ĐAU BỤNG DƯỚI - NGUY CƠ BỆNH LÝ TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỂ NGÓ LƠ

ĐAU BỤNG DƯỚI - NGUY CƠ BỆNH LÝ TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỂ NGÓ LƠ

》 Đau bụng dưới kéo dài, gây bất tiện, mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc phải. Thậm chí đây còn có thể là triệu chứng của những bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu, nam phụ khoa,…Việc nhận biết được sớm bệnh có thể giúp ích cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả. 

Chẩn đoán đau bụng dưới

Chẩn đoán đau bụng dưới

 

Phân loại đau bụng dưới 

 

Đau bụng dưới bên trái


》 Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng mà hầu như ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện thoáng qua và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm.

》 Bụng dưới bên trái là nơi chứa nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như đại tràng, thận trái, buồng trứng. Do vậy, khi có dấu hiệu đau bụng dưới thì rất có thể những cơ quan này đang có vấn đề.

》 Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái thường gặp:

 

⦿ Bệnh lý đường tiêu hóa


Viêm đại tràng là một bệnh lý thường gặp gây đau bụng dưới bên trái. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt. Kèm theo theo đó là cảm giác buồn đi ngoài với phân lỏng nát, phân sống lần nhầy bọt, bụng đầy chướng, ăn uống kém tiêu. Tình trạng này xuất hiện khi niêm mạc đại tràng có những ổ tổn thương, viêm loét ở nhiều mức độ khác nhau.

Bệnh Viêm túi thừa cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái đột ngột. Khi túi thừa bị Viêm sẽ dẫn tới triệu chứng đau bụng bên trái đột ngột. Các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm sốt, buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy chướng bụng, chảy máu trực tràng ( ít gặp).

Ngoài ra, còn có thể do các bệnh lý tiêu hóa khác như táo bón nặng, bệnh Viêm ruột, tắc ruột,…

⦿ Bệnh lý đường tiết niệu


Một số bệnh lý đường tiết niệu có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái như sỏi tiết niệu, Viêm bang quang và nhiễm trùng đường tiết niệu.
 

Nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp
Bệnh đại tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới

 

Đau bụng dưới bên phải


》 Theo các bác sĩ, đau bụng dưới bên phải bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh Viêm đại tràng hay Viêm ruột thừa.

》 Do đại tràng ở vị trí xung quanh rốn nên khi viêm đại tràng có thể đau ở bất kỳ điểm nào ở trên khung đại như như đau bụng trái, đau bụng phải, hay đau vùng bụng dưới rốn.

》 Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm với triệu chứng ban đau là sốt nhẹ, sau đó người bệnh bị đau bụng xung quanh rốn kèm nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, tiếp đến là có những cơn đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải. Bệnh cần được phát hiện và xử lý phẫu thuật kịp thời, nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

 

Đau bụng dưới rốn


》 Một số rối loạn bệnh lý có thể dẫn tới đau bụng dưới rốn như:

 

⦿ Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đau bụng dưới rốn âm ỉ và xuất hiện thành từng cơn. Kèm theo triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,…
⦿ Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn bệnh lý mãn tính, gây ra tình trạng đau bụng thất thường, kèm đó là cảm giác mót rặn, tiêu chảy hoặc táo bón.
⦿ Viêm ruột thừa
⦿ Bệnh đường tiết niệu như Viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

 

Đau bụng dưới ở nữ giới


》 Ngoài các nguyên nhân trên, đau bụng dưới còn có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm như U nang buồng trứng, U xơ tử cung, Viêm vòi trứng, mang thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu…

 

⦿ U nang buồng trứng

 

Thông thường sẽ có một nang trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và được giải phóng. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có bệnh này, nang trứng không thể trưởng thành, luôn chứa dịch lỏng hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng.
Gây ra các triệu chứng như tức bụng, đau bụng dưới, đau thắt lưng, buồn nôn và nôn, đi tiểu liên tục, chù kỳ kinh nguyệt bất thường,...

 

► Tìm hiểu ngay: U nang buồng trứng là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh chính xác nhất!



⦿ U xơ tử cung

 

Thường phổ biến ở phụ nữ độ tuổi 30-40 tuổi và thường những khối u này là lành tính, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng dưới, đặc biệt là vùng tử cung vào chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, những khối u to có thể sờ thấy,...

 

► Tìm hiểu ngay: U xơ tử cung và những triệu chứng không thể bỏ qua

 

Đau bụng dưới ở nam giới


》 So với nữ giới thì đau bụng dưới ở nam giới thường xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, dù nam hay nữ thì chúng ta không thể coi nhẹ với dấu hiệu này. Không có quá nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở cả 2 bên trái và phải ở nam giới.

》 Tình trạng này xuất hiện chủ yếu bởi 2 nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa và do bệnh lý. Trong đó nguyên nhân về bệnh lý chiếm tới hơn 80% các trường hợp có triệu chứng đau bụng dưới ở nam như bệnh đại tràng, thoát vị bẹn, viêm ruột thừa, viêm đường tiết niệu, sỏi thận,…

 

Những dấu hiệu đi kèm với đau bụng dưới báo hiệu bệnh

 

Đau bụng dưới âm ỉ và đau lưng


》 Đây là những triệu chứng thường gặp ở nữ giới. Dấu hiệu  này đôi khi chỉ là biểu hiện bình thường của nữ giới khi gần đến ngày hành kinh. Nhưng cũng có những bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản có đau bụng dưới kèm đau lưng như: U xơ tử cung, U nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, mang thai ngoài dạ con…

》 Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng dưới kèm đau lưng còn có thể do :

 

⦿ Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau lưng, đau vùng bụng dưới kèm nước tiểu đục, có khi tiểu ra máu, đau khi đi tiểu, sốt,…

⦿ Sỏi thận: với triệu chứng đau lưng, đau lan xuống vùng bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu són,..
 

Những dấu hiệu đi kèm với đau bụng dưới
Đau bụng dưới có thể xuất hiện kèm với những dấu hiệu khác nhau báo hiệu nguy cơ bệnh lý

 

Đau bụng dưới và buồn nôn


》 Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng này. Những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới kèm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn,…

》 Viêm ruột thừa: Cơn đau khởi ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Sau khoảng 2-12 giờ, đau tăng dần và di chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải, đau âm ỉ liên tục, tăng lên khi ho hoặc khi thay đổi tư thế,..Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng như buồn nôn/nôn, chán ăn, tiêu chảy.

 

Đau bụng dưới kèm ra máu khi đi đại tiện


》 Đây là một dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa, điển hình như Viêm đại tràng. Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, xuất hiện các viêm loét sẽ chảy máu mỗi khi bị thức ăn cọ sát vào ổ viêm và gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu đỏ thẫm hoặc máu đen.  Bên cạnh đó là tình trạng buồn đi ngoài thường xuyên với phân lỏng nát là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Một bệnh lý phổ biến cũng gây nên tình trạng này là bệnh trĩ. Bệnh do chứng táo bón gây nên, bệnh trĩ thường gặp ở người hay ngồi nhiều, khi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu chảy máu ở hậu môn sau mỗi lần người bệnh đại tiện, kèm theo có thể là đau bụng dưới. Khác với máu xuất hiện trong viêm đại tràng, ra máu ở bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi, nhỏ giọt hay thấm vào giấy vệ sinh khi đi đại tiện.

 

Tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ mang thai


》 Từ lúc mẹ mang thai cho đến khi em bé chào đời, bụng của mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi. Tử cung to dần lên trong suốt 9 tháng thúc đẩy bụng bạn phải thay đổi để phù hợp sự với phát triển của thai nhi. Mỗi một giai đoan, cảm giác nặng hay đau vùng bụng dưới lại khác nhau có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý.

 

Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu tiên


》 Tình trạng đau bụng dưới ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì được các chuyên gia y học đánh giá là một hiện tượng bình thường và đây cũng là một dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết rằng mình đã có thai. 

》 Trong khoảng thời gian đầu, quá trình thụ tinh được xảy ra thành công và tạo thành phôi thai. Phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung và bám chắc vào niêm mạc tử cung. Đồng thời trong quá trình phát triển, phôi thai lớn dần dẫn đến tử cung cũng giãn ra theo. Tình trạng này có thể gây nên dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu. 

》 Tuy rằng hiện tương đau tức vùng bụng dưới có thể làm mẹ bầu khó chịu nhưng nó không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cảnh giác với các trường hợp như đau dữ dội, đau nhói, chóng mặt, mệt mỏi nhiều khi mang thai 3 tháng đầu, bởi đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, dọa sảy thai, viêm ruột thừa,…

Đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cần cảnh giác với những dấu hiệu nguy hiểm đi kèm

 

Đau bụng dưới khi mang thai tháng 4


》 Mẹ bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 4 không hoàn toàn nguy hiểm. Tuy nhiên, cần phải đi thăm khám nếu tình trạng đau bụng dưới kèm theo xuất huyết âm đạo, hoa mắt chóng mặt, đau buốt lưng,..bởi những dấu hiệu  này có thể cảnh báo tình trạng thai nghén nguy hiểm như bong nhau thai non. 

》 Nếu có xuất hiện dấu hiệu đau tức bụng dưới nhiều kèm cảm giác hơi rát và mót đi vệ sinh thì có thể mẹ bầu đang bị dọa sảy thai. Lúc này cần nhanh chóng đến bệnh viện và nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ.

 

Đau bụng dưới khi mang thai tháng 5


》 Theo các chuyên gia, khi phụ nữ mang thai tháng thứ 5 có đau bụng dưới ngày càng tăng có thể do nhóm cơ và dây chằng căng ra nhằm hỗ trợ cho sự mở rộng tử cung. 

》 Đây được coi là hiện tượng thường gặp nếu những cơn đau chỉ thoáng xuất hiện, không kéo dài và không có triệu chứng đi kèm như Sốt, ớn lạnh, chảy máu hoặc choáng váng. Do vậy, mẹ có thể yên tâm khi chỉ có đau bụng thoáng qua.

 

Đau bụng dưới khi mang thai tháng 7


》 Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện. Bé sẽ có chiều dài khoảng 37,6 cm tính từ đỉnh đầu đến mông và cân nặng khoảng 1,05 kg.

》 Khi mẹ bầu bị đau bụng nhẹ, nguyên nhân có thể do thai lớn chèn ép lên các thần kinh và các khớp gây cảm giác đau vùng thắt lưng và 2 bên hông, không có gì đáng nguy hiểm.

》 Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đau bụng dữ dội kèm những triệu chứng như ra máu, đau đầu trầm trọng, buồn nồn, nôn,..thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời, do đó có thể là những dấu hiệu của sinh non, sảy thai, tiền sản giật,…

》 Đau bụng dưới có thể do nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý, bạn nên chú ý mức độ đau cùng những triệu chứng đi kèm để có thể nghi ngờ được nguyên nhân gây đau. Đồng thời, nên đi khám ở các cơ sở y tế tin cậy để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây đau và có hướng xử lý an toàn, hiệu quả. 

 

Trên đây là những thông tin cho bạn về đau bụng dưới, cách chẩn đoán bệnh cụ thể qua triệu chứng, dấu hiệu đi kèm với đau bụng dưới. Đặc biết là phụ nữ đang trong thời kì mang thai. Bạn đọc có thể quay lại trang chủ Khỏe 247 để đọc thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn