【Giải đáp】Ăn Rau Đi Cầu Ra Rau Là Bệnh Gì? Phải làm sao?
Không tiêu hóa được rau, đi cầu phân sống là những dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa của chúng ta đang gặp vấn đề. Phát hiện sớm vấn đề có thể giúp việc chữa trị bệnh sớm đạt kết quả tốt. Vậy, ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Có sao không? Và nên làm gì khi gặp tình trạng này? Lắng nghe lời giải đáp từ chuyên gia trong bài viết sau của Khỏe 247 nhé!
Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? 5 Nguyên nhân phổ biến nhất
Ăn rau đi cầu ra rau tức là tình trạng thức ăn như rau không được tiêu hóa hết, trong phân ta có thể thấy những sợi rau mà lúc trước ăn vào. Đây là một trường hợp của đi ngoài phân sống.
Vậy, rau ăn đi cầu ra rau là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài ra rau, trong đó phổ biến nhất là 5 nguyên nhân sau:
1. Thiếu hụt men tiêu hóa chất xơ
Một trường hợp đặc biệt của rối loạn tiêu hóa chính là rối loạn hấp thu thức ăn. Khi người bệnh ăn uống, họ không thể hấp thu được một số thực phẩm mà mình ăn vào như rau và gây tình trạng đại tiện ra rau.
Rối loạn hấp thu thường liên quan đến sự thiếu hụt các loại men tiêu hóa (Digestive enzymes). Bình thường khi đường ruột hoạt động tiêu hóa thức ăn, cơ thể con người sẽ tiết ra các loại men để phân giải thức ăn thành dưỡng chất. Sau đó dưỡng chất mới được cơ thể hấp thu thành công. Mỗi loại thực phẩm sẽ cần những loại men tiêu hóa khác nhau.
Ở những người đi ngoài ra rau có thể bị thiếu hụt enzym tiêu hóa chất xơ, do đó họ không thể phân giải được chất xơ có trong rau khiến cho rau đi ra ngoài cùng phân mà chưa được tiêu hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân một số người ăn uống các thực phẩm khác thì đại tiện bình thường nhưng ăn rau lại đi cầu ra rau.
Tình trạng thiếu hụt men tiêu hóa có thể là bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý như:
⦿ Viêm tuyến tụy
⦿ Suy tuyến tụy
⦿ Ung thư đường tụy
2. Nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng ăn rau đi cầu ra rau. Đây là tình trạng đường tiêu hóa bị tấn công bởi các loại vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng… Các loại vi trùng này tiết ra một số chất độc đối với đường tiêu hóa, từ đó gây ra các triệu chứng như:
⦿ Đau bụng quặn
⦿ Tiêu chảy
⦿ Phân nát, phân nước, phân sống có lẫn các thực phẩm trước đó như rau
⦿ Buồn nôn và nôn mửa
⦿ Sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn…
Hầu hết các triệu chứng này đều xuất hiện đột ngột và kéo dài từ dưới 1 tuần. Bệnh có thể tự khỏi và không gây biến chứng gì nhiều. Tuy nhiên nếu các triệu chứng ngày một nặng lên và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhé!
3. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi bệnh nhân ăn uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm chất độc hay có liều lượng các chất bảo quản, phụ gia vượt quá mức cho phép… Các chất độc có trong thực phẩm sẽ khiến đường tiêu hóa bị tổn thương và rối loạn hoạt động.
Các triệu chứng cũng khác nhau khi ăn phải những thực phẩm có chất độ khác nhau. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu thường gặp như đau bụng dữ dội, tiêu chảy, đi ngoài phân sống lẫn rau, nôn mửa…
Đối với trường hợp ngộ độc nhẹ, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng và người bệnh khỏe lại sau vài ngày. Tuy nhiên, ngộ độc nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
4. Loạn khuẩn đường ruột
Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài ra rau chính là loạn khuẩn đường ruột. Thông thường, đường ruột của chúng ta sẽ chứa 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại.
Các vi khuẩn có lợi sẽ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, tiết ra một số enzym tiêu hóa và kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong khi đó, vi khuẩn có hại lại tiết ra những độc tố có hại cho đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.
Khi có loạn khuẩn đường ruột, vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng và lấn át vi khuẩn có lợi. Chúng tiết ra các chất độc và ức chế hoạt động của vi khuẩn có lợi. Từ đó một phần thức ăn sẽ không được tiêu hóa mà đào thải ra ngoài cùng phân.
5. Hội chứng ruột kích thích
Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Chắc chắn không thể bỏ qua khả năng bạn đã mắc hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt. Mặc dù đường ruột của người bệnh không hề bị tổn thương, không có nhiễm trùng – nhiễm độc thực phẩm nhưng đại tràng của người bệnh lại co thắt bất thường. Dẫn tới việc các thức ăn như rau chưa kịp tiêu hóa đã bị đẩy ra ngoài cùng phân.
Bên cạnh tình trạng đại tiện ra rau, hội chứng ruột kích thích còn có thể gây ra các triệu chứng như:
⦿ Rối loạn đại tiện: đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy, táo lỏng thất thường, táo bón…
⦿ Phân có thể bị lỏng nát, phân sống lẫn rau, đầu rắn đuôi nát, phân táo… tùy từng tình trạng cụ thể
⦿ Đau bụng, đầy hơi chướng bụng
⦿ Bụng nổi cục cứng khi ruột lên cơn cơ thắt
Hội chứng ruột có thể gây nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Do đó, cần phát hiện bệnh sớm và có cách khắc phục kịp thời, tránh những ảnh hưởng bệnh có thể gây ra.
Xem ngay: Hội chứng ruột kích thích là gì?
Ngoài 5 nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng đi đại tiện ra rau còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý liên quan đến nội tiết, tuyến giáp, tiểu đường… Do đó, không nên chủ quan khi có hiện tượng này.
Phải làm gì khi gặp tình trạng ăn rau đi cầu ra rau?
Khi chưa biết ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì, bạn sẽ rất khó để biết được chính xác mình cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này. Một số lời khuyên từ chuyên gia:
Theo dõi tình trạng đi ngoài ra rau
Trường hợp bạn chỉ có tình trạng ăn rau đi cầu ra rau mà không có triệu chứng nghiêm trọng gì kèm theo, bạn có thể theo dõi để xem tiến triển của bệnh. Thời gian theo dõi từ một vài ngày đến một vài tuần tùy thuộc vào các triệu chứng mà bạn gặp phải tiếp theo.
Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và bệnh nhân ổn định trở lại thì nguyên nhân rất có thể là do thực phẩm không phù hợp. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý.
Nếu tình trạng đi ngoài ra rau xuất hiện kéo dài nhiều tuần hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng thì cần đến bệnh viện thăm khám.
Thăm khám và chẩn đoán bệnh
Khi ăn rau đi cầu ra rau là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ phải kết hợp thăm khám lâm sàng và các phương pháp xét nghiệm để tìm ra chính xác bệnh lý.
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh lý gây ăn rau đi ngoài ra rau như:
⦿ Nội soi dạ dày
⦿ Siêu âm bụng
⦿ Xét nghiệm phân
⦿ Xét nghiệm máu
⦿ Thử chức năng tiêu hóa
⦿ Xét nghiệm enzym tiêu hóa
Từ kết quả của những xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ xác định được chính xác tình trạng bệnh và có giải pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc câu hỏi: Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Đồng thời có biện pháp theo dõi và thăm khám bệnh kịp thời. Chúc bạn sớm chấm dứt được tình trạng khó chịu này nhé!
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG