo trống lần trước.
Đồng thời các bác sĩ có thể chỉ định chị em làm thêm các xét nghiệm như đo nồng độ beta HCG trong máu,... Bên cạnh đó, cơ thể bệnh nhân cũng xuất hiện các biểu hiện có bầu như:
⦿ Chậm kinh, mệt mỏi
⦿ Vòng 1 sưng đau, quầng vú rộng ra và núm vú sẫm màu hơn
⦿ Buồn tiểu thường xuyên
⦿ Đau nhẹ bụng dưới, âm đạo ra một chút máu báo có thai
⦿ Buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị
⦿ Đầy hơi
⦿ Buồn ngủ
⦿ Tăng thân nhiệt,...
Như vậy trong trường hợp này khối echo là thai nhi sẽ phát triển lớn dần lên trong tử cung, hiện tượng này bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Trường hợp echo trống trong lòng tử cung không phải mang thai
Nếu khối echo trống là dấu hiệu cảnh báo có khối u trong tử cung thì chị em cũng không nên lo lắng thái quá. Bởi vì, các khối u này còn nhỏ, lành tính và chưa gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Tuy nhiên, chị em cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng khối u, phát hiện sớm bất thường và can thiệp điều trị kịp thời. Khi phát triển lớn dần các khối u thường chèn ép các cơ quan lân cận, chính vì thế, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng sau:
⦿ Đau: Cảm giác nặng bụng, đau tức vùng bụng dưới kéo dài, đau sâu khi quan hệ tình dục,...
⦿ Rong kinh, xuất huyết: Các khối u trong lòng tử cung thường dễ gây xuất huyết âm đạo bất thường, rong kinh kéo dài khiến người bệnh dễ bị thiếu máu.
⦿ Hiếm muộn: Các khối u ở vị trí cổ tử cung hoặc cạnh vòi trứng thường gây cản trở sự di chuyển của tinh trùng dẫn đến giảm khả năng thụ thai, thậm chí vô sinh.
⦿ Sinh non: Khối u to chèn ép ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,...
⦿ Thoái hóa: Một số trường hợp mắc u xơ tử cung gặp biến chứng nguy hiểm như thoái hóa kính, thoái hóa nang, hóa vôi, hoại sinh vô khuẩn,...
Nên làm gì khi xuất hiện khối echo trống?
Nên làm gì khi bị khối echo trống trong lòng tử cung?
Khối echo tử cung nhỏ, bác sĩ chuyên khoa chưa thể khẳng định chắc chắn chị em đang gặp phải vấn đề gì và cần theo dõi thêm. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chị em nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, về nhà theo dõi sức khỏe và tái khám đúng hẹn (thường sau khoảng 1-2 tuần).
Trong thời gian này, chị em nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay các biện pháp dân gian để điều trị.
Sau khi có kết quả siêu âm lại, nếu mang thai thì chị em cần bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái để nâng cao sức khỏe và giúp em bé phát triển tốt hơn.
Ngược lại nếu có khối u ở tử cung thì chị em nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Thông thường với các khối u nhỏ, chưa gây triệu chứng gì trên lâm sàng, bác sĩ sẽ chưa chỉ định điều trị mà khuyên bệnh nhân tái khám sau khoảng 3-6 tháng.
Sau một thời gian, nếu khối u xơ hay polyp phát triển lớn thì tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dựa trên tính chất u, sức khỏe, mong muốn của chị em.
Hiện nay, có 2 phương pháp chính được áp dụng trong điều trị u xơ tử cung và polyp tử cung là:
Điều trị nội khoa
⦿ Sử dụng một số loại thuốc tây như thuốc tránh thai Progestin, dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel, chất đồng vận GnRH, thuốc giảm đau NSAIDs để giúp bệnh nhân đỡ đau, giảm các triệu chứng rong kinh, xuất huyết,...
⦿ Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất thảo dược như An Phụ Khang để hỗ trợ cân bằng nội tiết, ức chế u phát triển, phòng ngừa tái phát và giảm dần kích thước u.
Điều trị ngoại khoa
Bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các phương pháp mổ nội soi/ mổ hở để bóc tách khối u xơ trong lòng tử cung, với polyp thì có thể cắt bằng vòng kẹp, đốt điện, đốt laser,...
Các phương pháp ngoại khoa giúp loại nhanh khối u trong tử cung nhưng chị em cần biết rằng sau phẫu thuật u vẫn có thể tái phát.
Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tình trạng “khối echo trống trong lòng tử cung”. Nếu chị em muốn được tư vấn miễn phí về sức khỏe hay các bệnh lý phụ khoa khác thì hãy kết nối ngay với chuyên gia qua zalo 0369 617 500 hoặc đăng ký ở form bên dưới.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG