Đặt vòng bị rong kinh là bình thường hay bất thường? Xử trí thế nào?

Đặt vòng bị rong kinh là bình thường hay bất thường? Xử trí thế nào?

Khi gặp tình trạng đặt vòng bị rong kinh phần lớn chị em đều tỏ ra lo lắng, không biết đây là triệu chứng bình thường hay bất thường và cần xử trí thế nào. Trong bài viết dưới đây, dược sĩ Khỏe 247 sẽ chia sẻ một số thông tin quan trọng giúp chị em hiểu rõ và biết khắc phục đúng cách khi bị rong kinh do đặt vòng tránh thai.

 

Nhiều chị em gặp tình trạng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai

Nhiều chị em gặp tình trạng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai

 

Tại sao đặt vòng bị rong kinh?

 

Hiện nay có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến nhất là vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai nội tiết tố. Đặt vòng là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất hiện nay nhưng chị em thường phải đối mặt với các tác dụng phụ tiềm ẩn.

 

Đặc biệt là trường hợp bị rong kinh, cường kinh sau khi đặt vòng tránh thai. Vậy tại sao chị em lại bị rong kinh, chảy máu khi đặt vòng?

 

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh khi đặt vòng tránh thai

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh khi đặt vòng tránh thai

 

Theo các chuyên gia, tình trạng rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều thường gặp hơn ở phụ nữ đặt vòng tránh thai bằng đồng. Lý do dẫn đến tình trạng này vẫn đang được nghiên cứu, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Prostaglandin chính là nguyên nhân.

 

Khi đặt vòng tránh thai, tử cung có thể bị tổn thương mô dẫn đến nhiễm trùng, lúc này hoạt chất Prostaglandin sẽ được tiết ra trong cơ thể. Chất béo này gây viêm và làm tăng lưu lượng máu để giúp vết thương lành lại. 

 

Chính vì vậy, chị em có thể gặp tình trạng chảy máu, rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai. Theo thống kê, nữ giới đặt vòng tránh thai bằng đồng có xu hướng bị chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn từ 20 - 50% trong 12 tháng đầu sau khi tiến hành thủ thuật.

 

Vòng tránh thai nội tiết cũng có thể gây tổn thương mô dẫn đến rong kinh nhưng ít phổ biến hơn. Bởi vì hormone Progestin tiết ra từ vòng tránh thai làm mỏng lớp nội mạc tử cung. Khi đến ngày hành kinh lớp lót này bong ra ít nên kinh nguyệt sẽ nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là ở chị em bị cường kinh trước đó.

 

Ngoài nguyên nhân trên, chị em có thể bị rong kinh sau đặt vòng tránh thai do các nguyên nhân khác như:

 

⦿ Cơ thể chưa thích ứng kịp với sự thay đổi nồng độ hormon nên chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, rong kinh. Lúc này, cơ thể cần thời gian để điều chỉnh, làm quen với sự thay đổi nội tiết.

⦿ Vòng tránh thai bị tuột, bị lệch khỏi vị trí gây cọ xát, tổn thương nội mạc và cổ tử cung gây rong kinh kèm đau bụng dưới.

⦿ Cơ địa chị em không phù hợp với dụng cụ tử cung nên bị dị ứng, chảy máu âm đạo,...

 

Đặt vòng bị rong kinh là bình thường hay bất thường?

 

“Đặt vòng có bị rong kinh không, đặt vòng bị rong kinh là bình thường hay bất thường hay đặt vòng bị rong kinh có sao không” là những câu hỏi mà chị em phụ nữ thắc mắc nhiều nhất.

 

Câu trả lời đó là đặt vòng tránh thai có bị rong kinh, đây là tác dụng phụ thường gặp và không quá nguy hiểm, chưa đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

 

Nhiều chị em băn khoăn không biết đặt vòng tránh thai bị rong kinh là bình thường hay bất thường

Nhiều chị em băn khoăn không biết đặt vòng tránh thai bị rong kinh là bình thường hay bất thường

 

Thông thường sau đặt vòng tránh thai, triệu chứng rong kinh sẽ dần được cải thiện và biến mất. Nhưng nếu tình trạng này tiến triển nặng hơn và đi kèm các dấu hiệu bất thường thì chị em cần đi khám ngay.

 

Rong kinh kéo dài và ngày càng nghiêm trọng cũng có thể là dấu hiệu đặt vòng không hợp. Ngoài rong kinh, chị em đặt vòng tránh thai không hợp còn có các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, viêm nhiễm phụ khoa, đau đầu, tăng cân mất kiểm soát, nổi mụn trứng cá,...

 

Ngược lại, dấu hiệu đặt vòng thành công đó là chị em không gặp triệu chứng bất thường gì hoặc các dấu hiệu chỉ xuất hiện thời gian đầu sau đặt vòng rồi thuyên giảm dần.

 

Ngoài ra, rong kinh kéo dài có thể khiến chị em bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi, vùng kín ẩm ướt, dễ bị viêm nhiễm và e ngại chuyện giường chiếu.

 

Một số phụ nữ có nguy cơ gặp tác dụng phụ rong kinh cao hơn, do đó cần cân nhắc trước khi đặt vòng tránh thai, cụ thể:

 

⦿ Đối với vòng tránh thai bằng đồng: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, cường kinh, đau bụng, thiếu máu, rối loạn đông máu, rối loạn van tim, dị ứng đồng không nên đặt.

⦿ Đối với vòng tránh thai nội tiết: Phụ nữ đang bị hoặc có tiền sử viêm vùng chậu, bất thường tử cung, buồng trứng, vòi trứng, bệnh bạch cầu, AIDS, nghiện ma túy không nên đặt.

 

Sau đặt vòng tránh thai bị rong kinh bao lâu?

 

Một số chị em đặt vòng bị rong kinh 1 tháng, một số khác đặt vòng 1 năm bị rong kinh. Hiện nay chưa có kết luận chính xác chị em sẽ bị rong kinh bao lâu sau khi đặt vòng.

 

Tình trạng rong kinh sau đặt vòng thường phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi chị em. Theo thông tin được đăng tải trên Webmed, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ ổn định và trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi đặt vòng tránh thai.

 

Hướng dẫn xử trí khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh

 

Xử trí đúng cách khi bị rong kinh do đặt vòng tránh thai sẽ giúp chị em thoải mái hơn và giảm nguy cơ tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý. Chị em hãy tham khảo ngay hướng dẫn của dược sĩ Khỏe 247 dưới đây nhé!

 

Tham khảo hướng dẫn xử trí khi gặp tình trạng rong kinh khi đặt vòng tránh thai

Tham khảo hướng dẫn xử trí khi gặp tình trạng rong kinh khi đặt vòng tránh thai

 

Đặt vòng bị rong kinh phải làm sao?

 

Chị em không nên quá lo lắng khi bị rong kinh sau đặt vòng bởi vì tình trạng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Để khắc phục rong kinh nhanh chóng, chị em hãy áp dụng các biện pháp sau:

 

⦿ Tránh căng thẳng, giữ tâm lý ổn định

⦿ Ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, trong đó nên uống đủ nước, tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin B6, magie và Omega 3,...Bên cạnh đó cần hạn chế đồ ăn quá ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh, cafe, rượu, bia,...

⦿ Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ sớm, tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày, tránh quan hệ trong thời gian bị rong kinh,...

 

Đặt vòng tránh thai bị rong kinh uống thuốc gì?

 

Tình trạng rong kinh do đặt vòng tránh thai có thể điều trị bằng một số loại thuốc tây và thuốc nam như:

 

⦿ Transamin, Marvelon, Mercilon,...

⦿ Ích mẫu, ngải cứu, lá sen, nga truật, trắc bách diệp,...

 

Tuy nhiên, chị em không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này, thay vào đó cần đi thăm khám và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt.

 

Hơn nữa, không phải trường hợp nào đặt vòng rong kinh cũng cần dùng thuốc, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi bệnh nhân bị rong kinh kéo dài, cuộc sống bị xáo trộn bởi tình trạng này.

 

 

Đang bị rong kinh có tháo vòng tránh thai được không?

 

Một số chị em thắc mắc rằng đang bị rong kinh có tháo vòng tránh thai được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể.

 

Trường hợp chị em không phù hợp với phương pháp đặt vòng tránh thai thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo vòng và hướng dẫn tránh thai bằng các biện pháp khác.

 

Hy vọng qua các thông tin mà dược sĩ Khỏe 247 giới thiệu trên đây, chị em sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng đặt vòng bị rong kinh và biết khắc phục đúng cách. Nếu chị em muốn được dược sĩ Lê Linh tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản thì hãy kết nối ngay qua zalo 0369 617 500.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn