BĂNG HUYẾT BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM SAU SINH MẸ BẦU KHÔNG NÊN CHỦ QUAN

BĂNG HUYẾT BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM SAU SINH MẸ BẦU KHÔNG NÊN CHỦ QUAN

Mỗi người phụ nữ khi bước vào giai đoạn sinh con đều phải đề phòng những rủi ro không may xảy ra. Băng huyết sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ich về tình trạng này.  


》 Phụ nữ trong thời kỳ mang thai luôn phải đối mặt với một loạt biến động bất thường về sức khỏe. Có những người mẹ an toàn sinh con. Nhưng cũng có những thai phụ gặp rủi ro sau khi sinh. Băng huyết sau sinh là một trong những tình trạng đe dọa đến sức khỏe sản phụ nhiều nhất. 


Băng huyết là gì?


》 Băng huyết là tình trạng âm đạo chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở người mẹ. Để trả lời rõ hơn cho câu hỏi băng huyết sau sinh là gì, các chuyên gia đã chia băng huyết thành hai loại theo tiêu chí thời gian là: 


⦿    Băng huyết nguyên phát: Là loại băng huyết được xác định khi người mẹ mất nhiều hơn 500ml máu trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh. Theo thống kê, cứ 100 người phụ nữ thì có 5 trường hợp mắc phải tình trạng này. Băng huyết theo mức độ nghiêm trọng hiếm xảy ra hơn, thường trong 1000 người thì có 6 ca như vậy. 


⦿    Băng huyết thứ phát: Loại băng huyết này được xác định khi sản phụ ra máu nhiều và bất thường ở âm đạo trong khoảng 24 giờ đầu đến 12 tuần sau khi sinh. Về thời gian, loại băng huyết này diễn ra kéo dài hơn băng huyết nguyên phát. Băng huyết sau sinh 1 tháng hoặc 2-3 là vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê, cứ 100 người phụ nữ thì có 2 người mắc băng huyết thứ phát. 


Băng huyết sau sinh là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
Băng huyết sau sinh là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người mẹ.


》 Băng huyết sau sinh mổ, sinh thường, băng huyết sau khi phá thai, băng huyết sau khi sảy thai đều là những tình trạng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Phụ nữ 35 tuổi là đối tượng dễ bị mắc phải tình trạng này. 


》 Tuy nhiên, băng huyết sau sinh cũng có thể bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Tuy nhiên, tính chất của sản dịch sau sinh rất khác với băng huyết. Sản dịch sau 3 hoặc 4 ngày sinh có màu đỏ tươi. Lượng máu giảm dần và màu sắc nhạt dần thành màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Thông thường, sản dịch kéo dài 4-6 tuần.
Đến khoảng ngày thứ 10 sau sinh, sản dịch có màu hơi vàng hoặc không màu, không mùi. Thông thường, sản dịch tiết trung bình lượng khoảng 2 chiếc băng vệ sinh đóng trong 4 giờ. 


》 Ngược lại, băng huyết là một trong những những dạng xuất huyết sau sinh. Màu máu thường là đỏ tươi, chảy nhiều chứ không sẫm màu như của sản dịch. Với trường hợp băng huyết, người mẹ phải dùng nhiều bỉm to để đóng trong ngày, kèm theo dấu hiệu hoa mắt chóng mặt hoặc đau tức dữ dội ở vùng tầng sinh môn.


Nguyên nhân băng huyết là gì? 


》 Ở những trường hợp sinh nở bình thường, sau khi sinh xong, các cơ của tử cung sẽ phải co lại để cầm máu. Nhưng vì nguyên nhân nào đó, chất lượng cơ tử cung bị kém đi. Hoạt động co và siết lại không còn được trơn tru như trước, dẫn đến bị đơ và xảy ra hiện tượng băng huyết sau sinh. 


Các bác sĩ đã chỉ ra những tác nhân có thể khiến co tử cung bị đơ phổ biến như sau: 


⦿    Do tử cung quá căng: đa thai, đa ối, thai to.
⦿    Cơ tử cung bị kiệt sức: do chuyển dạ nhanh, bất ngờ, chuyển dạ kéo dài, tăng co lâu bằng oxytocin, đa sản.
⦿    Do nhiễm trùng ối: vỡ ối sớm và lâu. 
⦿    Do suy nhược, suy dinh dưỡng: trong thai kỳ người mẹ bị thiếu máu nặng hoặc tăng huyết áp. 
 

Mẹ bầu thường xuyên bị thiếu máu là nguyên nhân chính dẫn đến băng huyết sau sinh.
Mẹ bầu thường xuyên bị thiếu máu là nguyên nhân chính dẫn đến băng huyết sau sinh.


》 Băng huyết sau sinh thường xảy ra trên những sản phụ đa sản từ 3 con trở lên, có bệnh lý bị tiền sản giật (bị phù nề) hoặc ở những sản phụ đa sản, sinh con thứ ba trở lên.
Thêm vào đó, các thai phụ ngày nay được chăm sóc và tẩm bổ kỹ lưỡng. Điều này giúp tăng cân nặng của trẻ sơ sinh. Có không ít trường hợp thai nhi nặng đến 4-5 kg. Đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh. Tử cung giãn quá cỡ, nhão cơ và không co lại như bình thường.

》 Nạp phá thai nhiều lần, thiếu khoa học và không được chăm sóc kỹ hậu phá thai cũng là một tác nhân gây ra băng huyết. Khi đó, niêm mạc tử cung bị tổn thương, nhau thai cài răng lược bám vào tử cung. 

》 Những mẹ bầu mang thai thường xuyên bị thiếu máu hoặc mắc phải các bệnh lý nội khoa như tiểu cầu thấp, những bệnh dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu cũng rất dễ bị chảy máu sau sinh.

Ngoài những nguyên nhân đó, còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng băng huyết sau sinh, chẳng hạn như:


⦿    Từng bị băng huyết do lần mang thai trước 
⦿    Chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 35
⦿    Đã trải qua bằng và trên 4 lần sinh nở
⦿    Mang thai đôi hoặc thai ba
⦿    Có dấu hiệu nhau tiền đạo
⦿    Bị nhau thai bong
⦿    Có tiền sản giật hoặc hị cao huyết áp
⦿    Thường xuyên bị thiếu máu
⦿    Khởi phát chuyển dạ
⦿    Sau khi phá thai, sảy thai, sinh con còn sót lại nhau thai
⦿    Sinh mổ
⦿    Từng cắt tầng sinh môn
⦿    Đau đẻ hơn 12 tiếng 
⦿    Sinh con lần đầu khi tuổi đã hơn 40

 

Triệu chứng băng huyết là gì?
 

Băng huyết là triệu chứng dễ nhận biết. Các dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là:

 

⦿    Âm đạo ra máu nhiều, màu đỏ tươi sau khi sinh
⦿    Bụng dưới đau dữ dội
⦿    Có thể bị sốt 


》 Ngoài những dấu hiệu phổ biến này, người mẹ cũng sẽ gặp phải một vài biểu hiện khác. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy những triệu chứng đi kèm có khi không giống nhau. 
 
》 Đau bụng dưới dữ dội và âm đạo xuyết huyết là triệu chứng phổ biến của băng huyết sau sinh.
 


Ngoài những triệu chứng trên người mẹ còn có thể gặp các biểu hiện khác do cơ địa khác nhau


Điều trị băng huyết sau sinh như thế nào?


》 Để kiểm tra tình trạng băng huyết sau sinh, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung. Nếu băng huyết xảy ra sớm, họ sẽ kiểm tra bụng dưới để xem tử cung đã khép lại hay chưa. Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ xác định xem liệu có phần nhau thai nào còn sót lại trong tử cung hay không. 

》 Trong trường hợp tử cung đã khép nhưng âm đạo vẫn ra máu, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và âm đạo bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. 
Nếu băng huyết sau sinh xảy ra muộn, siêu âm là biện pháp sẽ được áp dụng. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào âm đạo kiểm tra các phần còn sót lại của nhau thai trong tử cung. Ngoài ra, họ có thể dùng miếng gạc âm đạo để kiểm tra độ nhiễm trùng. 

》 Nếu nguyên nhân gây băng huyết sớm là do tử cung co bóp yếu, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giúp tử cung co bóp mạnh hơn và tiến hành mát xa bụng cho bạn. Trong trường hợp các phương pháp này không đem lại hiệu quả, bạn sẽ phải dùng đến thuốc để giúp tử cung co bóp.

》 Phẫu thuật là phương pháp được dùng cho trường hợp tử cung vẫn xuất huyết dù bác sĩ đã áp dụng các phương pháp như trên. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung chỉ được sử dụng trong một số hiếm trường hợp. Ngoài ra, còn một biện pháp khác là thủ thuật loại bỏ nhau thai sót lại qua đường âm đạo.

Bên cạnh đó, có những biện pháp được áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây băng huyết như: 


⦿    Nếu mất máu là do vết rách ở tử cung hoặc âm đạo thì bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ cũ
⦿    Nếu băng huyết sau sinh là do bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.


》 Công tác xử lí trong thai kỳ tốt hoàn toàn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ bị băng huyết sau sinh. 


Phòng tránh nguy cơ băng huyết sau sinh bằng cách nào?


》 Một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế nguy cơ bị băng huyết sau sinh là thai phụ nên thường xuyên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ xuyên suốt thai kì. Như vậy, bác sĩ có thể kịp thời chẩn đoán, phát hiện sớm và đưa ra giải pháp phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này.
 

Khám thai thường xuyên là nguyên tắc quan trọng giúp phòng ngừa băng huyết sau sinh.

Khám thai thường xuyên là nguyên tắc quan trọng giúp phòng ngừa băng huyết sau sinh.
 

》 Một nguyên tắc giúp phòng ngừa băng huyết là bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để sinh con. Điều này đặc biệt quan trọng với những mẹ bầu thường gặp vấn đề sức khỏe, thai nghén và đã được cảnh báo có thể xảy ra tình trạng băng huyết sau khi sinh. 

》 Chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai là yếu tố quan trọng. Mẹ bầu tuyệt đối không nền để tình trạng thiếu máu xảy ra hoặc để cân nặng của thai nhi vượt chuẩn quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con

》 Sản phụ sau khi sinh xong phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc. Tâm lý người mẹ cần phải duy trì vui vẻ, thoải mái, không nên tức giận, lo buồn quá mức vì tất cả những điều này có thể gây nên hậu quả là tái phát băng huyết.

》 Trong suốt thời kỳ hậu sản (được tính từ sau khi cuộc vượt cạn hoàn tất cho đến 42 ngày sau khi sinh), mẹ bầu cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể mau phục hồi trở lại, nếu có bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ.

》 Người mẹ cần giữ gìn và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Mẹ cần tránh tuyệt đối không thực hiện việc chăn gối vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng. 

Hi vọng những thông tin bổ ích về băng huyết sau sinh trên đây sẽ hỗ trợ cho chị em phòng và chữa bệnh hiệu quả. Mọi câu hỏi về bệnh cần được giải đáp vui lòng gửi thông tin về cho chúng tôi qua link đăng ký tư vấn sức khỏe của Khỏe 24/7 hoặc hotline: 024.85.86.86.85.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn