NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT VỀ NHỮNG CƠN ĐAU LƯNG
Đau lưng là tình trạng phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Cơn đau này có thể cảnh báo nhiều điều cần lưu ý về sức khỏe của bạn.
》 Ngoài đau bụng, đau lưng cũng là một tình trạng sức khỏe đáng được quan tâm. Đau lưng nhiều khi bị nhầm tưởng là vấn đề của riêng người già. Nhưng sự thật thì ngươi trẻ cũng có thể bị đau lưng. Để biết cách phòng và chữa đau lưng, bạn hãy đọc bài viết dưới đây:.
Đau lưng là gì?
》 Đau lưng là những cơn đau tê kéo dài dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Thời gian kéo dài của tình trạng đau lưng thường rơi vào 1 đến 8 tuần.
》 Tuy nhiên, có những người bị đau lưng thành bệnh. Bệnh đau lưng là những tổn thương ở khu vực thắt lưng, hệ quả do cột sống phải gánh chịu trọng lượng của cơ thể. Các đốt sống tại thắt lưng có môi liên kết chặt chẽ với các cơ quan quan trọng như tủy sống, đuôi ngựa và các rễ thần kinh.
Đau lưng là tình trạng sức khỏe phổ biến mà hầu hết người trưởng thành đều gặp phải.
》 Các chuỗi hạch giao cảm, động và tĩnh mạch chủ bụng nằm sâu trong vùng thắt lưng. Nếu bị tổn thương, chúng có thể gây đau bất cứ lúc nào. Các tạng ở trong bụng và tiểu khung cũng có mối liên hệ về tác động thần kinh với vùng thắt lưng ở mỗi người. Vì vậy, tổn thương các cơ quan trong bụng hoặc tiểu khung cũng gây nên tình trạng đau lưng.
》 Nếu không chú ý và thăm khám cẩn thận, chúng ta sẽ có nguy cơ bỏ sót những tổn thương này và tình trạng đau lưng có thể xảy ra trong một thời gian dài.
Nguyên nhân đau lưng là gì?
Đau lưng là hệ quả do nhiều nguyên nhân gây ra. Các chuyên gia đã chỉ ra một vài nguyên nhân chính gây đau lưng như sau:
⦿ Do thoát vị đĩa đệm: Cấu tạo của cột sống bao gồm Ống sống, vòng sợi, dây chằng, cốt mạc, đĩa đệm và các dây thần kinh giao cảm. Nếu đĩa đệm bị thoát vị, nó sẽ chèn ép lên các dây chằng hoặc rễ thần kinh tủy sống, dẫn đến đau lưng.
⦿ Do cột sống thắt lưng thoái hóa: Dấu hiệu dễ nhận biết tình trạng này là khi những gai xương thân đốt sống phát triển, chèn ép vào lỗ liên hợp. Nó sẽ gây ra những cơn đau lưng âm ỉ kéo dài. Nguy hiểm hơn, nó cón có thể là nguyên nhân của những câu đau lưng cấp tính dữ dội.
⦿ Do đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa chạy dọc từ lưng dưới đến hai chân, có chức năng điều khiển vận động và cảm giác. Một khi nó bị viêm nhiễm, bị chèn ép, đau lưng sẽ thường xuyên “ghé thăm”. Cơn đau thường lan từ thắt lưng xuống mông, cản trở các hoạt động thể chất hằng ngày.
⦿ Do phình động mạch chủ: Đây là một bệnh nguy hiểm. Đau lưng kéo dài là một trong những biểu hiện của nó. Điều kiện hình thành bệnh là khi một phần của thành động mạch bị yếu, giãn rộng quá mức hoặc phình to bất thường. Tình trạng này thường xảy ra ở bụng. Cơn đau lưng do căn bệnh này có thể lan vào ổ bụng. Đặc điểm của nó là dữ dội và đột ngột. Phình động mạch chủ nguy hiểm bởi có thể dẫn đến vỡ phình động mạch chủ gây chảy máu nội tạng đe dọa tới tính mạng.
⦿ Do ảnh hưởng của các bệnh phụ khoa: Đau lưng đôi khi là biểu hiện trước chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Ngoài ra, các vấn đề về phụ khoa như triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng bất thường.
Các căn bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ
⦿ Mang thai: Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên bị đau lưng do ảnh hưởng từ trọng lượng của thai nhi.
⦿ Do thận: Bệnh sỏi thận là thủ phạm tiềm ẩn gây đau lưng. Cơn đau có cảm giác dữ dội như dao dâm, xuất hiện ở sau lưng hoặc phía dưới xương sườn.
》 Ngoài ra, đau lưng đôi khi không chỉ là hệ quả của các bệnh lý. Trên thực tế, quá trình lão hóa xương tự nhiên do tuổi tác, thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học hay các chấn thương, tai nạn cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lưng.
》 Những người thường xuyên phải mang vác các vật nặng, ngồi lâu - ngồi nhiều, nằm ngủ sai tư thế, thức khuya, quan hệ tình dục quá mức thường có nguy cơ đau lưng cao hơn người bình thường.
》 Những người không bổ sung đủ các dưỡng chất như canxi, magie, vitamin,... vào chế độ ăn thì sẽ có quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, dẫn đến loãng xương, gây đau lưng nhiều hơn.
Triệu chứng đau lưng là gì?
》 Cảm giác đau đớn ở vùng lưng chính là biểu hiện phổ biến của căn bệnh đau lưng.
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
⦿ Đau đớn và cảm giác cứng khớp phía dưới lưng
⦿ Lưng đau âm ỉ, đau từng cơn
⦿ Cơn đau chỉ dịu đi khi chuyển về đêm hoặc vào thời gian nghỉ ngơi
》 Đau lưng xuất hiện cũng có thể do hiện tượng chèn ép dây thần kinh, bạn có thể nhận biết cảm giác đau lưng kèm theo những hiện tượng bất thường bên ngoài cơ thể khác như:
⦿ Cơn đau lan từ eo xuống hông
⦿ Chân tê ngứa
⦿ Khó di chuyển
⦿ Khi vận động càng thấy đau hơn
》 Tùy theo cơ địa từng người mà bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng khác.
》 Trong những trường hợp nhữ đau lưng sau một chấn thương nặng hoặc cơn đau không khỏi hoàn toàn sau 2 tuần tự điều trị, bạn cần phải tìm đến bác sĩ ngay lập tức.
Ngoài ra, để đề phòng xảy ra tình huống ngoài ý muốn, bạn có thể đến cơ sở y tế thăm khác khi thấy co các triệu chứng sau:
⦿ Đau lưng kèm theo sốt cao, ớn lạnh từng cơn
⦿ Càng về đêm càng đau, cơn đau lan sang cả vùng bụng dưới
⦿ Mức độ đau đớn nặng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư
⦿ Cơn đau kéo dài kèm tê và liệt chân
⦿ Bí tiểu, đôi khi đi vệ sinh không tự chủ.
Khi đau lưng đi kèm những biểu hiện bất thường và nghiêm trọng, bạn cần phải đi khám ngay lập tức.
Đau lưng đôi khi là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm dưới đây:
⦿ Sỏi thận – sỏi niệu thận: Đặc điểm của cơn đau sỏi thận - niệu quản bao gồm đau lệch một bên cột sống. Cơn đau thường đi kèm với cảm giác buồn nôn, đổ mồ hôi. Mức độ đau âm ỉ tăng dần, đi tiểu có thể thấy máu lẫn.
⦿ Nhiễm khuẩn thận – hệ tiết niệu: Khi mắc bệnh này, cơn đau lưng thường là đau tức ở hai bên lưng, tùy thuộc vào thận nào bị nhiễm trùng. Các triệu chứng đi kèm khác là sốt, nhiễm trùng, tiểu đục, tiểu buốt.
⦿ U sau phúc mạc: Bệnh này thường gây đau lưng sớm hơn hoặc kèm theo đau bụng.
⦿ U xơ tử cung: Một số bệnh nhân bị u xơ không gặp bất kỳ triệu chứng nào nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị đau lưng dưới kèm theo kinh nguyệt bất thường, rong kinh, rong huyết, đi tiểu thường xuyên.
⦿ Lạc nội mạc tử cung: Căn bệnh phụ khoa phổ biến này có thể dẫn đến đau lưng thấp. Cơn đau không xảy ra thường xuyên nhưng dữ dội và vật vã.
⦿ Viêm loét đại tràng: Các triệu chứng của viêm loét đại tràng bao gồm đau lưng, đau bụng, có thể được cảm nhận ở một hoặc cả hai bên của cơ thể, kèm tiêu chảy, đau trực tràng và sụt cân.
Đau lưng có thể là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm khác.
⦿ Viêm ruột thừa: Một tình trạng viêm phổ biến khác có thể gây đau lưng thấp là viêm ruột thừa. Bệnh thường gây đau phía bên phải của bụng và lưng thấp. Các dấu hiệu khác đi kèm là sốt, nhiễm trùng, hơi thở hôi, ấn vào vùng hố chậu bên phải đau tăng.
⦿ Viêm tụy: Viêm tụy cấp tính (ngắn hạn) hoặc mạn tính (dài hạn) có thể gây đau bụng trên, lan rộng đến lưng dưới, kèm theo sốt, buồn nôn, ói mửa.
Điều trị đau lưng bằng cách nào?
》 Khi tìm đến các cơ sở y tế để chữa đau lưng, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cho bạn. Trước hết, họ sẽ hỏi kỹ về bệnh sử, triệu chứng, công việc và thói quen vận động của bạn.
》 Nếu nghi ngờ cơn đau là do biến dạng cột sống hoặc do triệu chứng từ các bệnh lý khác, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, CT hoặc MRI. Với trường hợp đặc biệt, họ có thể thực hiện một vài xét nghiệm khác như xạ hình xương hoặc đo điện cơ ký và dẫn truyền thần kinh.
》 Đa số trường hợp đau lưng sẽ được xử lý nội khoa bởi thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng là một giải pháp được các bác sĩ yêu cầu thăm nhằm giúp bạn nhanh chóng hồi phục hơn. Phẫu thuật và các phương pháp điều trị phức tạp khác thường ít được sử dụng.
》 Thời gian hồi phục bình thường là 8 tuần. Tuy nhiên, những người bị đau lưng mãn tính có thể cần phải đi đến phòng khám thường xuyên để theo dõi tình hình của bệnh sau này
Điều trị đau lưng bằng việc bổ sung canxi và thay đổi sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt cho người bị đau lưng
Ngoài các biện pháp điều trị trên thì để phòng và chữa đau lưng hiệu quả, bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hợp lý, lành mạnh như sau:
⦿ Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất vào bữa ăn, đặc biệt là can xi…
⦿ Vận động hợp lý, tránh hoạt động thể chất quá nặng và tác động đến vùng lưng.
⦿ Ngồi và nằm đúng tư thế
⦿ Áp dụng các bài tập cải thiện cơ lưng nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày
⦿ Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya
⦿ Tuân thủ lịch hẹn tái khám để được theo dõi các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn một cách kỹ lưỡng
⦿ Không được tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể về tình trạng đau lưng mà nhiều người đang gặp phải, cũng như nắm được nguyên nhân ra bệnh để có phương án giải quyết sao cho đúng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào? cần được giải đáp từ đội ngũ tư vấn Khỏe 24/7 nhanh tay gọi về tổng đài tư vấn của chúng tôi HOTLINE: 024.85.86.86.85 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.
BỆNH HỌC TẠI KHOE247.VN
- VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? GIẢI PHÁP TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH
- VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT & CÁCH TRỊ TRIỆT ĐỂ TỪ BÀI THUỐC NGƯỜI DAO
- BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - NGUY CƠ VÔ SINH Ở PHỤ NỮ
- VIÊM CỔ TỬ CUNG - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY?
- U XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ & SỬ DỤNG THUỐC
- U TUYẾN VÚ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
- U NANG BUỒNG TRỨNG - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
- VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG - BÍ QUYẾT NGĂN TRIỆU CHỨNG QUAY TRỞ LẠI
- HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO
- BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG - NHỮNG DẤU HIỆU & CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG