NGƯỜI BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH NÊN ĂN GÌ? KIÊNG GÌ?

NGƯỜI BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH NÊN ĂN GÌ? KIÊNG GÌ?

Việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng với người bệnh hội chứng ruột kích thích bởi nếu chế độ ăn không tốt sẽ khiến các triệu chứng của bệnh thêm nặng nề. Vậy, người bệnh hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Kiêng gì? Để ổn định bệnh hiệu quả.
 


Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với người bệnh hội chứng ruột kích thích

 

Khi bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?


》 Khi bị bệnh, ngoài việc uống nhiều nước thì người bệnh nên chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì nếu kiêng khem quá mức có thể dẫn tới suy nhược cơ thể.


》 Bạn có thể tham khảo những thực phẩm người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn:

 

1.    Thịt nạc


》 Người bệnh nên ăn các loại thịt nạc như thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… Nguyên nhân là do thịt nạc chứa nhiều protein và ít chất béo nên dễ tiêu hóa hơn thịt mỡ. Do vậy, có thể tránh được tình trạng khó tiêu, phân sống, bụng dạ đầy hơi, ì ạch,…

 

2.    Cá


》 Nhiều loại cá, đặc biệt là cá hồi có chứa axit béo omega-3 có tác dụng hỗ trợ chống viêm hiệu quả. Do vậy mà có thể giúp người bệnh có chứng ruột kích thích phòng ngừa nguy cơ bị viêm loét ở đại tràng. 


》 Protein ở trong cá có cấu trúc phân tử nhỏ và dễ tiêu hơn so với các loại thịt gia súc, gia cầm nên người bệnh có thể tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Người bệnh nên ăn các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cơm,…

 

3.    Trứng


》 Trứng cũng là một trong những món ăn dễ tiêu hóa. Khi ăn với một lượng vừa phải, thì bạn không cần lo lắng về tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trứng mỗi ngày, do khi ăn quá nhiều có thể dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Thông thường, bạn chỉ nên ăn 1 quả trứng mỗi ngày.

 

4.    Các loại rau củ quả chứa ít FODMAP


》 FODMAP là một tập hợp các phân tử thức ăn chứa carbohydrat chuỗi ngắn và hấp thụ kém trong ruột, gây ra tình trạng đau bụng, rối loạn đại tiện ở người bị hội chứng ruột kích thích.


》 Một số loại rau củ quả chứa ít FODMAP người bệnh nên ăn như bông cải xanh, mùi tây, khoai tây, khoai lang, bí đao, cà chua, củ cải,…

 

5.    Trái cây


》 Trái cây là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin cần thiết, tuy nhiên người bệnh hội chứng ruột kích thích lại cần tránh ăn những đồ ăn quá nhiều đường ngọt vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa.


》 Một số loại trái cây mà người bệnh nên sử dụng như việt quất, dâu tây, kiwi, cam quýt, bưởi, đu đủ,…

 

6.    Sữa chua


》 Sữa chua là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Khi ruột bị kích thích, người bệnh rất dễ bị loạn khuẩn đường ruột. Sữa chua cung cấp các lợi khuẩn và giúp đại tràng cân bằng lại hệ vi sinh. Từ đó, tránh được tình trạng khó tiêu, chướng bụng đầy hơi do vi khuẩn xấu gây ra.
 


Sữa chua rất tốt cho người bệnh hội chứng ruột kích thích


》 Người bệnh nên ăn mỗi ngày 1 hũ sữa chua sau bữa ăn để nhận được lợi ích tối ưu nhất.

 

Khi bị hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì?


》 Bên cạnh việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể thì người bệnh cũng nên chú ý đến việc nên kiêng gì để tránh làm bùng phát các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa mọi người, vì vậy các thực phẩm nên kiêng có thể khác nhau giữa mỗi người. 


》 Các loại thực phẩm người bị hội chứng ruột kích thích nên kiêng:

 

1.    Chất xơ không hòa tan


》 Chất xơ không hòa tan có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở một số người bị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, người bệnh có triệu chứng tiêu chảy chiếm ưu thế thì nên kiêng chất xơ không hòa tan. Đồng thời có thể chuyển sang tiêu thụ chất xơ hòa tan.


》 Hãy nhớ rằng chất xơ không hòa tan có thể làm giảm táo bón, nhưng nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi.


》 Thực phẩm có chất xơ hòa tan bao gồm:


⦿      Các loại ngũ cốc, như bột yến mạch và lúa mạch
⦿      Cây họ đậu, như đậu Hà Lan, đậu Lăng,…
⦿      Hạt và thực phẩm cứng như hạt ngô măng,…

 

2.    Gluten


》 Hàm lượng chất xơ không hòa tan trong ngũ cốc nguyên hạt có thể gây ra các triệu chứng của bệnh. Một số loại ngũ cốc có thể gây ra các vấn đề khác, cụ thể là lúa mạch đen, lúa mì và lúa mạch, có chứa gluten.


》 Gluten là một loại protein mà một số người bị dị ứng. Tình trạng này được gọi là bệnh celiac . Nó có thể gây ra các triệu chứng, đặc biệt là tiêu chảy chiếm ưu thế.


》 Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn dịch xảy ra ở một số cá nhân như là một phản ứng với việc ăn gluten. Nó có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào ruột dẫn đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém.


》 Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích cũng không dung nạp gluten. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nhạy cảm với gluten có thể liên quan đến sự phát triển các triệu chứng ruột kích thích đối với một số người, và chế độ ăn không có gluten có thể cải thiện các triệu chứng này. 


》 Bạn có thể tránh một số thực phẩm chứa nhiều Gluten như bột mì, lúa mạch đen, lúa mì, bánh mì, mì ý, ngũ cốc ăn sáng, rượu bia, nước tương,…

 

3.    Sữa


》 Người bệnh nên kiêng sữa, đặc biệt là sữa có nguồn gốc từ động vật vì hai lý do. Đầu tiên, nó chứa chất béo, có thể làm tăng triệu chứng tiêu chảy. Bạn có thể cần phải chuyển sang sữa ít béo hoặc không béo để giảm bớt các triệu chứng. Và thứ hai, nhiều người bị hội chứng ruột kích thích không dung nạp đường sữa.  Bạn có thể xem xét các lựa chọn thay thế sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa gạo, phô mai và đậu nành. 


》 Nếu bạn cần kiêng hoàn toàn sữa để ngăn ngừa các triệu chứng quay trở lại, hãy xem xét hỏi bác sĩ nếu bạn cần bổ sung canxi.

 

4.    Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ


》 Khoai tây chiên và các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ khác ngày càng trở thành thói quen ăn uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tuy nhiên, hàm lượng chất béo cao có trong các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ  có thể đặc biệt khó khăn với tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích bởi chúng rất khó tiêu. Vì vậy, khi có chứng ruột kích thích, hãy cân nhắc việc hạn chế tiêu thụ những đồ ăn này.


 
Đậu Hà Lan làm tăng cảm giác chướng bụng đầy hơi

 

5.    Các loại đậu


》 Đậu nói chung là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời, nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi. Trong khi đậu có thể tăng số lượng lớn chất xơ trong phân để giúp cải thiện táo bón, chúng cũng làm tăng triệu chứng khí, đầy hơi và chuột rút. Do vậy, bạn nên tránh những loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan,…

 

6.    Đồ uống có chứa Caffeine


》 Chất Caffeine có trong cà phê có tác dụng kích thích ruột và gây ra gây tiêu chảy. Cà phê, soda và nước tăng lực có chứa caffeine có thể là tác nhân làm nặng nề thêm các triệu chứng bệnh. 

 

7.    Rượu, bia


》 Đồ uống có cồn là một tác nhân lớn đối với những người bị hội chứng ruột kích thích. Trong rượu bia thường chứa gluten. Đồng thời, chất cồn trong rượu bia có thể tiêu diệt mất các loại hại khuẩn thường ruột, làm tăng triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.


》 Rượu, bia cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và ảnh hưởng đến chức năng gan, tiêu hóa của bạn.

 

8.    Socola


》 Sô cô la có thể kích hoạt hội chứng ruột kích thích vì nồng độ caffeine và hàm lượng đường cao của chúng. Một số người bị táo bón sau khi ăn sô cô la, một số người lại bị nặng thêm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

 

Đăng ký tư vấn miễn phí


Trên đây là một số thông tin có thể giúp người bệnh hội chứng ruột kích thích có thể lựa chọn được đúng chế độ ăn hợp lý, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. 


Nếu có bất cứ câu hỏi nào về hội chứng ruột kích thích cần giải đáp vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia, dược sĩ có chuyên môn cao về cách phòng tránh và điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn