Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
“Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt” có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa của chị em đang gặp vấn đề. Hãy cùng dược sĩ chuyên môn của Khỏe 247 tìm hiểu về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử trí khi gặp tình trạng ra một ít máu trước kỳ kinh.
Nhiều chị em có hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
3 Nguyên nhân gây tình trạng ra một ít máu trước kỳ kinh
“Ra ít máu trước kỳ kinh 1 tuần” hoặc “ra máu trước kỳ kinh nguyệt 5 ngày” là hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Hầu hết trong trường hợp này, chị em đều lo lắng không biết bản thân có đang gặp bệnh lý nào nghiêm trọng hay không.
Thực tế có nhiều nguyên nhân gây tình trạng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất mà dược sĩ Khỏe 247 muốn giới thiệu với chị em:
1. Do rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt của chị em phụ nữ không phải lúc nào cũng đều đặn theo chu kỳ 28 - 32 ngày. Đôi lúc kinh nguyệt sẽ bị rối loạn khiến chị em bị ra máu sớm hoặc muộn hơn so với ngày “rụng dâu” dự định.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể do stress kéo dài, áp lực công việc, ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, luyện tập quá sức hoặc tác dụng phụ của biện pháp tránh thai (thuốc, đặt vòng, cấy que tránh thai,...).
Ngoài ra, 2 nhóm đối tượng dưới đây sẽ gặp hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt thường xuyên hơn do hệ nội tiết không ổn định:
⦿ Nữ giới dậy thì: Giai đoạn mới dậy thì, nữ giới thường bị rối loạn kinh nguyệt và phải mất vài năm để hệ nội tiết được điều hòa, kinh nguyệt đều.
⦿ Nữ giới đang cho con bú: Chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt trong 6 tháng đầu cho con bú
⦿ Nữ giới tiền mãn kinh: Giai đoạn này chị em thường bị rối loạn kinh nguyệt do chức năng buồng trứng suy giảm,...
Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
2. Máu báo có thai
Ra một ít máu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu sớm cho thấy chị em đang mang thai. Đặc điểm giúp chị em phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt đó là:
⦿ Máu báo thai ra ít, không kéo dài quá 3 ngày
⦿ Màu hồng nhạt hoặc nâu,...
Để kiểm tra xem tình trạng ra máu có phải do mang bầu không, chị em hãy test que thử thai, xét nghiệm beta HCG,.... Ngoài triệu chứng ra máu, khi mới có thai, chị em thường bị trễ kinh, đầy hơi, chướng bụng, tăng thân nhiệt,....
3. Ra máu trước kỳ kinh do bệnh phụ khoa
Chị em không nên chủ quan khi bị ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt và tình trạng này tái diễn lại nhiều lần. Bởi vì rất có thể nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do chị em đang mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm dưới đây:
⦿ U xơ tử cung: U xơ tử cung là khối u hình thành trong lớp cơ tử cung, chúng lớn dần theo thời gian và chèn ép gây đau đớn, ra máu bất thường, rong kinh, tiểu nhiều,....
⦿ Polyp tử cung: Polyp là khối u có dạng bóng đèn, cây nấm hình thành do sự phát triển quá mức của tế bào mô đệm nội mạc hoặc tế bào tuyến tử cung. Khối polyp tử cung lớn có thể khiến chị em bị chảy máu vùng kín, cường kinh, rong kinh, đau bụng,...
⦿ Viêm lộ tuyến: Khi bị lộ tuyến, cổ tử cung sẽ tiết dịch nhiều hơn, vùng kín thường xuyên ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm lộ tuyến kéo dài và lan rộng sẽ khiến cổ tử cung bị tổn thương gây ra máu bất thường trước kỳ kinh.
⦿ Ung thư: Ung thư nội mạc tử cung và ung thư cổ tử cung cũng là 2 nguyên nhân thường gặp gây chảy máu âm đạo bất thường trước kỳ kinh nguyệt,....
Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Để đánh giá được mức độ nguy hiểm của hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt cần dựa vào nguyên nhân gây ra.
Ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Đầu tiên với trường hợp ra một ít máu trước kỳ kinh do rối loạn kinh nguyệt thì không quá nguy hiểm. Tình trạng ra máu có thể thuyên giảm dần theo thời gian hoặc khi chị em giải quyết vấn đề đang gặp phải (ví dụ giải tỏa căng thẳng, ăn uống khoa học,....).
Còn đối với trường hợp chảy máu bất thường kéo dài do mắc bệnh phụ khoa thì tương đối nghiêm trọng:
⦿ Khối u xơ tử cung sẽ tăng dần kích thước chèn ép các cơ quan, dây thần kinh gây nhiều triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, khi mắc bệnh lý này chị em cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như vỡ u, xoắn u, thiếu máu, nhiễm khuẩn vùng chậu, vô sinh,....
⦿ Polyp tử cung mặc dù lành tính nhưng khi phát triển lớn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, tiêu biểu như hiếm muộn, xanh xao, choáng váng, viêm nhiễm phụ khoa, sảy thai, sinh non và vẫn có thể ung thư hóa,....
⦿ Viêm lộ tuyến khiến chị em thường xuyên cảm thấy bí bách, khó chịu, vùng kín ngứa ngáy, có mùi hôi, ngại quan hệ vợ chồng, tâm lý bất ổn,....
⦿ Ung thư phụ khoa là tình trạng nguy hiểm nhất bởi vì nó đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt xử trí thế nào?
Khi bị ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt, chị em không nên chủ quan, xem nhẹ mà thay vào đó hãy theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe bản thân. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra một lần và tình trạng sức khỏe không có bất thường thì chị em không cần quá lo lắng.
Còn nếu tình trạng ra máu vùng kín kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì chị em cần đi khám ngay để bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân chính xác và chỉ định điều trị kịp thời.
Phương pháp xử trí tình trạng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt
Bên cạnh đó để hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nhanh chóng được khắc phục, chị em cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:
⦿ Về chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày cần đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tăng cường ăn trái cây, rau xanh, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, Sắt, vitamin B6, Omega 3, Magie, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, quá ngọt, rượu bia,...
⦿ Về chế sinh hoạt: Không bỏ bữa, ngủ đủ giấc, hạn chế ăn khuya, thức khuya, tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày, không quan hệ tình dục khi bị ra máu để hạn chế viêm nhiễm, tổn thương cổ tử cung, âm đạo,....
Như vậy trong bài viết trên, dược sĩ Khỏe 247 đã chia sẻ với chị em một số kiến thức liên quan đến hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt. Nếu chị em còn thắc mắc gì về sức khỏe phụ khoa thì đừng ngần ngại, hãy kết nối ngay với dược sĩ qua Zalo số 0369 617 500 để được tư vấn miễn phí.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG