【Giải đáp】Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có sao không, xử trí thế nào?
- 【Giải đáp】1 Tuần Đi Đại Tiện 1 Lần Có Sao Không?
- 【Giải đáp】Không Đi Đại Tiện Được Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
- Đi Đại Tiện Đau Rát: Top 7 nguyên nhân thường gặp nhất
- Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch: Có bầu hay mắc bệnh?
- Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ và tiêu kết trong Đông y: Ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị bệnh
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh là phản ứng thường gặp và không quá nguy hiểm. Thế nhưng chị em không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Trong bài viết này, Khỏe 247 sẽ giúp chị em giải đáp một số thắc mắc liên quan đến hiện tượng chích thuốc ngừa thai bị rong kinh.
Rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai là tình trạng nhiều chị em gặp phải
Triệu chứng rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai
Hiện nay có nhiều chị em ưa chuộng sử dụng thuốc tránh thai đường tiêm thay vì dùng đường uống. Bởi vì loại thuốc này chỉ cần tiêm 1 lần vào bắp tay hoặc mông sẽ phát huy hiệu quả ngừa thai trong vòng 12-14 tuần.
Thuốc tiêm tránh thai bản chất tương tự như hormone Progesterone, phát huy tác dụng dựa trên 2 cơ chế sau:
⦿ Ức chế rụng trứng
⦿ Khiến chất nhầy cổ tử cung dày hơn, ít đàn hồi hơn, cản trở tinh trùng thâm nhập vào buồng tử cung
Một số chị em sau khi tiêm thuốc tránh thai có thể xuất hiện tình trạng rong kinh, rong huyết, 1 tháng bị kinh nguyệt 2 lần, băng kinh. Đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc, chị em thường có triệu chứng rong kinh kéo dài hơn 7 ngày, đôi khi máu kinh đông thành cục. Hiện tượng rong kinh gặp phổ biến hơn ở phụ nữ tiêm thuốc tránh thai lần đầu, sau đó sẽ giảm dần và đi vào ổn định.
Nhiều chị em lo lắng khi bị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh có sao không?
Một số chị em thường tỏ ra lo lắng khi bị rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, đây chỉ là một tác dụng phụ khi tiêm thuốc và thường giảm dần sau đó vài ngày.
Nếu tình trạng rong kinh vẫn tiếp diễn trong nhiều tuần, nhiều tháng thì chị em nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Bởi vì rất có thể chị em bị rong kinh do mắc một bệnh lý phụ khoa nào khác chứ không liên quan đến thuốc tránh thai. Điển hình phải kể đến các bệnh phụ khoa sau:
⦿ U xơ tử cung
⦿ U nang buồng trứng
⦿ Polyp tử cung
⦿ Viêm hoặc ung thư nội mạc tử cung
⦿ Ung thư cổ tử cung,....
Các bệnh lý này khi tiến triển sang giai đoạn nặng có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Hơn nữa, tình trạng rong kinh kéo dài sẽ khiến chị em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi. Chính vì vậy, chị em không nên chủ quan, xem nhẹ mà hãy chú ý theo dõi sức khỏe, thường xuyên đi thăm khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cách xử trí khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh
Hiện tượng rong kinh do tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai không quá nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em không nên lo lắng mà thay vào đó cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện nhanh tình trạng này:
⦿ Ăn uống đầy đủ: Rong kinh kéo dài có thể khiến chị em bị thiếu máu, chính vì vậy cần ăn uống đầy đủ, khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu sắt, acid folic, magie, kẽm, vitamin B12,...Đồng thời, chị em cần chú ý tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích,...
⦿ Giữ vệ sinh sạch sẽ: Chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên (4 giờ/1 lần), làm sạch vùng kín để tránh viêm nhiễm.
⦿ Nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị rong kinh, chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để sức khỏe sớm ổn định trở lại. Bên cạnh đó, khi nằm hoặc ngồi tựa lưng sẽ giúp giảm rong kinh..
⦿ Đi khám phụ khoa: Nếu trình trạng rong kinh kéo dài khiến chị em mệt mỏi, khó chịu cần đi khám này để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị và sử dụng thuốc trị rong kinh phù hợp.
Khặp tình trạng rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai, chị em cần trao đổi với bác sĩ để nắm được cách xử trí
Như vậy, các thông tin trên đã giúp chị em giải đáp thắc mắc “Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?”. Để an tâm hơn khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai, chị em hãy tham khảo ngay các lưu ý dưới đây nhé.
Tiêm thuốc tránh thai cần lưu ý gì?
Tiêm thuốc tránh thai làm thay đổi sự điều tiết hormone trong cơ thể nên ngoài hiện tượng rong kinh, chị em có thể gặp phải các tác dụng phụ khác như:
Mất kinh
Theo thống kê có khoảng 60% chị em bị mất kinh khi tiêm thuốc tránh thai. Nguyên nhân là thuốc tránh thai chứa Progestin, khi đưa vào cơ thể sẽ khiến nồng độ hormone Progesterone cao hơn Estrogen. Từ đó khiến niêm mạc tử cung không phát triển dày và bị bong ra dẫn đến mất kinh.
Tăng cân
Tiêm thuốc tránh thai có thể khiến chị em tăng cân nhanh chóng. Theo thống kê, nữ giới thường tăng 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng sau khi tiêm thuốc tránh thai. Nếu bị tăng cân nặng quá nhanh, chị em nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để xem xét chuyển sang sử dụng loại thuốc tránh thai khác.
Loãng xương
Thực tế cho thấy những trường hợp dùng thuốc tiêm tránh thai trên 2 năm có triệu chứng loãng xương. Bởi vì loại thuốc này làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương ở mọi độ tuổi. Chính vì thế, chị em nên dùng thuốc tránh thai hợp lý, tránh lạm dụng trong thời gian dài quá 2 năm.
Tâm trạng thất thường
Tiêm thuốc tránh thai nội tiết thay đổi sẽ khiến chị em bị tâm trạng thất thường, lúc buồn, lúc giận, chán nản, mệt mỏi,...Tuy nhiên hiện tượng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau khi tiêm thuốc.
Ngoài ra, một số chị em còn gặp các triệu chứng như nhức đầu, đau bụng dưới, vú cương cứng, buồn nôn khi tiêm thuốc tránh thai.
Hy vọng những kiến thức Khỏe 247 cung cấp giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh và biết cách xử trí phù hợp. Nếu chị em muốn nhận tư vấn miễn phí về các vấn đề sức khỏe khác thì hãy kết nối trực tiếp với chuyên gia qua zalo 0369 617 500.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG