【Giải đáp】Nang echo trống buồng trứng phải là gì? Có nguy hiểm không?

【Giải đáp】Nang echo trống buồng trứng phải là gì? Có nguy hiểm không?

Nang echo trống buồng trứng phải là tình trạng thường gặp trong siêu âm phụ khoa. Vậy buồng trứng phải có nang echo trống là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và xử trí như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Khỏe 247 sẽ giải thích cho chị em hiểu rõ hơn về tình trạng này.

 

Nang echo trống buồng trứng phải

Nhiều chị em được chẩn đoán mắc nang echo trống buồng trứng phải băn khoăn không biết đây là bệnh lý gì

 

Nang echo trống buồng trứng phải là gì?

 

Echo buồng trứng là gì? Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng trong siêu âm buồng trứng. Echo có nghĩa là âm thanh, dùng để chỉ một khối hoặc một vùng dội lên tiếng vang trong siêu âm. Tiếng vang có thể ở dạng tăng âm, giảm âm, hỗn hợp âm hoặc trống âm,...

 

Nang echo trống trong buồng trứng phải còn được gọi là nang trống âm. Sự xuất hiện của khối nang này có thể là dấu hiệu khởi phát của các khối u nang buồng trứng như u nang cơ năng hoặc u nang thực thể.

 

Có 2 loại u nang buồng trứng như sau:

 

⦿ Nang cơ năng: Bao gồm các loại nang hoàng thể, nang hoàng tuyến, nang noãn,...

⦿ Nang thực thể: Nang chứa các tổ chức như răng, tóc, móng, xương, da, bã nhờn,...(u quái buồng trứng). Hoặc nang có vỏ mỏng, bên trong chứa dịch hoặc chất nhầy (u nang nước, u nang nhầy,...)

 

Ngoài ra, echo trống trong buồng trứng cũng có thể là hình ảnh của nang trứng trội.

 

 

Nang echo trống buồng trứng phải là gì?

Nang echo trống buồng trứng phải có thể là dấu hiệu ban đầu của u nang buồng trứng

 

Không chỉ xuất hiện ở buồng trứng, khối echo này còn có thể hình thành và xuất hiện tại tử cung, báo hiệu các tình trạng liên quan.

 

 

Nang echo trống buồng trứng phải có nguy hiểm không?

 

Đến đây chắc hẳn chị em đã hiểu được “Buồng trứng phải có nang echo trống là gì?” vậy để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của tình trạng này, mời chị em tham khảo tiếp lời giải đáp của dược sĩ Khỏe 247 bên dưới đây.

 

Nang echo trống buồng trứng phải có ảnh hưởng sinh sản không?

 

Nang echo trống trong buồng trứng không phải là một tình trạng nguy hiểm, không đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh. Bởi vì các khối echo này còn khá nhỏ, thông thường chị em vô tình phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ, khám sức khỏe sinh sản,...

 

Ở giai đoạn này, nang trống âm buồng trứng thường không gây triệu chứng gì và không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.

 

Phần lớn các trường hợp xuất hiện nang echo trống là nang cơ năng và loại nang này có thể tự tiêu biến sau khoảng 2 chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu khối echo trống càng ngày càng phát triển lớn (> 50mm) thì chị em có thể đối mặt với một số rủi ro sức khỏe sau:

 

⦿ Xoắn hoặc vỡ u nang gây hoại tử, viêm phúc mạc,...

⦿ Gây khó chịu do chèn ép các cơ quan xung quanh, ví dụ chèn ép dây thần kinh gây đau bụng, đau lưng, chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận,...

⦿ Chuyển biến ác tính,...

⦿ Nang echo bị xuất huyết bên trong (hay còn được gọi là xuất huyết nang buồng trứng khối echo)

 

Nang echo trống buồng trứng phải khi mang thai

 

Nang echo trống buồng trứng phải khi mang thai

Nang echo trống buồng trứng xuất hiện khi mang thai có sao không?

 

Nang echo trống xuất hiện ở buồng trứng phải khi mang thai thì chị em cần thận trọng hơn. Trong trường hợp này, nang echo trống rất có thể là nang hoàng thể.

 

Bởi vì khi noãn đã được thụ tinh, nồng độ hCG tăng cao sẽ khiến hoàng thể (phần còn lại của nang trứng) to ra và tiếp tục hoạt động chế tiết hCG trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khi bánh nhau có thể thay thế vai trò chế tiết nội tiết duy trì thai.

 

Hoàng thể to trên 30mm sẽ được gọi là nang hoàng thể, hầu hết loại nang này có khả năng tự biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Tuy nhiên, nếu khối nang có xu hướng phát triển ngày càng to kèm theo dấu hiệu đau bụng, chóng mặt thì bà bầu nên đi đến viện khám ngay để tránh biến chứng như xoắn, vỡ nang. Nang vỡ thường gây xuất huyết, một số trường hợp phải mổ để cầm máu,...

 

Trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), nếu hoàng thể bị tổn thương do phẫu thuật thì có thể gây sảy thai.

 

Nguyên nhân gây nang echo trống buồng trứng phải

 

Theo các chuyên gia, nang echo buồng trứng phải có thể hình thành do rối loạn chu trình chết của tế bào và quan trọng nhất là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố (nồng độ estrogen tăng cao,..).

 

Ở người bị nang echo buồng trứng, các tế bào buồng trứng không già và mất đi mà tăng sinh nhanh tạo thành khối nang. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc echo buồng trứng:

 

⦿ Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm phần phụ,...) kéo dài.

⦿ Cơ thể chị em thường xuyên tiếp xúc với những thực phẩm, hóa chất độc hại, bức xạ hạt nhân.

⦿ Môi trường sống, học tập, làm việc (đất, nước, không khí,...) bị ô nhiễm nặng nề,...

 

Cần làm gì khi buồng trứng có echo trống?

 

Khi siêu âm phát hiện buồng trứng có echo trống, chị em không nên quá lo lắng vì tình trạng này hầu hết là lành tính và không quá nghiêm trọng.

 

Điều trị nang echo trống buồng trứng phải

Nên làm gì khi có tình trạng echo trống tại buồng trứng phải?

 

Trường hợp không mang thai

 

Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ đưa ra lời khuyên là chưa cần can thiệp điều trị, người bệnh về nhà tự theo dõi sức khỏe và tái khám lại theo lịch hẹn (sau khoảng 1-2 tháng).

 

Tuy nhiên cũng có một số bác sĩ kê đơn thuốc cho chị em sử dụng trong thời gian đợi khám lại. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị nang echo trống buồng trứng phải như:

 

⦿ Thuốc nội tiết chứa Progesterone: Ví dụ như các loại thuốc tránh thai Progestin, Vageston 100 đề cân bằng nồng độ các hormone, điều hòa nội tiết,...

⦿ Thuốc bổ: Các loại vitamin, khoáng chất giúp chị em nâng cao sức đề kháng,...

 

Sau khi siêu âm lại, nếu kết quả cho thấy bệnh nhân mắc u nang buồng trứng thì tùy theo tính chất khối u, sức khỏe và mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau:

 

⦿ Sử dụng thuốc trị u nang buồng trứng: Điều trị triệu chứng do khối u nang gây ra bằng các loại thuốc tây như thuốc tránh thai, thuốc giảm đau,...Bên cạnh thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo hỗ trợ điều trị u bằng các sản phẩm chiết xuất thảo dược như An Phụ Khang.

⦿ Ngoại khoa: Mổ bóc tách khối u nang buồng trứng ra ngoài bằng phương pháp nội soi hoặc mổ hở,...Biện pháp này giúp loại bỏ u nang nhanh nhưng vẫn có tỷ lệ tái phát cao.

 

Trường hợp mang thai

 

Như đã nói ở trên, 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm đối với bà bầu, vì dễ gặp rủi ro sảy thai nếu can thiệp. Do đó, khi phát hiện có nang echo trống hay u nang trong buồng trứng nếu không quá nghiêm trọng đến mức phải cấp cứu thì đều trì hoãn can thiệp cho tới khi thai lớn trên 3 tháng.

 

Trong thời gian này, chị em nên đi đứng nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh hoạt động mạnh hay làm việc nặng để hạn chế nguy cơ bị xoắn nang, vỡ nang. Nếu có dấu hiệu bất thường như đạu bụng dữ dội, chóng mặt, chảy máu âm đạo thì cần phải đi khám ngay.

 

Bác sĩ sẽ hẹn người bệnh tái khám khi thai nhi được 12 - 16 tuần để đánh giá lại tình trạng khối echo trống, từ đó có phương pháp xử trí phù hợp.

 

Nếu khối echo là u nang buồng trứng thực thể thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật bóc tách u cho sản phụ để tránh chèn ép thai nhi.

 

Còn nếu khối echo là u nang cơ năng thì không đáng lo ngại, chị em sẽ về nhà dưỡng thai, siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của em bé và xem khối u nang đã tự tiêu biến chưa.

 

Như vậy trong bài viết trên dược sĩ Khỏe 247 đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích về tình trạng “nang echo trống buồng trứng phải”. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, chị em hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua zalo 0369 617 500 hoặc điền thông tin vào form bên dưới.

0369617500
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
0369617500 Chat ngay Zalo

Yêu cầu tư vấn