Cắt Buồng Trứng Có Kinh Không? Gây ảnh hưởng gì?
Một trong những câu hỏi mà Khỏe 247 nhận được nhiều trong tuần qua chính là: “Cắt buồng trứng có kinh không?” Cùng chuyên gia tìm đáp án cho câu hỏi, hiểu rõ những ảnh hưởng mà cắt buồng trứng gây ra, đồng thời nắm được những lưu ý sau cắt buồng trứng để bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Cắt buồng trứng là cuộc phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng
Cắt buồng trứng có kinh không?
Cắt buồng trứng là một phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng. Những trường hợp cần phải chỉ định cắt bỏ buồng trứng thường là: phụ nữ mắc bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản, có đột biến gen gây ung thư hoặc gần đến tuổi mãn kinh muốn hạn chế nguy cơ ung thư.
Vậy, cắt buồng trứng có kinh không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật cắt 1 bên hay 2 bên buồng trứng.
Cắt 1 bên buồng trứng có kinh nguyệt không?
“Cắt 1 bên buồng trứng có kinh nguyệt không?” vẫn là câu hỏi của nhiều chị em. Bình thường, cơ thể người phụ nữ có hai buồng trứng (bên trái và bên phải) hoạt động độc lập với nhau. Vì vậy, nếu như chỉ định cắt bỏ một bên buồng trứng và bên buồng trứng còn lại vẫn hoạt động bình thường thì khả năng sinh sản và chức năng nội tiết vẫn được duy trì. Tuy nhiên, khả năng hoạt động của một buồng trứng có thể kém hơn so với hai buồng trứng ban đầu. Đồng thời có thể khiến người bệnh bị mãn kinh sớm hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt được kiểm soát nhờ sự liên kết giữa não và buồng trứng nên chỉ cần có sự có mặt của buồng trứng thì cơ thể vẫn sản xuất estrogen. Tức là phụ nữ cắt một bên buồng trứng vẫn sẽ có chu kỳ kinh nguyệt như bình thường và vẫn có khả năng mang thai.
Cắt hết 2 bên buồng trứng có kinh nguyệt không?
Chính vì chu kỳ kinh nguyệt được kiểm soát nhờ sự liên kết giữa não và buồng trứng nên khi cắt bỏ cả hai bên, não sẽ mất đi sự liên lạc với buồng trứng. Từ đó, các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt không còn được sản xuất bởi hệ thống sinh sản. Vì vậy cắt hết 2 bên buồng trứng, chị em không thể có kinh nguyệt.
Cắt bỏ hai bên buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Ngoài ra, cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng khiến phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên được. Trong trường hợp này, nếu muốn có con thì chị em có thể xin ý kiến bác sĩ về phương pháp trữ đông đông trước phẫu thuật hoặc xin trứng để thụ tinh nhân tạo.
Cắt buồng trứng có ảnh hưởng như thế nào?
Bên cạnh câu hỏi cắt buồng trứng có kinh không, nhiều chị em cũng băn khoăn không biết cắt buồng trứng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
Một số ảnh hưởng chị em có thể gặp phải sau khi cắt buồng trứng:
Giảm nồng độ nội tiết tố
Trường hợp phải cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng thì lượng estrogen, progesterone và testosterone sẽ giảm trầm trọng, gây ra các triệu chứng giống thời kỳ tiền mãn kinh như:
☸ Khô âm đạo
☸ Thay đổi vóc dáng, làn da
☸ Thay đổi tâm trạng, cảm xúc phụ nữ
☸ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, sa sút trí tuệ,...
Nồng độ các hormone giảm dẫn đến các hoạt động liên quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như estrogen tham gia vào quá trình phát triển chiều cao nên khi giảm estrogen phụ nữ dễ loãng xương, gãy xương,... Chính vì thế cắt bỏ 2 buồng trứng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, sa sút trí tuệ,...
Ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục
Cắt bỏ hai bên buồng trứng sẽ làm mất đi hoàn toàn estrogen, từ đó gây ra các vấn đề sau:
☸ Giảm tiết dịch nhầy âm đạo khiến phụ nữ cảm thấy đau khi giao hợp.
☸ Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến teo âm đạo
Từ các nguyên nhân trên, cắt bỏ hai bên buồng trứng khiến cho chị em giảm ham muốn tình dục. Để hạn chế tình trạng này có thể sử dụng chất bôi trơn giúp thay thế các dịch nhầy trong âm đạo.
Cắt buồng trứng ảnh hưởng thế nào đến khả năng mang thai?
Trường hợp cắt một bên buồng trứng
Trường hợp cắt một bên buồng trứng bên còn lại vẫn có khả năng sản xuất trứng và ống dẫn trứng sẽ có nhiệm vụ dẫn đường cho tinh trùng tìm đến trứng để thụ thai. Mỗi bên buồng trứng đều có ống dẫn trứng và khả năng làm việc độc lập nên cắt một bên buồng trứng vẫn có thể duy trì sinh sản và mang thai.
Cắt buồng trứng ảnh hưởng quá trình thụ tinh và mang thai
Trường hợp cắt cả hai buồng trứng
Trường hợp cắt cả hai buồng trứng, cơ thể mất hoàn toàn khả năng sản xuất trứng và tinh trùng không có cơ hội tìm được trứng để thụ thai thì phụ nữ không có khả năng thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có thể tạo ra cơ hội có con, nhưng hãy nhớ rằng trữ trứng trước khi loại bỏ cả hai buồng trứng hoặc phải xin trứng.
Lưu ý sau cắt buồng trứng để bảo vệ sức khỏe
Sau khi cắt bỏ buồng trứng, bệnh nhân cần được chăm sóc để sớm phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý sau khi cắt buồng trứng chị em cần lưu ý:
☸ Uống nhiều nước
☸ Dinh dưỡng đầy đủ để bồi bổ cơ thể
☸ Cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần vui vẻ, thỏa mái
☸ Không thức khuya
☸ Nghe theo chỉ dẫn nghỉ ngơi mà bác sĩ căn dặn
☸ Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cũng như đánh giá cơ thể sau khi loại bỏ buồng trứng. Đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu buồng trứng có vấn đề.
Trên đây là một số thông tin quan trọng giải đáp băn khoăn “Cắt buồng trứng có kinh không?” mà Khỏe 247 đã cung cấp. Để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình, tránh ảnh hưởng đến sinh sản, các chị em nên định kỳ 6 tháng kiểm tra một lần để kiểm soát được sớm nhất khi có vấn đề.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG