Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt là bị gì? Có sao không?
Tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt thường khiến chị em lo lắng không biết có đang mắc phải bệnh lý gì nghiêm trọng không. Trong bài viết dưới đây, dược sĩ Khỏe 247 sẽ chỉ ra một số nguyên nhân gây chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt, mức độ nguy hiểm và cách xử trí khi gặp hiện tượng này.
Nhiều chị em có tình trạng ra máu kinh nhưng không phải trong thời kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân gây ra máu nhưng không phải kinh nguyệt
Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt còn được gọi là ra máu âm đạo bất thường hay chảy máu ngoài kỳ kinh.
Nguyên nhân gây ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt ở người lớn và trẻ em khác nhau, chị em có thể tham khảo chi tiết qua thông tin dược sĩ Khỏe 247 chia sẻ sau đây.
Nguyên nhân hết kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu ở người lớn
Ở phụ nữ trưởng thành, tình trạng chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt thường liên quan đến các vấn đề sau:
Mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh lý ở tử cung gây triệu chứng ra máu bất thường như:
⦿ U xơ tử cung: Khối u lành tính hình thành trong lớp cơ tử cung do sự phát triển quá mức tế bào cơ trơn hoặc mô liên kết dạng sợi.
⦿ Lạc nội mạc trong cơ tử cung: Khối u lành tính hình thành ở trong lớp cơ tử cung do tế bào nội mạc tử cung đi lạc. Khối u lạc nội mạc chịu tác động của nội tiết, phát triển và thoái hóa theo chu kỳ kinh nguyệt.
⦿ Polyp tử cung: Khối u lành tính hình thành ở trong lòng hoặc cổ tử cung do sự tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến, tế bào mô đệm nội mạc tử cung.
⦿ Ung thư cổ tử cung: Tế bào cổ tử cung (chủ yếu là biểu mô vảy, biểu mô tuyến) phát triển bất thường, nhân lên không kiểm soát xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh.
⦿ Ung thư nội mạc tử cung: Tế bào nội mạc tử cung (chủ yếu là biểu mô tuyến, ngoài ra còn có biểu mô thanh dịch u nhú, biểu mô tế bào sáng,...) tăng sinh mất kiểm soát, xâm lấn các mô, cơ quan lân cận.
Rối loạn nội tiết
Chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chị em đang bị rối loạn nội tiết do mắc phải các vấn đề sau:
⦿ Buồng trứng đa nang: Là tình trạng buồng trứng có nhiều nang noãn nhưng không chứa trứng hoặc không phát triển được.
⦿ Tăng prolactin máu: Là hiện tượng nồng độ hormone Prolactin trong máu tăng cao quá mức do các nguyên nhân bệnh lý, sinh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc.
⦿ Rối loạn tuyến giáp: Là tình trạng tuyến giáp bị rối loạn điều tiết hormone, giải phóng quá nhiều hoặc không đủ hormone mà cơ thể cần.
Rối loạn chảy máu
Rối loạn chảy máu là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt. Tình trạng rối loạn chảy máu thường gặp ở các bệnh nhân mắc các vấn đề sau:
⦿ Bệnh von Willebrand
⦿ Rối loạn tiểu cầu
⦿ Rối loạn đông máu do dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư, thuốc chống đông máu,....
Tác dụng phụ khi áp dụng biện pháp tránh thai hoặc liệu pháp hormon
Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt cũng có thể là tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai hàng ngày/khẩn cấp hoặc tiêm thuốc, cấy que, đặt vòng tránh thai.
Một số phụ nữ mãn kinh sử dụng liệu pháp hormone để điều trị các triệu chứng có thể gặp tác dụng phụ chảy máu âm đạo bất thường.
Vấn đề khi mang thai
Chảy máu ngoài kỳ kinh đôi khi là triệu chứng cảnh báo các vấn đề liên quan đến thai kỳ như:
⦿ Máu báo có thai
⦿ Sảy thai
⦿ Thai ngoài tử cung
⦿ Bệnh nguyên bào nuôi
⦿ Rau bong non
⦿ Rau tiền đạo,...
Tìm hiểu nguyên nhân gây tình trạng ra máu nhưng không phải kinh nguyệt
Nguyên nhân chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt ở trẻ em
Không phải phụ nữ trưởng thành mới bị chảy máu nhưng không phải kinh nguyệt, thực tế hiện tượng này có thể gặp ở trẻ em. Theo các chuyên gia, tình trạng chảy máu vùng kín bất thường ở trẻ em chủ yếu là do các nguyên nhân dưới đây:
⦿ Dậy thì sớm
⦿ Sa niệu đạo
⦿ Chấn thương vùng kín (ví dụ do lạm dụng tình dục)
⦿ Sarcoma thể chùm
⦿ Có dị vật trong âm đạo,...
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có sao không?
Hầu hết chị em đều lo lắng khi gặp các tình trạng hết kinh nhưng vẫn ra máu hoặc ra máu kinh 1 ít rồi hết,...Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường.
Trong đó nghiêm trọng nhất là trường hợp mắc các bệnh lý phụ khoa. Bởi vì các bệnh lý này cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn.
Khi các khối u như u xơ tử cung, polyp tử cung, u lạc nội mạc phát triển lớn sẽ gây cho người bệnh nhiều triệu chứng khó chịu như đau tức bụng, rong kinh, đau lưng, tiểu nhiều, ứ nước bể thận, táo bón,...
Một số chị em còn bị xoắn u, vỡ u gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Riêng các nguyên nhân liên quan đến ung thư phụ khoa sẽ đe dọa trực tiếp tính mạng, khiến nhiều người bệnh suy sụp tinh thần.
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có sao không?
Một nỗi lo sợ nữa của chị em khi mắc các bệnh phụ khoa này đó là bị vô sinh, hiếm muộn. Các khối u phụ khoa thường gây cản trở sự di chuyển của tinh trùng và quá trình thụ thai, làm tổ và phát triển của thai nhi.
Trường hợp mang thai ra máu như kinh nguyệt cũng khá nguy hiểm bởi vì triệu chứng này thường phản ánh sự phát triển của thai nhi hoặc sức khỏe mẹ bầu đang gặp vấn đề.
Phải làm sao khi bị ra máu nhưng không phải kinh nguyệt?
Khi gặp tình trạng bị ra máu nhưng không phải kinh nguyệt, chị em không nên chủ quan, hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân do đâu và hướng dẫn cách khắc phục.
Chị em cần chú ý theo dõi sức khỏe và cung cấp cho bác sĩ một số thông tin cần thiết như:
⦿ Tần suất ra máu
⦿ Lượng máu ra nhiều hay ít
⦿ Có tiền sử mắc bệnh lý hay phẫu thuật phụ khoa không?
⦿ Các triệu chứng đi kèm với ra máu bất thường,...
Sau khi khai thác bệnh sử và tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ sẽ chỉ định chị em tiến hành một số xét nghiệm để có thể kết luận rõ nguyên nhân như:
⦿ Siêu âm bụng
⦿ Xét nghiệm nội tiết tố
⦿ Xét nghiệm máu
⦿ Quan sát âm đạo, xét nghiệm dịch âm đạo
⦿ Quan sát cổ tử cung, xét nghiệm tế bào cổ tử cung
⦿ Thử thai,...
Khi xác định được nguyên nhân gây ra máu ngoài kỳ kinh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể là dùng thuốc theo đơn hoặc phẫu thuật,....
Phải làm sao khi bị ra máu nhưng không phải kinh nguyệt?
Để tình trạng ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt được cải thiện nhanh chóng, chị em cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:
⦿ Chế độ ăn uống: Thực đơn mỗi ngày cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước nước, ưu tiên thực phẩm giàu Sắt, Omega 3, Magie, Vitamin B6, Vitamin C; giảm ăn đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh, tránh uống rượu bia, cafe,...
⦿ Chế độ sinh hoạt: Ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Tránh quan hệ tình dục trong thời gian này để hạn chế tổn thương âm đạo, tử cung, giảm nguy cơ viêm nhiễm,...
Trong bài viết trên, dược sĩ Khỏe 247 đã cung cấp thông tin giúp chị em hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra máu nhưng không phải kinh nguyệt, mức độ nguy hiểm và hướng dẫn cách xử trí. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần dược sĩ giải đáp, chị em hãy kết nối qua zalo 0369 617 500.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG