【Giải đáp】Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì? Có nguy hiểm không?

【Giải đáp】Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì? Có nguy hiểm không?

Nhiều chị em lo sợ mình đang bị bệnh lý nghiêm trọng sau khi đi siêu âm phát hiện khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải. Vậy thực chất khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì, có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Khỏe 247 sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề phụ khoa này.

 

Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì?

Nhiều chị em băn khoăn không biết khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì?

 

Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì?

 

Đầu tiên chị em cần hiểu rõ hơn về khái niệm echo và echo hỗn hợp. Echo là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Khái niệm “Echo” được hiểu là tiếng vang của một khối bất thường hay sự phản âm của một vùng bên trong cơ thể.

 

Sự phản âm của một khối echo có thể thuộc một trong các mức độ sau:

 

⦿ Giảm âm

⦿ Tăng âm

⦿ Hỗn hợp âm (hỗn hợp: tăng âm và giảm âm lẫn lộn)

⦿ Trống âm (thường gặp đối với trường hợp Nang trống âm buồng trứng)

⦿ Cản âm

 

Vậy, khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì? 

 

Khi siêu âm ổ bụng phát hiện khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải có nghĩa là tại vị trí buồng trứng bên phải xuất hiện một khối tăng âm, giảm âm lẫn lộn. Đây có thể là dấu hiệu gợi ý các vấn đề phụ khoa như mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng…

 

Để chẩn đoán chính xác chị em đang gặp vấn đề, các bác sĩ có thể chỉ định theo dõi trong một thời gian ngắn sau đó tái khám hoặc tiến hành thêm các xét nghiệm liên quan nếu nghi mang thai ngoài tử cung như:

 

⦿ Xét nghiệm máu để định lượng nồng độ βHCG - hormone sản xuất ra khi trứng được thụ tinh.

⦿  Nội soi ổ bụng,...

 

Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng có nguy hiểm không?

 

Đối với chị em phụ nữ, sức khỏe phụ khoa vô cùng quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thiên chức làm mẹ và quan hệ vợ chồng. Chính vì vậy, khi đi thăm khám thấy có vấn đề bất thường ở buồng trứng, tử cung, hầu hết chị em đều tỏ ra lo lắng, sợ hãi.

 

“Siêu âm phát hiện buồng trứng phải có nang echo hỗn hợp có nguy hiểm không?” là một trong những băn khoăn lo lắng mà nhiều chị em đang tìm lời giải đáp.

 

Như đã trình bày ở trên, nếu ở buồng trứng có nang echo hỗn hợp thì khả năng cao là nang buồng trứng hoặc chửa ngoài tử cung.

 

Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải có nguy hiểm không?

Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào bản chất bệnh

 

U nang buồng trứng

 

Chị em không nên quá lo lắng bởi vì phần lớn khối u nang xuất hiện ở buồng trứng đều lành lành tính. Đặc biệt, nếu là nang cơ năng thì có thể tự tiêu đi sau một vài tháng mà không cần điều trị.

 

Trường hợp mắc u nang thực thể như u nang nhầy, u nang quái thì thường không tự biến mất mà tiến triển lớn dần khiến chị em bị đau tức bụng, rối loạn kinh nguyệt 1 tháng bị kinh 2 lần, xuất huyết bất thường...

 

Ngoài ra, khi mắc u nang buồng trứng chị em có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như xoắn nang, vỡ nang, chuyển biến ác tính,...

 

 

Mang thai ngoài tử cung

 

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng y khoa tương đối nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe sinh sản và tính mạng của nữ giới.

 

Thông thường, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra ở ống dẫn trứng sau đó hợp tử sẽ di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu hợp tử làm tổ ngoài buồng tử cung thì sẽ gây hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

 

Trường hợp này thai nhi sẽ không thể sống sót và phát triển bình thường được, người mẹ cũng phải đối mặt với các nguy hiểm sau:

 

⦿ Chảy máu ồ ạt khiến thai phụ ngất xỉu hoặc tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

⦿ Ống dẫn trứng bị tổn thương, tăng nguy cơ tái phát chửa ngoài tử cung trong lần tiếp theo.

⦿ Cú sốc mất con khiến thai phụ sốc, tinh thần suy sụp, thậm chí trầm cảm.

 

Nguyên nhân bị echo hỗn hợp buồng trứng

 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị echo hỗn hợp buồng trứng, trong đó chủ yếu là các yếu tố dưới đây:

 

⦿ Rối loạn nội tiết: Hiện tượng mất cân bằng nồng độ các hormone trong cơ thể, đặc biệt là tình trạng hormone Estrogen tăng cao quá mức.

⦿ Viêm nhiễm: Viêm nhiễm phụ khoa như viêm ống dẫn trứng, viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung cũng là “thủ phạm” làm tăng nguy cơ xuất hiện khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng.

⦿ Di truyền: Nếu trong gia đình có bà, mẹ, chị em gái có tiền sử mắc bệnh liên quan đến tử cung, buồng trứng thì bạn có nguy cao bị echo hỗn hợp buồng trứng hơn so người bình thường.

⦿ Tuổi tác: Phụ nữ tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh lý phụ khoa càng tăng lên.

⦿ Mắc bệnh: Nữ giới đã từng hoặc đang mắc các bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia,...

⦿ Đang dùng thuốc: Sử dụng nhiều thuốc kích thích rụng trứng, thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này,...

⦿ Nguyên nhân khác: Hút thuốc lá, từng làm phẫu thuật vùng chậu, thắt ống dẫn trứng, bất thường ống dẫn trứng,...

 

Nên làm gì khi bị echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải?

 

Khi siêu âm phát hiện có khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải và chưa có kết luận chính xác về tình trạng bệnh, chị em cần chú ý:

 

⦿ Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, theo dõi sức khỏe và tái khám đúng theo hướng dẫn.

⦿ Không tự ý dùng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian để khắc phục bệnh.

⦿ Không nên lên mạng tham khảo đơn thuốc của người mắc bệnh tương tự và dùng theo.

⦿ Tránh tình trạng lo lắng quá độ, thay vào đó hãy ăn uống đủ chất, luyện tập nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái, theo dõi sức khỏe phát hiện các bất thường để đi khám và điều trị kịp thời,...

 

Sau khi xác định chính xác bệnh lý chị em gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

Điều trị khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng

Lựa chọn phương pháp điều trị khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể

 

Trường hợp mang thai ngoài tử cung, tùy thuộc vào triệu chứng, kích thước và tình trạng khối thai, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như:

 

⦿ Dùng thuốc: Sử dụng thuốc để ngăn chặn phân chia và phát triển tế bào giúp thai tự tiêu biến sau khoảng 1 - 1,5 tháng điều trị (Áp dụng khi thai kích thước bé <3cm). 

⦿ Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở để lấy khối thai ra ngoài, trường hợp này có thể phải mở thông hoặc cắt bỏ một bên vòi trứng. Tuy nhiên, khi cắt bỏ một hay cả hai bên vòi trứng, chị em vẫn có khả năng mang thai tự nhiên hoặc dưới sự hỗ trợ của phương pháp thụ tinh nhân tạo.

 

Trường hợp khối echo là u nang buồng trứng, tùy thuộc vào tính chất khối u, sức khỏe và mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như:

 

⦿ Dùng thuốc: Sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu như đau, rong kinh cho người bệnh, đồng thời ức chế sự phát triển của khối u, ngăn ngừa biến chứng vỡ nang, xoắn nang,...Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc tránh thai Progestin, chất đồng vận GnRH hoặc sản phẩm chiết xuất thảo dược lành tính như An Phụ Khang,...

⦿ Phẫu thuật: Mổ nội soi hoặc mổ hở bóc tách u nang buồng trứng thường áp dụng trong trường hợp khối u kích thước lớn (>70mm) đã chèn ép gây khó chịu cho người bệnh.

 

 

Như vậy, bài viết trên đã giúp chị em giải đáp thắc mắc “Khối echo hỗn hợp cạnh buồng trứng phải là gì?” và các vấn đề liên quan đến tình trạng này. Nếu chị em muốn nhận tư vấn miễn phí về các bệnh lý ở buồng trứng khác thì hãy kết nối ngay với dược sĩ chuyên môn qua zalo 0369 617 500 hoặc đăng ký vào form bên dưới.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn